Ý nghĩa tên gọi của Đường Tăng và những chuyện thú vị ít biết

Theo diễn biến trong Tây du ký, Đường Tăng quả thật có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai.
 

Ý nghĩa tên gọi của Đường Tăng và những chuyện thú vị ít biết
Trong Tây du ký, nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả Đường Tăng (Đường Tam Tạng), họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu. Đường Tăng có thân thế bất phàm. Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai.
Bởi người này không nghe giảng pháp, ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Y nghia ten goi cua Duong Tang va nhung chuyen thu vi it biet
 Đường Tăng cho dù có là học trò, đệ tử của Phật Tổ thì khi phạm phật quy, phạm tội vẫn phải chịu phạt như người thường.
Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.
Tới kiếp thứ 10 Kim Thiền Tử bị đọa sang Đông Thổ Đại Đường liền bắt đầu trải qua kiếp nạn. Cậu bé vừa mới sinh ra đời thì cha đã bị giết, mới vừa đầy tháng mẹ đã phải thả cậu lên bè trôi sông, suýt chút nữa thì bị chết đuối.
Lớn lên đi tìm họ hàng chẳng hề dễ dàng, về sau trên con đường tu luyện tìm chân kinh phải trải qua muôn ngàn sóng gió, hết tai này đến nạn kia.
Mỗi khi gặp khó nạn chỉ cần trong tâm thoáng có niệm không chính, tâm cầu phật có một chút "lung lay" thôi thì mọi công sức đều đổ bể, hơn nữa lại còn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Trên đường đi, Đường Tăng thu nạp thêm Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh, Bạch Long Mã. Mấy thầy trò Đường Tăng kiên định tâm cầu phật pháp, trải qua 81 nạn mới trở về lại được thế giới Phật.
Cũng giống như đệ tử của ông là Tôn Ngộ Không, Đường Tăng cũng có khá nhiều tên gọi:
Kim Thiền Tử: Trong tiếng Hán, "Kim Thiền" nghĩa là con ve sầu, mượn ý trong "Kim thiền thoát xác" (ve sầu lột xác). Không ít lần Ngô Thừa Ân mượn lời thơ để tiết lộ ý nghĩa của cái tên này:
Hồi thứ 12:
"Rằng năm Trinh Quán mười ba, Nhà vua hội họp sư về giảng kinh (…)
Chùa xây ơn sắc chỉ vua, Kim Thiền lột xác tìm về Tây phương.
"Phật thuyết Tam Tạng chân kinh, Bồ Tát khuyến thiện dân sinh khắp vùng (…)
Kim Thiền thoát xác muốn xong,
Hồi thứ 15:
Kim Thiền thoát xác muốn xong,
Thì Huyền Trang phải dốc công tu hành".
Đoạn cuối Tây du ký kể rằng, khi đến Linh Sơn, Đường Tăng phải tắm gội ở Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần, rồi qua bến đò Lăng Vân lại phải thoát thai hoán cốt, rũ bỏ xác phàm mới có thể mang cái thân thuần tịnh mà đi gặp Như Lai Phật Tổ. Nguyên văn:
Tam Tạng bấy giờ vẫn chưa yên tâm, Hành Giả đứng khoanh tay trước ngực, bất ngờ ẩy mạnh một cái, Tam Tạng đứng không vững, rơi đánh ào một cái xuống nước. Tiếp Dẫn Phật Tổ nhanh tay đỡ lấy, dắt xuống đò. Tam Tạng vừa phủi quần áo, vừa giậm chân oán trách Hành Giả. Hành Giả dắt luôn cả Sa Tăng, Bát Giới dắt ngựa gánh đồ xuống đò. Thầy trò đứng cả ở đằng mũi đò. Phật Tổ nhẹ nhàng ẩy con đò ra. Bỗng thấy phía thượng lưu một xác người trôi xuống. Tam Tạng sợ hãi luống cuống.
Hành Giả cười nói: "Sư phụ đừng sợ. Xác đó là sư phụ đấy".
Bát Giới và Sa Tăng cũng nói: "Đúng sư phụ rồi! Đúng sư phụ rồi!".
Tiếp Dẫn Phật Tổ giơ tay làm hiệu nói: "Đúng là ngài! Xin chúc mừng! Xin chúc mừng!".
Nói cách khác, Đường Tăng đã "chết đuối", chết cái phần xác để giải phóng nguyên thần. Nguyên thần của người thường vì trĩu nặng nghiệp lực và các loại dục vọng nên cứ mãi trầm luân nơi trần thế. Nhưng một người tu luyện thì khác, họ sẽ không ngừng tẩy tịnh thân tâm, đề cao tầng thứ, khi đạt đến cảnh giới viên mãn đắc đạo thì cũng là lúc trút khỏi xác phàm mà thăng hoa. Đây cũng chính là ý nghĩa của "Kim thiền thoát xác", cũng chính là ngụ ý của cái tên Kim Thiền Tử của Đường Tăng.
Giang Lưu Nhi: Có nghĩa là đứa trẻ trôi sông, cái tên này được đặt bởi Pháp Minh thiền sư, khi Đường Tăng hồi bé bị mẹ thả sông lưu lạc.
Trần Huyền Trang: Cái tên này cũng được đặt bởi Pháp Minh thiền sư khi Đường Tăng lên 18 tuổi, lấy họ của cha là Trần.
Đường Tam Tạng (Đường Tăng): Được vua Đường Thái Tông đặt trước khi đi lấy kinh, lấy tên nước Đường làm họ, đi lấy 3 tạng kinh nên gọi là Tam Tạng.
Chiên Đàn Công Đức Phật: Được phong phật khi lấy được kinh, tu thành chính quả.

Tây Du Ký: Sự thật việc Đường Tăng từng sát hại một người

Trong Tây Du Ký, trước khi trở thành người được chọn đi Tây Thiên cầu chân kinh, sư phụ Đường Tăng cũng từng trải qua giai đoạn nội tâm bị bó buộc bởi hai chữ "thù" và "hận".

Tây Du Ký: Sự thật việc Đường Tăng từng sát hại một người
Các nhân vật trong Tây Du Ký chắc chắn đã trở thành một phần ký ức của cả một thế hệ. Trong đó ấn tượng về sư phụ Đường Tăng là một người lương thiện từ bi, ăn chay niệm phật, một lòng muốn lấy chân kinh để có thể tạo phúc cho bá tánh.

Chuyện ít biết, Đường Tăng từng giết người để báo thù

Đường Tăng là nhân vật trong tiểu thuyết Tây du ký của Ngô Thừa Ân, được phỏng theo nhân vật có thật là Trần Huyền Trang.

Chuyện ít biết, Đường Tăng từng giết người để báo thù
Trong Tây du ký, nhà văn Ngô Thừa Ân mô tả Đường Tăng (Đường Tam Tạng), họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, đệ tử của Phật Tổ Như Lai, do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.

Túi hành lý của Đường Tăng có bảo vật "vô giá" nào?

(Kiến Thức) - Trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, Đường Tăng thu nhận 3 đồ đệ gồm: Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới. Trong số này, Đường Tăng tin tưởng Sa Tăng và giao cho đồ đệ này gánh hành lý của mình có chứa 3 bảo vật quý giá. 

Túi hành lý của Đường Tăng có bảo vật "vô giá" nào?
Tui hanh ly cua Duong Tang co bao vat
 "Tây Du Ký" là tác phẩm nổi tiếng của Ngô Thừa Ân được người dân ở nhiều nước trên thế giới biết đến và yêu thích. Tác phẩm kể về chuyến hành trình sang Tây Thiên thỉnh kinh của Đường Tăng và 3 đồ đệ gồm: Tôn Ngộ Không, Sa Tăng và Trư Bát Giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới