10 lăng mộ khác thường nhất thế giới

10 lăng mộ khác thường nhất thế giới

(Kiến Thức) - Đó là những ngôi mộ dị thường từ hình dáng, cấu trúc đến câu chuyện của người nằm dưới mộ.

1. Vẫn nắm chặt tay nhau sau khi chết: Người phụ nữ theo Thiên chúa giáo, còn chồng bà theo đạo Tin lành, nên khi chết, hai người không được phép chôn cùng nhau. Ông JWC van Gorcum là trung tá kỵ binh và cảnh sát trưởng ở Limburg. Khi qua đời, ông được chôn cất trong khu vực Tin lành ở nghĩa trang. Vợ ông là bà George W van Aefferden thì được chôn tại khu Thiên chúa giáo. Hai người đã kết hôn năm 1842 khi bà Aefferden mới 22 tuổi và JWC van Gorcum 33 tuổi nhưng ông không thuộc giới quý tộc.
1. Vẫn nắm chặt tay nhau sau khi chết: Người phụ nữ theo Thiên chúa giáo, còn chồng bà theo đạo Tin lành, nên khi chết, hai người không được phép chôn cùng nhau. Ông JWC van Gorcum là trung tá kỵ binh và cảnh sát trưởng ở Limburg. Khi qua đời, ông được chôn cất trong khu vực Tin lành ở nghĩa trang. Vợ ông là bà George W van Aefferden thì được chôn tại khu Thiên chúa giáo. Hai người đã kết hôn năm 1842 khi bà Aefferden mới 22 tuổi và JWC van Gorcum 33 tuổi nhưng ông không thuộc giới quý tộc.
Cuộc hôn nhân của họ khiến dư luận Roermond bàn tán không ngớt. 38 năm sau cuộc hôn nhân, ông trung tá qua đời vào năm 1880 và được chôn gần bức tường tại phần nghĩa trang Tin lành. Vợ ông mất vào năm 1888, bà có ước nguyện không mai táng ở hầm mộ gia đình mà muốn được chôn ở bên kia bức tường tại nơi gần nhất với ngôi mộ của chồng mình. Trên bia mộ là hình ảnh hai bàn tay của họ từ hai ngôi mộ nắm lấy nhau bất chấp cả bức tường chắn.
Cuộc hôn nhân của họ khiến dư luận Roermond bàn tán không ngớt. 38 năm sau cuộc hôn nhân, ông trung tá qua đời vào năm 1880 và được chôn gần bức tường tại phần nghĩa trang Tin lành. Vợ ông mất vào năm 1888, bà có ước nguyện không mai táng ở hầm mộ gia đình mà muốn được chôn ở bên kia bức tường tại nơi gần nhất với ngôi mộ của chồng mình. Trên bia mộ là hình ảnh hai bàn tay của họ từ hai ngôi mộ nắm lấy nhau bất chấp cả bức tường chắn.
2. Người vẫn tận tụy với nghề: Nghĩa địa của Recoleta Cemetery được biết đến nhiều bởi ở đó chôn cất bà Maria Eva Duarte de Peron (còn được gọi là Evita). Trên thực tế ở đó còn có nhiều mộ của những người nổi tiếng khác như các nguyên thủ, tổng thống, các nhà khoa học, nhà thơ cũng như những nhân vật quan trọng và giàu có của Argentina. David Alleno là người Italia di cư từng muốn được chôn tại nghĩa địa tiếng tăm này, nơi mà ông đã làm công việc bảo vệ trong thời gian từ 1881-1910. David đã dành dụm đủ tiền để mua cho mình một chỗ và đã xây lăng mộ cho mình tại nơi đây. Thậm chí ông còn về nước để tìm một họa sỹ có thể khắc trổ bằng đá cẩm thạch hình của mình với những mạch nước, cái chổi và bình tưới nước. Có giả thuyết rằng sau khi hoàn thành việc xây mộ David đã tự sát bên mộ của mình. Song nhiều nhà sử học uy tín nói rằng ông đã mất vài năm sau khi xây xong mộ.
2. Người vẫn tận tụy với nghề: Nghĩa địa của Recoleta Cemetery được biết đến nhiều bởi ở đó chôn cất bà Maria Eva Duarte de Peron (còn được gọi là Evita). Trên thực tế ở đó còn có nhiều mộ của những người nổi tiếng khác như các nguyên thủ, tổng thống, các nhà khoa học, nhà thơ cũng như những nhân vật quan trọng và giàu có của Argentina. David Alleno là người Italia di cư từng muốn được chôn tại nghĩa địa tiếng tăm này, nơi mà ông đã làm công việc bảo vệ trong thời gian từ 1881-1910. David đã dành dụm đủ tiền để mua cho mình một chỗ và đã xây lăng mộ cho mình tại nơi đây. Thậm chí ông còn về nước để tìm một họa sỹ có thể khắc trổ bằng đá cẩm thạch hình của mình với những mạch nước, cái chổi và bình tưới nước. Có giả thuyết rằng sau khi hoàn thành việc xây mộ David đã tự sát bên mộ của mình. Song nhiều nhà sử học uy tín nói rằng ông đã mất vài năm sau khi xây xong mộ.
3. Chết cũng không muốn nhìn mặt chồng: Những lăng mộ khác thường này cũng nằm ở nghĩa địa Recoleta tại Arhentina. Đó là hình của một người đàn ông đang ngồi trên ghế đi văng với ánh nhìn nghiêm nghị dõi về phía chân trời. Sát bên cạnh ông là bức tượng của một người phụ nữ ngồi quay lưng lại với ông và họ nhìn về hai phía khác nhau. Tư thế lạ lùng của cặp đôi này là có nguyên do. Khi ông chồng qua đời trước, gia đình đã xây lăng mộ cho ông. Vài năm sau, vợ ông cũng qua đời. Trong di chúc, bà yêu cầu sắp đặt tư thế của họ như vậy để thể hiện đúng tinh thần cuộc hôn nhân của họ: trong suốt 30 năm cuối, họ đã không nói với nhau nửa lời.
3. Chết cũng không muốn nhìn mặt chồng: Những lăng mộ khác thường này cũng nằm ở nghĩa địa Recoleta tại Arhentina. Đó là hình của một người đàn ông đang ngồi trên ghế đi văng với ánh nhìn nghiêm nghị dõi về phía chân trời. Sát bên cạnh ông là bức tượng của một người phụ nữ ngồi quay lưng lại với ông và họ nhìn về hai phía khác nhau. Tư thế lạ lùng của cặp đôi này là có nguyên do. Khi ông chồng qua đời trước, gia đình đã xây lăng mộ cho ông. Vài năm sau, vợ ông cũng qua đời. Trong di chúc, bà yêu cầu sắp đặt tư thế của họ như vậy để thể hiện đúng tinh thần cuộc hôn nhân của họ: trong suốt 30 năm cuối, họ đã không nói với nhau nửa lời.
4. Chết vẫn say mê ngắm mặt vợ: Fernand Arnelot từng là một nhạc sỹ kiêm diễn viên. Ông đã chết vào năm 1990 và được chôn tại nghĩa trang Pere Lachaise. Ngược hoàn toàn với đôi vợ chồng trên, ông vẫn muốn mãi mãi được nhìn thấy khuôn mặt của vợ mình nên mới có hình ảnh lãng mạn và xúc động như vậy trên mộ của ông.
4. Chết vẫn say mê ngắm mặt vợ: Fernand Arnelot từng là một nhạc sỹ kiêm diễn viên. Ông đã chết vào năm 1990 và được chôn tại nghĩa trang Pere Lachaise. Ngược hoàn toàn với đôi vợ chồng trên, ông vẫn muốn mãi mãi được nhìn thấy khuôn mặt của vợ mình nên mới có hình ảnh lãng mạn và xúc động như vậy trên mộ của ông.
5. Đến chết mới được giải phóng: Đây là bức tượng độc đáo về một cậu bé đang nhảy ra khỏi chiếc xe lăn của mình. Đã từng phải gắn liền với chiếc xe lăn trong phần lớn cuộc đời ngắn ngủi trên trần thế, cuối cùng cậu cũng muốn được giải thoát khỏi gánh nặng này.
5. Đến chết mới được giải phóng: Đây là bức tượng độc đáo về một cậu bé đang nhảy ra khỏi chiếc xe lăn của mình. Đã từng phải gắn liền với chiếc xe lăn trong phần lớn cuộc đời ngắn ngủi trên trần thế, cuối cùng cậu cũng muốn được giải thoát khỏi gánh nặng này.
6. Các bia mộ đứng xếp hàng quanh gốc cây: Những tấm bia mộ xếp chồng chất bên nhau xung quanh gốc một cái cây cao lớn và tươi tốt. Sau này một phần của nghĩa địa Sant Pancras đã được xóa bỏ vào năm 1860 để giải phóng chỗ, dành phần làm tuyến đường sắt giữa London và Midland. Công việc giám sát được tiến hành bởi kiến trúc sư trẻ nổi tiếng là Thomas Hardy.
6. Các bia mộ đứng xếp hàng quanh gốc cây: Những tấm bia mộ xếp chồng chất bên nhau xung quanh gốc một cái cây cao lớn và tươi tốt. Sau này một phần của nghĩa địa Sant Pancras đã được xóa bỏ vào năm 1860 để giải phóng chỗ, dành phần làm tuyến đường sắt giữa London và Midland. Công việc giám sát được tiến hành bởi kiến trúc sư trẻ nổi tiếng là Thomas Hardy.
7. Tư thế ám ảnh của người chết: Pere Lachaise ở Paris là nghĩa trang có nhiều người đến thăm nhất thế giới và nó nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp của các bức tượng, mà còn bởi những người danh tiếng đã được mai táng tại đây. Một trong số những ngôi mộ ám ảnh nhất thuộc về một văn sỹ mà nhiều người chưa được nghe tên. Georges Rodenbach là một nhà văn người Bỉ sống ở thế kỷ 19 có tiếng về viết phần lớn sách văn học nghiêm túc dành cho sinh viên. Cuốn “Bruges la Morte” là một tiểu thuyết mang tính biểu tượng được xuất bản vào năm 1892 nói về một người đàn ông rất đau buồn bởi người vợ đã quá cố của mình. Hình ảnh Rodenbach ở tư thế đang đứng dậy từ ngôi mộ của chính mình trên tay cầm một bông hồng khiến người ta xúc động.
7. Tư thế ám ảnh của người chết: Pere Lachaise ở Paris là nghĩa trang có nhiều người đến thăm nhất thế giới và nó nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp của các bức tượng, mà còn bởi những người danh tiếng đã được mai táng tại đây. Một trong số những ngôi mộ ám ảnh nhất thuộc về một văn sỹ mà nhiều người chưa được nghe tên. Georges Rodenbach là một nhà văn người Bỉ sống ở thế kỷ 19 có tiếng về viết phần lớn sách văn học nghiêm túc dành cho sinh viên. Cuốn “Bruges la Morte” là một tiểu thuyết mang tính biểu tượng được xuất bản vào năm 1892 nói về một người đàn ông rất đau buồn bởi người vợ đã quá cố của mình. Hình ảnh Rodenbach ở tư thế đang đứng dậy từ ngôi mộ của chính mình trên tay cầm một bông hồng khiến người ta xúc động.
8. Sống chết cùng với vợ: Khi người vợ của ông Jonathan Reed là Mari qua đời vào năm 1893 thì người đàn ông góa vợ đã không muốn rời xa ngôi mộ của vợ mình. Ông trung thành với vợ đến mức đã chuyển đến sống bên ngôi mộ của bà (cùng với một chú vẹt) trong suốt 10 năm. Reed đã mất vào năm 1905 và được chôn bên cạnh Mari.
8. Sống chết cùng với vợ: Khi người vợ của ông Jonathan Reed là Mari qua đời vào năm 1893 thì người đàn ông góa vợ đã không muốn rời xa ngôi mộ của vợ mình. Ông trung thành với vợ đến mức đã chuyển đến sống bên ngôi mộ của bà (cùng với một chú vẹt) trong suốt 10 năm. Reed đã mất vào năm 1905 và được chôn bên cạnh Mari.
9. Người chết “tẩu tán” hết tiền: Những khu mộ được xây từ năm 1930 tại nghĩa trang Muont Hope Cemetery ở gần phía đông nam ngoại ô Hiawatha thuộc bang Kansas được coi là thắng cảnh nổi tiếng nhất của thành phố này. Khi 24 tuổi, John Milburn Davis đã đến Hiawatha làm thuê vào năm 1879. Một thời gian sau ông kết hôn với Sarah Hart là con gái của ông chủ. Sau đó David đã mở được trang trại riêng và công việc làm ăn phát đạt. Vợ chồng ông đã có cuộc hôn nhân kéo dài 50 năm. Khi Sarah mất vào năm 1930 thì gia đình David đã trở nên giàu có. Suốt 7 năm sau đó John David đã bỏ ra một khoản tiền lớn của gia đình mình để xây dựng tượng trên mộ của vợ.
9. Người chết “tẩu tán” hết tiền: Những khu mộ được xây từ năm 1930 tại nghĩa trang Muont Hope Cemetery ở gần phía đông nam ngoại ô Hiawatha thuộc bang Kansas được coi là thắng cảnh nổi tiếng nhất của thành phố này. Khi 24 tuổi, John Milburn Davis đã đến Hiawatha làm thuê vào năm 1879. Một thời gian sau ông kết hôn với Sarah Hart là con gái của ông chủ. Sau đó David đã mở được trang trại riêng và công việc làm ăn phát đạt. Vợ chồng ông đã có cuộc hôn nhân kéo dài 50 năm. Khi Sarah mất vào năm 1930 thì gia đình David đã trở nên giàu có. Suốt 7 năm sau đó John David đã bỏ ra một khoản tiền lớn của gia đình mình để xây dựng tượng trên mộ của vợ.
Số tiền chi tiêu cho các tượng đài này ước tính là 100 nghìn dollars, nhưng trên thực tế thì con số này đã lớn hơn gấp vài lần. Công việc xây dựng được tiến hành trong thời kỳ đại khủng hoảng, khi mà người dân còn không đủ ăn. Những nguyên nhân có thể lý giải cho hành động lãng phí này là xuất phát từ một tình yêu lớn, cảm giác lỗi lầm, sự giận dữ đối với gia đình của Sarah và ý muốn để cho tài sản của nhà David sẽ bị hao tổn trước khi John chết đi.
Số tiền chi tiêu cho các tượng đài này ước tính là 100 nghìn dollars, nhưng trên thực tế thì con số này đã lớn hơn gấp vài lần. Công việc xây dựng được tiến hành trong thời kỳ đại khủng hoảng, khi mà người dân còn không đủ ăn. Những nguyên nhân có thể lý giải cho hành động lãng phí này là xuất phát từ một tình yêu lớn, cảm giác lỗi lầm, sự giận dữ đối với gia đình của Sarah và ý muốn để cho tài sản của nhà David sẽ bị hao tổn trước khi John chết đi.
Tượng đài của nhà David trông bề thế và khá là buồn tẻ. Nếu như được xây theo kế hoạch đã đề ra trước đó thì có thể nó đã to hơn và đẹp hơn. Lúc đầu, trên vị trí của đài tưởng niệm là tấm bia đơn giản nhưng John đã làm việc với Horace England là người dựng tượng không chuyên ở Hiwatha để làm cho tượng đài trở nên phức tạp hơn nhiều. Cả khu tượng đài có cả thảy 11 bức tượng gồm tượng của John và Sarah với kích thước lớn bằng người thật được làm bằng đá cẩm thạch Ý, những chiếc bình đá và mái vòm bằng đá cẩm thạch nghe đồn là nặng trên 50 tấn.
Tượng đài của nhà David trông bề thế và khá là buồn tẻ. Nếu như được xây theo kế hoạch đã đề ra trước đó thì có thể nó đã to hơn và đẹp hơn. Lúc đầu, trên vị trí của đài tưởng niệm là tấm bia đơn giản nhưng John đã làm việc với Horace England là người dựng tượng không chuyên ở Hiwatha để làm cho tượng đài trở nên phức tạp hơn nhiều. Cả khu tượng đài có cả thảy 11 bức tượng gồm tượng của John và Sarah với kích thước lớn bằng người thật được làm bằng đá cẩm thạch Ý, những chiếc bình đá và mái vòm bằng đá cẩm thạch nghe đồn là nặng trên 50 tấn.
10. Nhớ nghề cả sau khi chết: Jack Crowell là chủ sở hữu một nhà máy cuối cùng về sản xuất móc kẹp bằng gỗ ở Mỹ. Ban đầu ông có ý tưởng lắp một chiếc lò xo cao su bên trong chiếc móc kẹp quần áo để trẻ em có thể chơi với nó. Ông được chôn cất tại thành phố Middlesex, bang Vermont. Trên mộ của Jack được dựng một chiếc móc kẹp khổng lồ.
10. Nhớ nghề cả sau khi chết: Jack Crowell là chủ sở hữu một nhà máy cuối cùng về sản xuất móc kẹp bằng gỗ ở Mỹ. Ban đầu ông có ý tưởng lắp một chiếc lò xo cao su bên trong chiếc móc kẹp quần áo để trẻ em có thể chơi với nó. Ông được chôn cất tại thành phố Middlesex, bang Vermont. Trên mộ của Jack được dựng một chiếc móc kẹp khổng lồ.

GALLERY MỚI NHẤT