Youtuber phát cơm từ thiện, xúc phạm người nghèo: “Cách cho hơn của đem cho“

Bày tỏ quan điểm về sự việc Youtuber phát cơm từ thiện, xúc phạm người nghèo ở TP HCM, Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy nói: "Làm từ thiện không quan trọng là bạn cho được bao nhiêu, quan trọng là cách cho của bạn như thế nào."

Những ngày qua, đoạn video Youtuber phát cơm từ thiện, xúc phạm người nghèo ở TP HCM (kênh S.G.N.N) gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, khi phát cơm Youtuber này đã có những lời lẽ khiếm nhã, miệt thị, bất lịch sự đối với một số người đến nhận.
Video: Youtuber phát cơm từ thiện, xúc phạm người nghèo
 
Sau khi Youtuber này đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội, nó nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của dư luận. Thay vì được cộng đồng tán dương vì hành động phát cơm từ thiện, Youber này nhận vô số "gạch đá" vì hành vi miệt thị, xúc phạm người nghèo khi phát cơm.
Nhiều người cho rằng nam YouTuber này đang lợi dụng việc làm từ thiện để đánh bóng bản thân, làm từ thiện nhưng không xuất phát từ "tâm" của mình.
Do nhận quá nhiều "gạch đá" từ cư dân mạng, sau đó YouTuber này đã lên tiếng xin lỗi và gỡ video nhưng nhiều người vẫn hết sức bất bình với cách làm từ thiện của nhóm người trên.
Youtuber phat com tu thien, xuc pham nguoi ngheo: “Cach cho hon cua dem cho“
Tuấn D. chủ kênh Youtuber S.G.N.N phải lên tiếng xin lỗi mọi người về hành vi miệt thị, xúc phạm người nghèo đến nhận cơm từ thiện.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy chia sẻ: "Dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, không chỉ sức khỏe, tính mạng con người mà còn làm cho nền kinh tế chững lại, nhiều người thất nghiệp, cuộc sống khó khăn hơn. Giữa lúc khó khăn ấy, nhiều người sẵn sàng bỏ thời gian, công sức và cả tiền bạc để giúp đỡ những người yếu thế hơn trong xã hội, hành động của họ xuất phát từ cái tâm của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận khác làm từ tiện theo kiểu phong trào, nhằm mục đích cá nhân. Họ đi làm từ thiện chỉ để khoe mẽ, đánh bóng tên tuổi của mình. Thậm chí một số người đi làm từ thiện còn có những lời nói, hành động miệt thị, xúc phạm những người mà cần được giúp đỡ."
Youtuber phat com tu thien, xuc pham nguoi ngheo: “Cach cho hon cua dem cho“-Hinh-2
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy bức xúc về cách làm từ thiện của Youtuber. 
Bà Lê Thị Túy cho rằng: "Những người làm từ thiện vừa không có tâm, vừa kém trong văn hóa ứng xử, họ không chỉ khô cằn trong tình cảm giữa con người với con người, mà còn lợi dụng  những lúc người ta khó khăn để khoe việc mình đang làm từ thiện bằng cách quay video, livestream, chụp ảnh... đăng lên mạng xã hội."
Theo vị chuyên gia này, việc làm từ thiện phải xuất phát từ cái tâm của bản thân mình. Nhiều người làm từ thiện một cách âm thầm, không khoe khoang, không rầm rộ... "Nhiều người sẵn sàng san sẻ bó rau, cân gạo, một chút thịt... mặc dù giá trị không lớn. Nhưng họ cho xuất phát từ cái tâm của mình, họ không vụ lợi, không suy nghĩ đến việc có ai nhìn thấy, biết đến hay không, còn hơn những người đi làm từ thiện theo kiểu bố thí" - bà nói.
Về góc độ người xem, bà Túy cũng khuyến cáo: "Hiện nay không gian mạng xã hội phát triển, hàng ngày người ta sẵn sàng chia sẻ những hình ảnh, video từ những cái nhỏ nhất như nấu ăn, giặt giũ. Thậm chí cả cho em bé một viên kẹo họ cũng sẵn sàng "khoe" để mọi người biết. Người dùng các mạng xã hội phải biết cách lọc những nội dung nào là cần thiết, bổ ích. Những nội dung nào là rác, câu view..." 

Đề nghị truy tố nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM

Cơ quan CSÐT Công an TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Lê Thị Thanh Tuyền, nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM cùng 4 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM cho biết đã chuyển hồ sơ vụ án sai phạm trong sửa chữa 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi năm 2016 sang Viện KSND TPHCM.

Công an TPHCM cũng đã khởi tố bị can Lê Vũ Hồng Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH MTV xây dựng thương mại xuất nhập khẩu Đông Phương gọi tắt là Công ty Đông Phương) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM đề nghị truy tố bị can Lê Thị Thanh Tuyền (SN 1967, nguyên Chánh Thanh tra Sở Tài chính TPHCM, nguyên Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Củ Chi) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
De nghi truy to nguyen Chanh Thanh tra So Tai chinh TPHCM
 Bà Lê Thị Thanh Tuyền khi còn đương chức Chánh Thanh tra Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh.
Cùng bị đề nghị truy tố theo tội danh trên có các bị can Nguyễn Thị Loan (SN 1968, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Củ Chi), Lê Vũ Hồng Hạnh (SN 1977, nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Xuất nhập khẩu Đông Phương, viết tắt Công ty TNHH Đông Phương), Phan Văn Duyệt (SN 1960, nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH Đông Phương), Phan Văn Bình Tâm (SN 1973, em trai Duyệt, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Tâm Phú Tài, viết tắt Công ty TNHH Tâm Phú Tài).
Công ty TNHH Đông Phương do Lê Vũ Hồng Hạnh làm giám đốc, nhưng thực tế Hạnh chỉ đứng tên trên danh nghĩa, được trả lương 20 triệu đồng/tháng và được thưởng theo chế độ của công ty, được giao nhiệm vụ ký kết, thực hiện các hợp đồng sửa chữa tại các trường học trên địa bàn huyện Củ Chi; quản lý phòng kế toán, báo cáo thuế, thu chi vật liệu nhân công dưới sự chỉ đạo của Phan Văn Duyệt. Còn bị can Phan Văn Duyệt tuy là Phó giám đốc nhưng thực chất là người đứng đầu, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty TNHH Đông Phương.
Vào năm 2016, 7 trường học trên địa bàn huyện Củ Chi gồm Trường Mầm non Thị trấn Củ Chi 2, Trường Mầm non Thái Mỹ, Trường Mầm non Tân Thông Hội 2, Trường Mầm non Tân Phú Trung 2, Trường Tiểu học Tân Phú Trung, Trường Tiểu học Tân Phú và Trường Tiểu học Lê Thị Pha được phân bổ kinh phí sửa chữa với 64 hạng mục.
Theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chủ đầu tư (các trường học) phải lập dự toán, xác định tổng mức đầu tư của từng gói thầu. Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường này không lập dự toán; Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Phòng Tài chính – Kế hoạch (Phòng Tài chính) huyện Củ Chi cũng không yêu cầu lập.
Thay vào đó, Phòng GD-ĐT dựa trên các khái toán do Phan Văn Duyệt lập không theo trình tự, thủ tục pháp lý, đơn giá đưa ra cao hơn nhiều so với định mức theo quy định để lập ra danh mục, kế hoạch sửa chữa. Căn cứ kế hoạch, danh mục, dự toán kinh phí của Phòng GD-ĐT, hiệu trưởng 7 trường ký quyết định chỉ định thầu, hợp đồng và ký nghiệm thu hồ sơ thiết kế, thi công; không xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, không tổ chức đấu thầu, không thẩm định hồ sơ thiết kế dự toán.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM xác định, việc vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng trong vụ án này là xuyên suốt, liên quan tất cả các khâu từ lập danh mục, kế hoạch sửa chữa, trình duyệt dự toán, giao dự toán (Phòng GD-ĐT, Phòng Tài chính huyện Củ Chi) đến thi công, nghiệm thu, quyết toán, rút dự toán ngân sách Nhà nước (Công ty TNHH Đông Phương, Công ty TNHH Tâm Phú Tài và hiệu trưởng các trường học). Sai phạm của các bị can dẫn đến thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 17,7 tỷ đồng, tính theo giá trị chênh lệch về khối lượng theo hợp đồng thi công xây dựng và khối lượng theo hồ sơ khảo sát thực tế.
Trong đó, bà Lê Thị Thanh Tuyền (Trưởng Phòng Tài chính huyện Củ Chi vào thời điểm xảy ra vụ án) thẩm định và trình duyệt danh mục, kế hoạch sửa chữa, duyệt tổng mức đầu tư, dự toán sửa chữa các hạng mục của 7 trường học không có cơ sở pháp lý, không phù hợp theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;‎ không yêu cầu các trường học thực hiện các thủ tục theo đúng quy định, duyệt danh mục trong đó hầu hết các hạng mục được chia nhỏ để có dự toán giá trị dưới 500 triệu đồng nhằm không phải đấu thầu.
Được biết, sau khi có kết luận thanh tra do Chủ tịch UBND huyện Củ Chi ban hành về những sai phạm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sữa chữa 7 trường học thì Công ty TNHH Đông Phương, Công ty TNHH Tâm Phú Tài và các trường học đã nộp lại 14,43 tỷ đồng (tương ứng với số tiền thiệt hại theo kết luận thanh tra, trừ 10% tiền thuế VAT). Tuy nhiên, theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM, đây chỉ là tình tiết giảm nhẹ, không loại trừ trách nhiệm hình sự của các cá nhân liên quan do hành vi phạm tội đã hoàn thành.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Khởi tố, bắt tạm giam nguyên cán bộ Công an tỉnh:

Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Truy tố cựu lãnh đạo BV Bạch Mai: Trả lại hàng trăm triệu đồng

Ngày 13/7, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án nâng khống giá thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai. Nhóm cựu lãnh đạo bệnh viện này cũng nộp lại hàng trăm triệu đã nhận từ người bệnh.

Quá trình xử lý vụ án, giám đốc công ty tư nhân phải nộp lại 10 tỷ đồng đã thu sai của người phải phẫu thuật. Bệnh viện Bạch Mai cũng đang tiến hành trả lại 1,4 tỷ đồng “tiền chênh”.
Truy to cuu lanh dao BV Bach Mai: Tra lai hang tram trieu dong
 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Nguyễn Quốc Anh về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Nhóm cựu lãnh đạo bệnh viện cũng nộp lại hàng trăm triệu đã nhận từ người bệnh... Đồng thời, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã truy tố nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - Nguyễn Quốc Anh và 7 bị can khác về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."
Tất cả cùng bị truy tố theo Khoản 3, Điều 356 BLHS với khung hình phạt từ 10-15 năm tù.
Các bị can gồm Nguyễn Quốc Anh – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Nguyễn Ngọc Hiền – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Trịnh Thị Thuận, Lý Thị Ngọc Thủy – nguyên Trưởng phòng và Phó phòng Tài chính Bệnh viện Bạch Mai; Phạm Đức Tuấn – Chủ tịch kiêm Giám đốc Cty Công nghệ Y tế BMS; Ngô Thị Thu Huyền – Phó giám đốc Cty BMS; Trần Lê Hoàng – thẩm định viên Cty Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS); Phạm Minh Dung – nguyên Tổng giám đốc Cty VFS.

Viện Kiểm sát xác định trong vụ án này, bị can Nguyễn Quốc Anh giữ vai trò chính, là người quyết định để Bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS ký hợp đồng liên danh, liên kết.

Theo hồ sơ truy tố, Bệnh viện Bạch Mai đã căn cứ chứng thư thẩm định sai quy trình của Công ty VFS để ký hợp đồng liên doanh với Công ty BMS. Nguyễn Quốc Anh trong vai trò Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ban hành giá dịch vụ của robot Rosa là 36 triệu đồng/ca và trong đó, Công ty BMS được hưởng hơn 27 triệu đồng gồm chi phí khấu hao kèm lãi vay.
Căn cứ kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự cơ quan tố tụng xác định Cty BMS được hưởng chênh lệnh hơn 16 triệu đồng/ca. Tổng cộng, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức phẫu thuật có thu tiền bằng robot Rosa cho 637 ca nên gây thiệt hại hơn 10,5 tỷ đồng cho người bệnh.
Đến hết tháng 5/2021, Bệnh viện Bạch Mai vẫn quản lý hơn 1,4 tỷ đồng tiền chênh lệch của 86 ca bệnh và đang triển khai việc trả lại số tiền này. Ngoài ra, Phạm Đức Tuấn đã nộp 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả đồng thời ủy quyền cho Cty BMS hoàn tất thủ tục tặng Bệnh viện Bạch Mai các loại robot Rosa, Mako để điều trị miễn phí cho người bệnh.
Cũng theo cáo trạng, quá trình thực hiện liên doanh, Phạm Đức Tuấn đã tặng tiền cho các lãnh đạo, cán bộ Bệnh viện Bạch Mai. Trong đó, Nguyễn Quốc Anh được tặng 400 triệu đồng và 10 nghìn USD; Nguyễn Ngọc Hiền nhận 150 triệu đồng; Trịnh Thị Thuận nhận 50 triệu đồng.
Truy to cuu lanh dao BV Bach Mai: Tra lai hang tram trieu dong-Hinh-2

Bị can Nguyễn Quốc Anh (trái), Nguyễn Ngọc Hiền (giữa) và Trịnh Thị Thuận. (Nguồn: TTXVN ). 

Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot này thực hiện phẫu thuật sọ não cho 637 ca bệnh, làm tăng chi phí và gây thiệt hại cho người bệnh hơn 10 tỷ đồng.

Nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật, hưởng lợi không chính đáng, các bị can Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền, Trịnh Thị Thuận, Phan Minh Dung đã tự nguyện phối hợp cùng gia đình nộp lại hàng trăm triệu đồng số tiền hưởng lợi không chính đáng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra.

Bị can Phạm Đức Tuấn nhận cũng có đơn đề nghị được phối hợp cùng gia đình nộp lại số tiền 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, bị can Tuấn đã ủy quyền cho Công ty BMS hoàn tất thủ tục tặng cho Bệnh viện Bạch Mai 2 Robot Rosa và Robot Mako để điều trị miễn phí cho người bệnh.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.