Yak-141 và F-35B: Mỹ công khai "học hỏi" giờ bị Nga tố "ăn cắp"!

Yak-141 và F-35B: Mỹ công khai "học hỏi" giờ bị Nga tố "ăn cắp"!

(Kiến Thức) - Truyền thông Nga mới đây tố chiến đấu cơ F-35B là sản phẩm nhái Yak-141 của Liên Xô nhưng thực tế, Mỹ đã đi "xin học hỏi" công nghệ của Yak-141 một cách công khai chứ không hề "ăn cắp".

Về cơ bản, thiết kế của hai loại  chiến đấu cơ F-35B do Mỹ sản xuất và Yak-141 do Liên Xô sản xuất là khá tương đồng. Cả hai loại chiến đấu cơ này đều là các loại máy bay có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng nổi tiếng nhất thế giới trong quá khứ và ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: RBTH.
Về cơ bản, thiết kế của hai loại chiến đấu cơ F-35B do Mỹ sản xuất và Yak-141 do Liên Xô sản xuất là khá tương đồng. Cả hai loại chiến đấu cơ này đều là các loại máy bay có khả năng cất - hạ cánh thẳng đứng nổi tiếng nhất thế giới trong quá khứ và ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: RBTH.
Truyền thông Nga từ lâu đã đặt câu hỏi nghi vấn rằng liệu F-35B có phải là "con" của Yak-141 hay không và thời gian gần đây, truyền thông nước này lại một lần nữa dậy sóng, lật lại vấn đề F-35B nhái lại thiết kế Yak-141 của Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.
Truyền thông Nga từ lâu đã đặt câu hỏi nghi vấn rằng liệu F-35B có phải là "con" của Yak-141 hay không và thời gian gần đây, truyền thông nước này lại một lần nữa dậy sóng, lật lại vấn đề F-35B nhái lại thiết kế Yak-141 của Liên Xô. Nguồn ảnh: RBTH.
Nhiều chuyên gia khẳng định, thực tế hoàn toàn khác so với những gì mà báo chí Nga đã "tố cáo". Cụ thể, trong quá khứ Mỹ đã hợp tác một cách đàng hoàng với Cục thiết kế Yakovlev - cha đẻ của chiến đấu cơ Yak-141 - chứ không hề phải "ăn cắp" bất cứ công nghệ nào từ phía Moscow. Nguồn ảnh: RBTH.
Nhiều chuyên gia khẳng định, thực tế hoàn toàn khác so với những gì mà báo chí Nga đã "tố cáo". Cụ thể, trong quá khứ Mỹ đã hợp tác một cách đàng hoàng với Cục thiết kế Yakovlev - cha đẻ của chiến đấu cơ Yak-141 - chứ không hề phải "ăn cắp" bất cứ công nghệ nào từ phía Moscow. Nguồn ảnh: RBTH.
Quá trình hợp tác này mang lại một khoản lợi nhuận kếch xù cho Yakovlev bằng cách chuyển giao nhiều công nghệ của mình cho Lockheed Martin, cứu giúp cục thiết kế này khỏi việc bị xoá sổ do nguồn tiền từ Moscow bị cắt giảm mạnh bởi lạm phát kinh tế sau sự kiện Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: RBTH.
Quá trình hợp tác này mang lại một khoản lợi nhuận kếch xù cho Yakovlev bằng cách chuyển giao nhiều công nghệ của mình cho Lockheed Martin, cứu giúp cục thiết kế này khỏi việc bị xoá sổ do nguồn tiền từ Moscow bị cắt giảm mạnh bởi lạm phát kinh tế sau sự kiện Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: RBTH.
Mặc dù thoả thuận hợp tác thiết kế và trao đổi công nghệ giữa Yakovlev và Lockheed Martin kết thúc chóng vánh chỉ sau một năm, tuy nhiên đây vẫn được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử khi lần đầu tiên một cục thiết kế thuộc Liên Xô cũ bắt tay chia sẻ công nghệ với người Mỹ. Nguồn ảnh: RBTH.
Mặc dù thoả thuận hợp tác thiết kế và trao đổi công nghệ giữa Yakovlev và Lockheed Martin kết thúc chóng vánh chỉ sau một năm, tuy nhiên đây vẫn được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử khi lần đầu tiên một cục thiết kế thuộc Liên Xô cũ bắt tay chia sẻ công nghệ với người Mỹ. Nguồn ảnh: RBTH.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, sự hợp tác giữa hai cơ quan này không hề kết thúc sau một năm mà còn kéo dài thêm nhiều năm sau đấy trong âm thầm và tất nhiên, trong khoảng thời gian đó phía Mỹ hoàn toàn có thể danh chính ngôn thuận được tiếp cận đến dự án Yak-141 của Liên Xô cũ. Nguồn ảnh: RBTH.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, sự hợp tác giữa hai cơ quan này không hề kết thúc sau một năm mà còn kéo dài thêm nhiều năm sau đấy trong âm thầm và tất nhiên, trong khoảng thời gian đó phía Mỹ hoàn toàn có thể danh chính ngôn thuận được tiếp cận đến dự án Yak-141 của Liên Xô cũ. Nguồn ảnh: RBTH.
Thậm chí, hai mẫu Yak-141 thử nghiệm mang số hiệu 48-2 và 48-3 được trưng bày tại bảo tàng không quân Moscow dù không thể bay được nhưng vẫn được tiếp cận bởi những chuyên gia của Lockheed Martin. Sự thật này phải tới cuối năm 1992 mới được Nga công bố nhưng phải tới giữa năm 1994 mới được phía Mỹ thừa nhận. Nguồn ảnh: RBTH.
Thậm chí, hai mẫu Yak-141 thử nghiệm mang số hiệu 48-2 và 48-3 được trưng bày tại bảo tàng không quân Moscow dù không thể bay được nhưng vẫn được tiếp cận bởi những chuyên gia của Lockheed Martin. Sự thật này phải tới cuối năm 1992 mới được Nga công bố nhưng phải tới giữa năm 1994 mới được phía Mỹ thừa nhận. Nguồn ảnh: RBTH.
Về thiết kế cơ bản, F-35B có phần khá tương đồng với Yak-141 nhưng trong khi cỗ máy của Liên Xô có khả năng cất cất cánh thẳng đứng thì tính năng này trên F-35B lại bị lược bớt đi, trở thành "cất cánh trên đường băng ngắn" và có kèm khả năng hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: RBTH.
Về thiết kế cơ bản, F-35B có phần khá tương đồng với Yak-141 nhưng trong khi cỗ máy của Liên Xô có khả năng cất cất cánh thẳng đứng thì tính năng này trên F-35B lại bị lược bớt đi, trở thành "cất cánh trên đường băng ngắn" và có kèm khả năng hạ cánh thẳng đứng. Nguồn ảnh: RBTH.
Yak-141 cũng cần tới hai động cơ đẩy theo chiều dọc để nó có thể cất - hạ cánh thẳng đứng trong khi đó với F-35B, do kế thừa được sự phát triển của công nghệ nên nó chỉ cần tới một động cơ, bù lại cách thiết kế vị trí đặt động cơ và cửa mở hút gió trên hai chiếc tiêm kích này là gần như tương đương. Nguồn ảnh: RBTH.
Yak-141 cũng cần tới hai động cơ đẩy theo chiều dọc để nó có thể cất - hạ cánh thẳng đứng trong khi đó với F-35B, do kế thừa được sự phát triển của công nghệ nên nó chỉ cần tới một động cơ, bù lại cách thiết kế vị trí đặt động cơ và cửa mở hút gió trên hai chiếc tiêm kích này là gần như tương đương. Nguồn ảnh: RBTH.
Chính từ những sự giống nhau trong thiết kế của cả hai chiếc chiến đấu cơ này đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng F-35B của Mỹ nhái lại chiếc Yak-141 của Liên Xô trước kia mà quên mất rằng, Lockheed Martin - cha đẻ của F-35B đã "đường đường chính chính" được quyền tiếp cận với dự án Yak-141 mà không cần phải "lén lút" bất cứ điều gì. Nguồn ảnh: RBTH.
Chính từ những sự giống nhau trong thiết kế của cả hai chiếc chiến đấu cơ này đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng F-35B của Mỹ nhái lại chiếc Yak-141 của Liên Xô trước kia mà quên mất rằng, Lockheed Martin - cha đẻ của F-35B đã "đường đường chính chính" được quyền tiếp cận với dự án Yak-141 mà không cần phải "lén lút" bất cứ điều gì. Nguồn ảnh: RBTH.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh chiến đấu cơ Yak-131 của Không quân Liên Xô bay thử trong quá khứ

GALLERY MỚI NHẤT