10 câu chuyện giúp cha mẹ dạy con thành người nhân đức tài giỏi

Trong xã hội khác phức tạp như hiện nay, việc dạy con như thế nào trở thành người có nhân cách tốt, hiểu chuyện và cư xử đúng mực là điều khiến nhiều bậc làm cha làm mẹ băn khoăn.

10 câu chuyện giúp cha mẹ dạy con thành người nhân đức tài giỏi
Cha mẹ hay thậm chí cả những người thân thuộc, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của một đứa trẻ. Chính vì thế dù trong những tình huống tưởng chừng như đơn giản nhất các bậc làm cha làm mẹ cũng nên cẩn trọng, lấy việc làm gương, làm mẫu tốt cho trẻ lên hàng đầu.
Bạn không cần dạy con bằng những bài học đao to búa lớn, mà chỉ cần những buổi trò chuyện nhẹ nhàng, giúp con nhận biết ra vấn đề và tự mình rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến con, chú ý đến con, nắm bắt được tính cách con, để dễ dàng dạy dỗ điều hay lẽ phải. Trò chuyện cùng con, hoặc đưa ra các tình huống để con dễ hình dung, mà tự rút ra bài học cuộc sống quý giá cho bản thân. Bên cạnh đó, bố mẹ thông minh luôn biết cách lồng ghép bài học dạy con tự lập vào trong những trải nghiệm thực tế.
10 câu chuyện khá hay và thiết thực sau đây sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình dạy dỗ con trẻ.
1. Bài học dạy con tính có trách nhiệm:
“Con xin lỗi cái bàn đi”
Khi con trai được 2 tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn 1 phút sau, tôi đi đến chiếc bàn và hỏi:
“Cái bàn à, là ai đụng bàn đau thế? Sao khóc lóc thương tâm thế kia?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy con không mau nghiêng mình với cái bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
2. Bài học dạy con tính cẩn thẩn
“Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”
Con trai 5 tuổi. Chập tối dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi: “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con trait hay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”. Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện một chút, xem thử con có thể vùi đầu được bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời. Chỉ được 10 giây:
“Úi trời, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ làm khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”
“Được thôi, không đi thì không đi”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
3. Bài học dạy con những gì nên làm và chưa nên làm
“Con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng?”
“Con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng?” 
Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
“Ba ơi, McDonald’s kìa!” (Thèm chảy cả nước miếng).
“Ừm, McDonald’s, muốn ăn không?”
“Muốn ăn!”
“Con trai, một người muốn ăn là ăn ngay gọi là “cẩu hùng” (gấu chó), thèm ăn mà có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.
Rồi nói tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”
“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng”.
“Tốt, vậy anh hùng khi muốn ăn McDonald’s sẽ thế nào?”
“Có thể không ăn!” (Rất kiên định).
“Quá xuất sắc! Anh hùng, về nhà thôi!”
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà. Từ đó về sau, con trai đã học được những gì nên làm và những gì không nên làm, chống lại được cám dỗ
4. Rèn cho con tính tự lập
Rèn cho con tính tự lập luôn là một trong những bài học đầu đời mà hầu hết mọi bố mẹ đều muốn dạy cho con, nhưng không phải ai cũng biết cách. Bởi khi nhìn con vụng về, lóng ngóng hoặc làm sai việc thì tâm lý của bố mẹ lại chỉ muốn lao vào giúp con hoặc thậm chí là làm hộ con luôn cho xong. Đối với những bố mẹ thông minh họ sẽ không bao giờ làm như vậy.
Buổi đi câu của gia đình nhỏ.
Buổi đi câu của gia đình nhỏ. 
Cậu bé vung dây của một chiếc cần câu đồ chơi xuống hồ và rất bất ngờ khi cá cắn câu. Cậu con trai liên tục nhờ bố giúp đỡ, muốn bố kéo giúp chiếc cần câu với con cá lên. Tuy nhiên, ông bố kiên trì hết sức, chỉ đóng vai trò làm người quan sát và cổ vũ ở ngay bên cạnh, không ngừng bảo con: “Cuộn lên nào! Cuộn lên nào con trai!”.Dù cho nếu bố bắt tay vào làm hộ con trai thì chỉ mất vài tích tắc và đảm bảo thành công.
Thế nhưng, ông bố tuyệt vời này lại tận dụng cơ hội để dạy cho con trai về tính tự lập, tự trải nghiệm để thu nhận được kết quả. Anh không giúp con mà chỉ ở bên hướng dẫn: “Lùi lại con! Lùi lại, lùi lại nào!”, rồi lại bảo con cuộn lên và không quên động viên: “Giỏi lắm con trai!”. Và với sự tận tình của bố, cậu con trai cũng không phụ lòng bố một chút nào, cậu liên tục làm theo lời bố và cuối cùng đã thành công: kéo được con cá lên bờ
Đương nhiên vì được tự mình làm hết mọi việc nên thành quả nhận được lại càng tuyệt vời hơn rất nhiều, bởi nó hội tụ của sự cố gắng, niềm háo hức, hi vọng và cả sự động viên của người bên cạnh nữa. “Đây là con cá đầu tiên trong cuộc đời con!”, cậu bé cười sung sướng và nói lớn theo lời người chị. Có thể nhìn thấy trên mặt cậu bé là sự rạng rỡ vô cùng sau khi trải qua một trải nghiệm khó quên.
Và nếu như không có người bố thông thái ở bên cạnh, thì có lẽ trải nghiệm này chưa chắc đã tuyệt vời được đến thế!
Bài học nhận được qua buổi đi câu của gia đình nhỏ này là gì? Là bất cứ khi nào có cơ hội, bố mẹ hãy kiềm chế, kiên nhẫn và thể hiện sự khôn ngoan của mình để lồng ghép những bài học về tính tự lập vào dạy con. Bởi nhờ thế, con sẽ hào hứng với kết quả đạt được và thấy tự tin hơn rất nhiều lần khi chính mình đã hoàn thành một việc nào đó.
5. Dạy con bỏ thói trút giận lên người khác
 
“Khóc xong rồi hãy gõ cửa”
Con trai 3 tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”
“Không có”.
“Vậy sao lại khóc?”
“Con chỉ muốn khóc thôi!” (Rõ ràng làm nũng).
“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, bà tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.
Nói xong, đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.
2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”.
“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.
Kể từ hôm đó, cho đến tận năm 18 tuổi, con trai không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác
6. “Là người mạnh hay là người yếu, là đại nhân hay là tiểu nhân?”
Con trai 9 tuổi, năm lớp 4, môn toán không đạt nên sầu não không vui.
“Sao thế? Thi không đạt, còn làm mặt nặng mặt nhẹ với ba mẹ sao?”
“Bởi vì cô giáo dạy toán rất đáng ghét, học lớp của bà ấy không thích nghe”.
“Ồ, đáng ghét như thế nào?”, tôi cảm thấy rất hứng thú.
“… v…v…”, con trai nói rất nhiều, “nói tóm lại là cô ấy cũng không thích con”.
“Ồ, người khác thích con thì con thích họ, người khác không thích con thì con ghét lại họ. Điều này cho thấy con là người chủ động hay bị động đây?”
“Là người bị động ạ!”. Con trai trả lời.
“Là người mạnh hay người yếu, là đại nhân hay là tiểu nhân?”. Tôi tiếp tục hỏi.
“Là kẻ yếu, là tiểu nhân”. Con trai sợ hãi nói
“Vậy con muốn làm tiểu nhân hay đại nhân?”
“Làm đại nhân. Ba ơi, con đã hiểu rồi: bất luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích cô ấy, kính trọng cô ấy, là người chủ động làm một kẻ mạnh.
Hôm sau, con vui vẻ đến trường, từ đó môn toán đạt kết quả ưu tú. Và đã biết được thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân.
7. Bài học dạy con tính nguyên tắc
“Vậy tại sao lại còn chơi? Không kiềm chế bản thân nổi phải không?”
Con trai 10 tuổi, mê trò chơi điện tử. Mẹ nhắc nhở nhiều lần con không chịu nghe.
“Con trai, nghe nói mỗi ngày con đều chơi cái này?”, tôi chỉ vào máy tính.
“Vâng!”, con trai gật đầu thừa nhận.
“Mỗi lần chơi xong, con cảm thấy thế nào?”
“Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân”.
“Vậy tại sao còn chơi? Con không kiềm chế nổi bản thân phải không?”
“Đúng vậy, ba ơi!”. Con trai bất lực.
“Được rồi, ba sẽ giúp con”. Tôi ôm máy tính đến, đưa cho con một cái chùy nhỏ, “con trai, hãy đập nó”.
“Ba ơi!”, con trai ngẩn người ra.
“Đập nó đi, ba có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con!”. Con trai rơi nước mắt, đích thân đập máy tính.
Từ đó, con trai hiểu được cái gọi là nguyên tắc.
8. “Ba ơi, đi học có ích gì không vậy?
Con trai 13 tuổi. Học kỳ thứ nhất, thành tích bình thường. Một ngày kia, nó bỗng hỏi:
“Ba ơi, đi học có ích gì không vậy? Thành tích thi cử có tác dụng gì không vậy?”
“Tại sao con lại hỏi như vậy?”, tôi ngẩn ra.
“Mấy ngày trước có rất nhiều cô chú đến nhà, ba luôn nói với họ giáo dục bây giờ là giáo dục tồi tệ nhất trong suốt 5000 năm qua mà”. Con trai nhanh nhảu đáp.
À, thì ra con trai đã nghe được chuyện đàm luận trên trời dưới đất của tôi với bạn.
“Không sai, thật ra học hành hay thi cử không có tác dụng gì”.
“Thế thì tại sao con lại phải đi học những thứ vô dụng này?”
“Đó là vì con còn nhỏ, trước hết phải làm một số thứ vô dụng trước đã, để thử bản lĩnh của con. Nếu như con ngay cả những thứ vô dụng cũng làm không tốt, như vậy sau khi lớn lên, những thứ hữu dụng chắc chắn không làm được.. Vì vậy, việc đi học con cũng cần phải làm cho tốt”.
“Ồ, ba ơi, sẽ có bản lĩnh để học cho thật tốt!”
Từ đó, con trai luôn đạt những thành tích ưu tú.
9. “Con mệt không vậy, con trai?”
Con trai 14 tuổi, đi chơi ở nhà người thân về. Người mặc đồ hiệu, đầu tóc mới lạ, hả hê vô cùng.
“Mẹ ơi, con có bảnh không? Anh trai nhà bác hai mua quần áo, giày dép cho con, nhãn hiệu XX, rất đắt tiền đó; bà nội ơi, bà xem kiểu tóc của cháu này, anh ấy dẫn con đi hớt đó, ở trước rất là dài, ha ha, có mốt không này?”
Nó giống như một con bướm, bay đi bay lại khắp nhà. Tôi nhìn mà chả thèm để mắt đến.
Hai ngày sau, con trai tự mình đứng trước gương ngây ngất. Tôi lặng lẽ đứng ở đằng sau:
“Có mệt không vậy, con trai?”
“Ba dọa con giật cả mình”.
“Ha ha, có mệt không? Lúc nào cũng phải mệt tâm, luôn luôn lo lắng, thật là không đáng; luôn phải suy đoán xem người khác nhìn mình thế nào. Sao phải khổ vậy, người bị quần áo đầu tóc làm cho mệt mỏi, thật là ngốc lắm thay?”
“Ba, ba cười nhạo con rồi”. Con trai mặt đỏ ửng.
“Ba trả lại cho con sự nhẹ nhàng tự tại mà”.
“Dạ”, con trai đi thay quần áo, đầu tóc để lại bình thường. “Thật là nhẹ nhàng, thật là thoải mái”.
Từ đó, con trai biết thế nào là đẹp, thế nào là xấu.
10. Dạy con biết quan tâm
“Vậy con hãy gọi điện cho mẹ con đi”
Con trai 11 tuổi. Tôi cùng vợ phải đi xa nhà một thời gian dài, mỗi ngày tôi đều gọi điện về cho mẹ. Một ngày, con trai tôi bắt máy:
“Ba ơi, chào ba!”, con trai tôi rất lấy làm vui mừng.
“Ừ, chào con! Bà nội đâu rồi? Gọi bà nghe điện thoại đi”.
“Ba ơi, sao mỗi ngày ba chỉ gọi về gặp bà nội thôi vậy?”
“Điều này có gì lạ đâu, vì đó là mẹ của ba kia mà”.
“Vậy còn con? Con cũng rất nhớ ba mẹ mà!”
“Vậy con hãy gọi điện thoại cho mẹ con đi!”
“Vâng!”.
Và sau đó, cứ 6h mỗi ngày, vợ tôi đều nhận được lời hỏi thăm của con. Từ đó, con trai tôi học được cách quan tâm người khác.
Nuôi dạy trẻ là cả một quá trình và đôi khi cách thức giáo dục trẻ của bố mẹ chỉ khác nhau một chút thôi nhưng cuộc đời mỗi đứa trẻ đã khác xa nhau. Người ta vẫn nói đợi người cho cá, không bằng tự mình câu cá là vì vậy. Thế nên, thay vì giúp con giặt đồ, bố mẹ hãy dạy con cách tự giặt; thay vì bữa nào cũng phục vụ cơm nước con tận nơi, hãy dạy con cách nấu ăn; thay vì luôn sẵn sàng cho tiền con, hãy dạy cho con biết mùi vị của sức lao động...

“Khẩu chiến” trên mạng xã hội, coi chừng mắc khẩu nghiệp!

Theo quan điểm Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. 

“Khẩu chiến” trên mạng xã hội, coi chừng mắc khẩu nghiệp!
Theo quan điểm Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Miệng nói lời cay độc bao nhiêu, đời người bạc mệnh bấy nhiêu

Người ta nghĩ chỉ là lời nói, không hại đến ai thì có hề gì. Nhưng thực ra không phải thế, tạo khẩu nghiệp là làm hại đến vận mệnh của mình.

Miệng nói lời cay độc bao nhiêu, đời người bạc mệnh bấy nhiêu
Khẩu là cái miệng, chỉ cho lời ăn tiếng nói. Trong nhà Phật thì khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, dẫ đến sự suy sụp, đổ vỡ, phiền não. Một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ cả cuộc đời.

Nói lời thất đức ti tiện bao nhiêu, vận mệnh sẽ ti tiện bấy nhiêu

Những lời nói ra gây khẩu nghiệp, nói càng thất đức bao nhiêu thì vận mệnh càng ti tiện bấy nhiêu.

Nói lời thất đức ti tiện bao nhiêu, vận mệnh sẽ ti tiện bấy nhiêu
"Khẩu nghiệp” (nghiệp gây ra do lời nói từ miệng) là tội mà một người bình thường dễ phạm phải nhất. Số mệnh của một người tốt hay không, hãy nhìn xem người đó có nhiều “khẩu đức” hay không là biết. Vì vậy, “khẩu nghiệp” rất quan trọng. Trong cuộc đời của một người, không phải ngày nào cũng làm chuyện thất đức, nhưng việc nói những lời thất đức, thiếu đức, khó nghe, và không đứng đắn thì có thể xảy ra mỗi ngày. Tích luỹ qua năm tháng, phúc báo sẽ vì “khẩu nghiệp” mà chạy mất hết. Do đó, người nói chuyện không có “khẩu đức”, cả cuộc đời thường gập ghềnh, nhấp nhô, thậm chí rất thê lương.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.