10 lỗi chụp ảnh thường gặp và cách khắc phục

10 lỗi chụp ảnh thường gặp và cách khắc phục

Có một số lỗi chụp ảnh mà những người mới tập chụp ảnh thường hay mắc phải. Bài viết chỉ ra 10 lỗi như vậy.

 1. Cân bằng trắng sai: Mắt người có thể nhìn thấy màu trắng là màu trắng trong mọi điều kiện ánh sáng, nhưng máy ảnh thì không. Bạn cần giúp máy ảnh nhận biết nguồn sáng của khung cảnh mà bạn đang chụp ảnh. Giải pháp cho lỗi chụp ảnh thường gặp này: Thiết lập cân bằng trắng chính xác tại hiện trường hoặc chụp ở chế độ RAW. Nếu bạn chụp ở chế độ RAW, bạn có thể chỉnh sửa cân bằng trắng chính xác trong phần xử lý hậu kỳ.
1. Cân bằng trắng sai: Mắt người có thể nhìn thấy màu trắng là màu trắng trong mọi điều kiện ánh sáng, nhưng máy ảnh thì không. Bạn cần giúp máy ảnh nhận biết nguồn sáng của khung cảnh mà bạn đang chụp ảnh. Giải pháp cho lỗi chụp ảnh thường gặp này: Thiết lập cân bằng trắng chính xác tại hiện trường hoặc chụp ở chế độ RAW. Nếu bạn chụp ở chế độ RAW, bạn có thể chỉnh sửa cân bằng trắng chính xác trong phần xử lý hậu kỳ.
 2. Ảnh bị dư sáng: Mắt bạn có thể nhìn thấy các chi tiết ở cả khu vực sáng hơn hoặc tối hơn, nhưng máy ảnh thì không thể ghi lại được những chi tiết đó. Là một người chụp ảnh, bạn có trách nhiệm làm cho bức ảnh hợp nhãn người xem bằng một quá trình phơi sáng thích hợp. Giải pháp: Phơi sáng thích hợp cho những vùng cảnh sáng để không có vùng nào trong ảnh bị dư sáng, trừ khi bạn cố ý làm vậy. Hầu hết các máy ảnh DSLR sẽ có một đèn trạng thái nhấp nháy gọi là The Blinkies để báo cho bạn biết có các vùng ảnh bị dư sáng trên màn hình LCD ở chế độ xem lại ảnh.
2. Ảnh bị dư sáng: Mắt bạn có thể nhìn thấy các chi tiết ở cả khu vực sáng hơn hoặc tối hơn, nhưng máy ảnh thì không thể ghi lại được những chi tiết đó. Là một người chụp ảnh, bạn có trách nhiệm làm cho bức ảnh hợp nhãn người xem bằng một quá trình phơi sáng thích hợp. Giải pháp: Phơi sáng thích hợp cho những vùng cảnh sáng để không có vùng nào trong ảnh bị dư sáng, trừ khi bạn cố ý làm vậy. Hầu hết các máy ảnh DSLR sẽ có một đèn trạng thái nhấp nháy gọi là The Blinkies để báo cho bạn biết có các vùng ảnh bị dư sáng trên màn hình LCD ở chế độ xem lại ảnh.
 3. Đối tượng chụp nằm ở trung tâm ảnh: Xu hướng chung của những người mới bắt đầu chụp ảnh là luôn đặt đối tượng chụp vào trung tâm của khung hình, và điều này khiến cho bức ảnh rất nhàm chán, khô cứng. Giải pháp: Sử dụng quy tắc 1/3 và giữ đối tượng lệch ra khỏi phần giữa khung hình. Một chủ thể không nằm ở trung tâm khung hình sẽ tạo cho bức ảnh không không gian động và thú vị hơn.
3. Đối tượng chụp nằm ở trung tâm ảnh: Xu hướng chung của những người mới bắt đầu chụp ảnh là luôn đặt đối tượng chụp vào trung tâm của khung hình, và điều này khiến cho bức ảnh rất nhàm chán, khô cứng. Giải pháp: Sử dụng quy tắc 1/3 và giữ đối tượng lệch ra khỏi phần giữa khung hình. Một chủ thể không nằm ở trung tâm khung hình sẽ tạo cho bức ảnh không không gian động và thú vị hơn.
 4. Lấy nét sai: Đối tượng chính của bức ảnh phải được lấy nét thật tốt, nếu không người xem sẽ phân tâm và không tìm thấy điểm nào trong ảnh để dừng ánh mắt tại đó. Giải pháp: Hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra độ nét bằng cách phóng to chủ đề của bạn sau khi bạn chụp một bức ảnh (tính năng zoom trong chế độ xem lại ảnh), kiểm tra xem có đủ ánh sáng không, hay độ tương phản màu sắc giữa chủ thể và hậu cảnh có tốt không, để chế độ tự động lấy nét có khả năng khóa nét chính xác.
4. Lấy nét sai: Đối tượng chính của bức ảnh phải được lấy nét thật tốt, nếu không người xem sẽ phân tâm và không tìm thấy điểm nào trong ảnh để dừng ánh mắt tại đó. Giải pháp: Hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra độ nét bằng cách phóng to chủ đề của bạn sau khi bạn chụp một bức ảnh (tính năng zoom trong chế độ xem lại ảnh), kiểm tra xem có đủ ánh sáng không, hay độ tương phản màu sắc giữa chủ thể và hậu cảnh có tốt không, để chế độ tự động lấy nét có khả năng khóa nét chính xác.
 5. Hậu cảnh lộn xộn: Bạn quá quan tâm tới chủ đề mà không nhận thấy những thứ xung quanh nó. Một hậu cảnh lộn xộn hoặc mất tập trung sẽ làm hỏng bức ảnh. Giải pháp: Sau khi đã xác định được đối tượng chụp, bạn cần xem xét các chi tiết xung quanh nó để sắp xếp lại, xác định sẽ chọn lọc và đưa những gì vào hậu cảnh, nghĩa là phải "dọn dẹp" một chút để không bị lạc vào ảnh những chi tiết thừa, xấu.
5. Hậu cảnh lộn xộn: Bạn quá quan tâm tới chủ đề mà không nhận thấy những thứ xung quanh nó. Một hậu cảnh lộn xộn hoặc mất tập trung sẽ làm hỏng bức ảnh. Giải pháp: Sau khi đã xác định được đối tượng chụp, bạn cần xem xét các chi tiết xung quanh nó để sắp xếp lại, xác định sẽ chọn lọc và đưa những gì vào hậu cảnh, nghĩa là phải "dọn dẹp" một chút để không bị lạc vào ảnh những chi tiết thừa, xấu.
 6. Ảnh bị nghiêng: Một sai lầm cũng khá thường xuyên với những người mới chụp ảnh, đó là đường chân trời không cân bằng mà bị nghiêng, lệch. Giải pháp: Sử dụng tính năng grid (lưới) khi chụp, hoặc sửa chữa đường chân trời bằng cách sử dụng công cụ Crop and Straighten Tool ở phần xử lý ảnh hậu kỳ. Tìm một đối tượng trong cảnh mà nó nằm ngang hoặc thẳng đứng trong thực tế và lấy đó làm tham chiếu.
6. Ảnh bị nghiêng: Một sai lầm cũng khá thường xuyên với những người mới chụp ảnh, đó là đường chân trời không cân bằng mà bị nghiêng, lệch. Giải pháp: Sử dụng tính năng grid (lưới) khi chụp, hoặc sửa chữa đường chân trời bằng cách sử dụng công cụ Crop and Straighten Tool ở phần xử lý ảnh hậu kỳ. Tìm một đối tượng trong cảnh mà nó nằm ngang hoặc thẳng đứng trong thực tế và lấy đó làm tham chiếu.
 7. Ảnh có quá nhiều chi tiết: Bất cứ cái gì quá nhiều đều không tốt. Khi bạn nhìn thấy một cảnh vật, bạn nhìn thấy nó trọn vẹn và tự nhiên, nhưng nếu bạn muốn đưa tất cả những thứ bạn thấy vào trong một bức ảnh thì ảnh đó bị thừa chi tiết. Giải pháp: Hãy chụp những tác phẩm đơn giản. Thay vì chụp toàn bộ khung cảnh, hãy tự hỏi bạn quan tâm những gì trong khung cảnh đó và chọn một chủ đề để chụp và chỉ nhấn mạnh chủ đề đó trong ảnh thôi.
7. Ảnh có quá nhiều chi tiết: Bất cứ cái gì quá nhiều đều không tốt. Khi bạn nhìn thấy một cảnh vật, bạn nhìn thấy nó trọn vẹn và tự nhiên, nhưng nếu bạn muốn đưa tất cả những thứ bạn thấy vào trong một bức ảnh thì ảnh đó bị thừa chi tiết. Giải pháp: Hãy chụp những tác phẩm đơn giản. Thay vì chụp toàn bộ khung cảnh, hãy tự hỏi bạn quan tâm những gì trong khung cảnh đó và chọn một chủ đề để chụp và chỉ nhấn mạnh chủ đề đó trong ảnh thôi.
 8. Không có không gian thở: Xu hướng khá phổ biến là để chủ đề yêu thích của bạn choán đầy khung hình khiến cho chủ đề đó trông lớn và nổi bật trong ảnh. Giải pháp: Quy tắc 1/3 là kỹ thuật tốt nhất giúp bạn cung cấp đủ không gian xung quanh chủ đề.
8. Không có không gian thở: Xu hướng khá phổ biến là để chủ đề yêu thích của bạn choán đầy khung hình khiến cho chủ đề đó trông lớn và nổi bật trong ảnh. Giải pháp: Quy tắc 1/3 là kỹ thuật tốt nhất giúp bạn cung cấp đủ không gian xung quanh chủ đề.
 9. Thiếu độ sâu: Hãy nhớ rằng nhiếp ảnh là phương tiện mang lại hình ảnh 2 chiều, nhưng mắt chúng ta nhìn mọi thứ là trong không gian ba chiều. Nhiều nhiếp ảnh gia bỏ lỡ độ sâu của bức ảnh. Giải pháp: Có rất nhiều cách để tạo độ sâu cho ảnh: đưa vào ảnh một đối tượng ở tiền cảnh, sử dụng các đường dẫn (những chi tiết trong cảnh mà có khả năng tạo nên những đường chạy dài trong ảnh), sử dụng kỹ thuật bóp méo phối cảnh, thay đổi góc chụp…
9. Thiếu độ sâu: Hãy nhớ rằng nhiếp ảnh là phương tiện mang lại hình ảnh 2 chiều, nhưng mắt chúng ta nhìn mọi thứ là trong không gian ba chiều. Nhiều nhiếp ảnh gia bỏ lỡ độ sâu của bức ảnh. Giải pháp: Có rất nhiều cách để tạo độ sâu cho ảnh: đưa vào ảnh một đối tượng ở tiền cảnh, sử dụng các đường dẫn (những chi tiết trong cảnh mà có khả năng tạo nên những đường chạy dài trong ảnh), sử dụng kỹ thuật bóp méo phối cảnh, thay đổi góc chụp…
 10. Ánh sáng tồi: Những bức ảnh tốt nhất thường được thực hiện trong giờ vàng và chỉ vài giờ trước và sau khi mặt trời mọc hoặc hoàng hôn, khi ánh sáng tốt nhất.
10. Ánh sáng tồi: Những bức ảnh tốt nhất thường được thực hiện trong giờ vàng và chỉ vài giờ trước và sau khi mặt trời mọc hoặc hoàng hôn, khi ánh sáng tốt nhất.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.