Yêu quái ăn thịt Đường Tăng có thực sự “trường sinh bất lão”?

Đám yêu quái trong “Tây Du Ký” luôn cho rằng ăn được thịt của Đường Tăng sẽ trường sinh bất lão. Thế nhưng đó có phải là một nhận thức đúng đắn?

Yêu quái ăn thịt Đường Tăng có thực sự “trường sinh bất lão”?
Khi chúng ta xem “Tây Du Ký” đều có thể phát hiện ra một hiện tượng thú vị, đó chính là các loại yêu quái sau khi bắt được Đường Tăng, đều lấy việc ăn thịt Đường Tăng là nguyên tắc cơ bản, nói là sau khi ăn thịt Đường Tăng có thể trường sinh bất lão. Quan niệm từ xưa đến nay, trường sinh bất lão chỉ là một nguyện vọng tốt đẹp mà thôi, từ thời Tần Thủy Hoàng, đã có người nghiên cứu thuốc trường sinh bất lão, đến Hoàng đế triều Minh Gia Tịnh, vấn đề này vẫn là chủ đề nóng, nhưng mà chúng ta chưa thấy được một vị hoàng đế nào thật sự có thể trường sinh bất lão.
Đa số yêu quái trong Tây Du Ký đều muốn ăn thịt Đường Tăng.
Đa số yêu quái trong Tây Du Ký đều muốn ăn thịt Đường Tăng. 
Ngô Thừa Ân đã đem vấn đề này đưa vào trong “Tây Du Ký”, trước tiên chúng ta không nói đến việc ăn thịt Đường Tăng thật sự có thể trường sinh bất lão hay không, chúng ta sẽ thử đặt ra một câu hỏi là, các con yêu quái kia có dám ăn thịt Đường Tăng không? Cho dù có cho chúng nó lắp thêm mấy “gan hùm” trên người đi nữa, thì mấy con yêu quái kia cũng không dám ăn, Đường Tăng là người thế nào?
Ông ấy như là “người tin cận” trước mắt phật tổ Như Lai, là “Trưởng đoàn” trong đoàn lấy Kinh, lại là ngự đệ của Đường Thái Tông. Phía sau Đường Tăng là một “thế lực” khủng như thế , ai dám ý định ăn thịt ông ấy đây? Nếu như thực sự ăn thịt Đường Tăng, Phật Như Lai sẽ rất tức giận, khi ấy mấy con yêu quái kia có chạy đến chân trời góc biển cũng khó có chốn dung thân, lúc nào cũng nơm nớp chạy trốn, như vậy thì cho dù có trường sinh bất lão, thì có thể nói là cuộc sống chẳng có gì vui vẻ cả.
Hoặc giả yêu quái có ăn thịt được Đường Tăng cũng chắc chắn chẳng thể trường sinh bất lão. Trong Tây Du Ký từng đề cập, Sa Ngộ Tĩnh trước khi gặp và trở thành đồ đệ của Đường Tăng, từng ăn thịt 9 người đi thỉnh kinh được coi như những kiếp trước của Đường Tăng, vậy mà ông ta vẫn là yêu quái, phải đến khi kết thúc hành trình thỉnh kinh mới đắc đạo.
Thực chất thịt của Đường Tăng hay thịt của Kim Thiền Tử (kiếp trước của Đường Tăng) hoàn toàn không hề có tác dụng trường sinh bất lão. Vật quý giá nhất phải là áo cà sa và gậy tích trượng của Đức Như Lai. Phật Tổ Như Lai đã từng nhắc rằng: "Khi mặc áo cà sa này sẽ có thể miễn được vòng luân hồi, giữ chiếc trượng này có thể không bị độc hại". Nếu sở hữu 2 thứ này, bất kỳ ai cũng có thể tránh bị rơi trong vòng xoáy đầu thai luân hồi (nghĩa là trường sinh) và không bị độc dược làm hại.
Nhưng những yêu quái trong Tây Du Ký đều không biết được giá trị thực của vật báu này, chúng cho rằng thịt Đường Tăng mới là con đường để trường sinh bởi suy cho cùng, chúng chỉ là tiểu yêu, bản chất thích hãm hại người nên cứ nghĩ rằng ăn thịt người tu Đạo là cách nhanh nhất để đắc Đạo.
Song không phải yêu quái nào cũng muốn ăn thịt Đường Tăng. Thực tế có nhiều yêu nữ bắt Đường Tăng chỉ muốn kết hôn với y vì nhà sư này quá nổi tiếng, và đẹp đẽ. Điều này cho thấy những thứ bí ẩn chưa có lời giải thường dễ dàng mê hoặc tâm trí con người, khiến họ tự biến cái tầm thường thành siêu phàm và trở nên thèm khát chiếm hữu nó.
Bất kể ai dù kiếp trước có là thánh nhân ở cõi nào thì khi sống ở chốn phàm trần cũng đều là người trần mắt thịt, vẫn phải trải qua gian khổ trui rèn mới đắc đạo. Thật ra Tây Du Ký chỉ là câu chuyện mượn lý do thỉnh kinh để giãi bày đạo lý làm người, dùng hư cấu văn chương để răn đe người đời tính thiện nhân và tu dưỡng tâm tính.
Ai trong chúng ta cũng đều có thể là một Đường Tăng. Đều là thể xác, có những điểm mạnh và điểm yếu, tuy có lúc kiên định nhưng cũng có lúc u mê nhu nhược. Như chuyện, trong các trò, Đường Tăng có vẻ "cưng" Trư Bát Giới nhất. Giống như tất cả chúng ta thường "nuông chiều" tật xấu của riêng mình, ít khi dám chống lại nó.

Hé lộ sự tích trăm lần Trư Bát Giới đòi bỏ về nhà

Mỗi lần sư phụ Đường Tăng gặp nạn, Trư Bát Giới đều đòi trở về nhà. Tại sao chàng Trư lại có hành động 'lạ' như vậy?

Hé lộ sự tích trăm lần Trư Bát Giới đòi bỏ về nhà
Bộ phim Tây Du Ký được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, ra mắt công chúng năm 1986. Bộ phim để lại ấn tượng với 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh là Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới và Sa Tăng.

Sự thật ít biết về 72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không bái sư học Đạo, sở hữu 72 phép thần thông biến hóa, nằm ngoài vòng luân hồi sinh tử. Vậy cụ thể đó là những phép biến hóa gì?

Sự thật ít biết về 72 phép biến hóa của Tôn Ngộ Không
Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ đá, khai sinh tại dãy núi Hoa Quả Sơn, tại bờ biển Nam Hải, là một yêu hầu hấp thụ tinh khí của đất trời, tu luyện ngàn năm mà thành.

Phát hiện mộ cổ về Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không

Tây Du Kí là một trong 4 đại danh tác kinh điển của Trung Quốc, trong đó nhân vật Tôn Ngộ Không có trí tuệ phi thường.

Phát hiện mộ cổ về Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không
Tây Du Kí là một trong 4 đại danh tác kinh điển của Trung Quốc, trong đó nhân vật Tôn Ngộ Không có trí tuệ phi thường, bản lĩnh và thần thông trăm biến vạn hóa trừ yêu diệt quái đã trở thành thần tượng trong lòng mỗi độc giả. Bên cạnh đó, hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không chỉ là một nhân vật thần thoại và không hoàn toàn có trong thực tế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới