10 điều thú vị về nước Đức mà bạn có thể chưa biết

10 điều thú vị về nước Đức mà bạn có thể chưa biết

 Là nơi có tờ tạp chí đầu tiên trên thế giới hay có gần 1.000 loại xúc xích... nước Đức có nhiều điều thú vị cho du khách khám phá.

1. Tạp chí đầu tiên trên thế giới: Quy trình in ấn Gutenberg được phát minh ở Đức. Năm 1663, nhà thơ kiêm nhà lý thuyết học Johann Rist đã xuất bản Erbauliche Monaths-Unterredungen - được xem là tạp chí đầu tiên trên thế giới. Mỗi năm,  nước Đức có khoảng 94.000 cuốn tạp chí được xuất bản, thuộc hàng cao nhất thế giới. Ảnh: Steemit.
1. Tạp chí đầu tiên trên thế giới: Quy trình in ấn Gutenberg được phát minh ở Đức. Năm 1663, nhà thơ kiêm nhà lý thuyết học Johann Rist đã xuất bản Erbauliche Monaths-Unterredungen - được xem là tạp chí đầu tiên trên thế giới. Mỗi năm, nước Đức có khoảng 94.000 cuốn tạp chí được xuất bản, thuộc hàng cao nhất thế giới. Ảnh: Steemit.
2. Quốc gia đầu tiên áp dụng giờ DST: Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng giờ mùa hè từ năm 1916. Daylight Saving Time (DST) nghĩa là “tiết kiệm ánh sáng ban ngày”, trong đó các quốc gia sẽ chỉnh đồng hồ lên sớm hơn một giờ vào đầu mùa xuân và chỉnh lại vào mùa thu để tận dụng tối đa thời gian có ánh sáng. Quy định này nhằm giảm lượng nhiên liệu dùng cho thắp sáng và sưởi ấm. Ảnh: ThoughtCo.
2. Quốc gia đầu tiên áp dụng giờ DST: Đức là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng giờ mùa hè từ năm 1916. Daylight Saving Time (DST) nghĩa là “tiết kiệm ánh sáng ban ngày”, trong đó các quốc gia sẽ chỉnh đồng hồ lên sớm hơn một giờ vào đầu mùa xuân và chỉnh lại vào mùa thu để tận dụng tối đa thời gian có ánh sáng. Quy định này nhằm giảm lượng nhiên liệu dùng cho thắp sáng và sưởi ấm. Ảnh: ThoughtCo.
3. Thủ đô của nước Đức hiện đại đã thay đổi 7 lần: Thời Carolingia, Aachen là thủ đô của Đức. Sau đó, lần lượt là các thành phố Regensburg, Frankfurt, Nuremberg, Berlin, Weimar và Bonn. Berlin trở lại là thủ đô của Đức từ năm 1990 đến nay. Ảnh: VanHack.
3. Thủ đô của nước Đức hiện đại đã thay đổi 7 lần: Thời Carolingia, Aachen là thủ đô của Đức. Sau đó, lần lượt là các thành phố Regensburg, Frankfurt, Nuremberg, Berlin, Weimar và Bonn. Berlin trở lại là thủ đô của Đức từ năm 1990 đến nay. Ảnh: VanHack.
4. Đức có gần 1.000 loại xúc xích: Xúc xích Đức nổi tiếng nhất là currywurst được tẩm cà ri cay. Mỗi năm, Đức tiêu thụ khoảng 800 triệu chiếc currywurst. Ngoài ra, quốc gia này còn có gần 1.000 loại xúc xích khác. Ảnh: Foodal.
4. Đức có gần 1.000 loại xúc xích: Xúc xích Đức nổi tiếng nhất là currywurst được tẩm cà ri cay. Mỗi năm, Đức tiêu thụ khoảng 800 triệu chiếc currywurst. Ngoài ra, quốc gia này còn có gần 1.000 loại xúc xích khác. Ảnh: Foodal.
5. Đức có nhiều phát minh quan trọng: Nhiều thiết bị và vật dụng thường ngày được phát minh ở Đức, như máy chụp x-quang, đồng hồ bỏ túi, kẹo dẻo, động cơ dầu diesel, điện thoại, màn hình LCD hay que thử thai. Ảnh: Professionisanitarielavoro.
5. Đức có nhiều phát minh quan trọng: Nhiều thiết bị và vật dụng thường ngày được phát minh ở Đức, như máy chụp x-quang, đồng hồ bỏ túi, kẹo dẻo, động cơ dầu diesel, điện thoại, màn hình LCD hay que thử thai. Ảnh: Professionisanitarielavoro.
6. Giơ ngón tay cái tượng trưng cho số 1: Nếu muốn ra dấu chỉ gọi một cốc, một suất ở quán cà phê hay nhà hàng, bạn cần giơ ngón tay cái thay vì ngón trỏ. Muốn 2 suất, bạn sẽ dùng ngón tay cái và ngón trỏ. Ảnh: Istock.
6. Giơ ngón tay cái tượng trưng cho số 1: Nếu muốn ra dấu chỉ gọi một cốc, một suất ở quán cà phê hay nhà hàng, bạn cần giơ ngón tay cái thay vì ngón trỏ. Muốn 2 suất, bạn sẽ dùng ngón tay cái và ngón trỏ. Ảnh: Istock.
7. Có 108 người đoạt giải Nobel: Đây là quốc gia có số giải Nobel cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Anh. Người đầu tiên đoạt giải là Wilhelm Conrad Röntgen ở hạng mục Vật lý vào năm 1901, người gần đây nhất là Joachim Frank ngành Hóa học năm 2017. Huyền thoại Albert Einstein (nhận giải Nobel Vật Lý năm 1921) cũng là người Đức và sinh ra ở thành phố Ulm. Ảnh: NPR.
7. Có 108 người đoạt giải Nobel: Đây là quốc gia có số giải Nobel cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Anh. Người đầu tiên đoạt giải là Wilhelm Conrad Röntgen ở hạng mục Vật lý vào năm 1901, người gần đây nhất là Joachim Frank ngành Hóa học năm 2017. Huyền thoại Albert Einstein (nhận giải Nobel Vật Lý năm 1921) cũng là người Đức và sinh ra ở thành phố Ulm. Ảnh: NPR.
8. Oktoberfest thực chất là lễ kỷ niệm: Lễ hội bia Oktoberfest là lễ kỷ niệm có lịch sử lâu đời nhất thế giới. Đây là lễ mừng đám cưới hoàng gia giữa Thái tử Ludwig và Công chúa Therese, diễn ra vào tháng 10/1810. Ảnh: TourRadar.
8. Oktoberfest thực chất là lễ kỷ niệm: Lễ hội bia Oktoberfest là lễ kỷ niệm có lịch sử lâu đời nhất thế giới. Đây là lễ mừng đám cưới hoàng gia giữa Thái tử Ludwig và Công chúa Therese, diễn ra vào tháng 10/1810. Ảnh: TourRadar.
9. Đức có 300 loại bánh mì: Bánh mì là một phần quan trọng trong ẩm thực của Đức. Quốc gia này có tới 300 loại bánh mì (chưa kể các biến tấu địa phương), gần 1.200 loại bánh mì cuộn và bánh nướng. Hai thành phố Ulm và Ebergötzen còn có cả bảo tàng cho du khách khám phá lịch sử và những điều thú vị về bánh mì. Ảnh: German Pulse.
9. Đức có 300 loại bánh mì: Bánh mì là một phần quan trọng trong ẩm thực của Đức. Quốc gia này có tới 300 loại bánh mì (chưa kể các biến tấu địa phương), gần 1.200 loại bánh mì cuộn và bánh nướng. Hai thành phố Ulm và Ebergötzen còn có cả bảo tàng cho du khách khám phá lịch sử và những điều thú vị về bánh mì. Ảnh: German Pulse.
10. Số lâu đài nhiều tới khó tin: Đức có tới hơn 20.000 lâu đài, trong đó có nhiều công trình đã hàng trăm năm tuổi và phần lớn đều mở cửa cho du khách tham quan. Một số lâu đài có nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, bảo tàng và thậm chí còn được rao bán. Ảnh: Artpeople.
10. Số lâu đài nhiều tới khó tin: Đức có tới hơn 20.000 lâu đài, trong đó có nhiều công trình đã hàng trăm năm tuổi và phần lớn đều mở cửa cho du khách tham quan. Một số lâu đài có nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, bảo tàng và thậm chí còn được rao bán. Ảnh: Artpeople.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.