Ý nghĩa hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm

Hạn sử dụng là yếu tố quan trọng đầu tiên mà người tiêu dùng xem xét trước khi quyết định mua một sản phẩm thực phẩm.

Hiện nay, đối với sản phẩm chế biến bao gói sẵn được sản xuất trong nước và nhập khẩu, có nhiều cách ghi hạn sử dụng sản phẩm khác nhau, do đó người tiêu dùng cần có thông tin để hiểu về cách ghi hạn sử dụng của các sản phẩm thực phẩm để có thể sử dụng đúng cách tránh các hiểu lầm về hạn sử dụng sản phẩm và gây lãng phí thực phẩm.

Theo thông tin từ Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, thời hạn sử dụng thực phẩm được định nghĩa là “thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn”. Hạn sử dụng thực phẩm sẽ đưa ra hướng dẫn về thời gian của thực phẩm cho người tiêu dùng; thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn.

Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Theo Điều 44 tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010, cách ghi thời hạn sử dụng trên nhãn được chia làm ba cách tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày”, “sử dụng tốt nhất trước ngày”.

Nếu gom ba cách ghi trên về hạn sử dụng được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến là “sử dụng đến ngày” (use by dates) và “sử dụng tốt nhất trước ngày” (best before dates). Các nhà cung cấp thực phẩm phải chịu trách nhiệm pháp lý với việc ghi hạn sử dụng.

Khi nhãn thực phẩm ghi cụm từ “sử dụng đến ngày” (use by dates). Điều này có nghĩa thực phẩm phải được sử dụng trước một khoảng thời gian nhất định vì lý do sức khỏe và tính an toàn. Không sử dụng thực phẩm sau ngày ghi trên nhãn và không được bán sản phẩm sau ngày sử dụng vì sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của người sử dụng.

Khi nhãn thực phẩm ghi cụm từ “ngày sử dụng tốt nhất”. Chúng ta vẫn có thể sử dụng thực phẩm khoảng một thời gian sau ngày sử dụng tốt nhất vì chúng vẫn an toàn (tuy nhiên các thực phẩm này có thể đã bị giảm chất lượng). Thực phẩm ghi hạn sử dụng tốt nhất có thể bán sau ngày đó với điều kiện thực phẩm vẫn phù hợp với người sử dụng và đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền.

Y nghia han su dung tren bao bi thuc pham

Ảnh minh họa 

Người tiêu dùng cần lưu ý về điều kiện bảo quản được yêu cầu của nhà sản xuất để giữ được chất lượng và an toàn của thực phẩm đến ngày “sử dụng tốt nhất” hay “sử dụng đến ngày”. Các thông tin này nhà cung cấp phải ghi trên nhãn, ví dụ: “yogurt cần được bảo quản trong tủ lạnh”.

Hạn sử dụng thực phẩm còn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản có đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đồng thời còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác có thể tác động làm sản phẩm thực phẩm hư hỏng sớm hơn thời gian sử dụng nhà sản xuất công bố. Bên cạnh việc xem xét về hạn sử dụng trước khi mua hoặc sử dụng, người tiêu dùng cần lưu ý đánh giá cảm quan bên ngoài về bao bì, mùi vị, màu sắc của sản phẩm xem có gì bất thường trước khi mua và trước khi sử dụng.

Hạn sử dụng trên bao bì thực phẩm đưa ra hướng dẫn về thời gian sử dụng thực phẩm. Hạn sử dụng không phải là thước đo khoa học để đánh giá sản phẩm thực phẩm có sử dụng chất bảo quản nhiều hay ít. Sản phẩm thực phẩm có thời gian bảo quản dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện sản xuất, bản chất của thực phẩm và đặc biệt là công nghệ sản xuất.

Bảo quản thực phẩm là quá trình chế biến và xử lý thực phẩm để ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự hư hỏng (tổn thất về chất lượng, giá trị dinh dưỡng và khả năng ăn được của thực phẩm) gây ra bởi sự oxy hóa, do enzyme và vi sinh vật. Có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm như: đông lạnh, các phương pháp sấy (sấy khô, sấy đông lạnh, sấy phun, sấy thăng hoa), hút chân không, đóng hộp, chiếu xạ, bổ sung chất bảo quản hoặc khí trơ như Carbon dioxide.

Một số phương pháp khác không chỉ giúp bảo quản thực phẩm mà còn tăng thêm hương vị, bao gồm ngâm đường hoặc rượu, ướp muối, hun khói. Như vậy, việc các nhà sản xuất thực phẩm bổ sung chất bảo quản chỉ là một trong các phương pháp để kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm và không là thước đo để đánh giá sản phẩm có chứa nhiều chất bảo quản hay không. Ngoài ra, việc sử dụng phụ gia bảo quản thực phẩm luôn được các cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo các quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.

Hiểu đúng về thời hạn sử dụng của sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể an tâm lựa chọn và sử dụng các sản phẩm. Ngoài ra, hiểu đúng về hạn sử dụng còn góp phần chống lãng phí đối với một số thực phẩm đã qua ngày sử dụng tốt nhất chưa lâu nhưng vẫn còn an toàn đối với người sử dụng.

Hạn sử dụng mỹ phẩm sau khi mở nắp là con gái bạn nên nhớ

Những loại mỹ phẩm "bất ly thân" thì bạn hãy cố gắng ghi nhớ hạn dùng sau khi mở nắp để tránh ảnh hưởng đến làn da.

Kẻ mắt nước
Bạn nên để ý kỹ hạn dùng của kẻ mắt nước.
Bạn nên để ý kỹ hạn dùng của kẻ mắt nước. 
Bạn hãy lưu ý rằng đa số hạn sử dụng của mỹ phẩm sau khi mở nắp là dưới 1 năm. Khi bắt đầu sử dụng, kẻ mắt nước chỉ nên được dùng trong một khoảng thời gian nhất định bởi vì nếu để quá lâu, các hóa chất trong kẻ mắt nước bắt đầu phân hủy và vi khuẩn sẽ hình thành.
Son môi
Bạn cần phải thật thận trọng trong việc sử dụng son môi vì bạn sẽ thường xuyên nuốt phải trong quá trình sử dụng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe Để thời hạn sử dụng của mỹ phẩm này không bị ngắn hơn 1 năm bạn nên tránh để son tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao, bạn cũng có thể thử cất son vào ngăn mát của tủ lạnh. Khi nhận thấy son môi trở nên kém mềm mịn, sáng bóng, bạn nên đổi sang sử dụng thỏi mới.
Kem dưỡng ẩm
Hạn sử dụng tối đa của các sản phẩm dưỡng ẩm là từ 6 tháng đến 1 năm.
Hạn sử dụng tối đa của các sản phẩm dưỡng ẩm là từ 6 tháng đến 1 năm. 

Hạn sử dụng tối đa của các sản phẩm dưỡng ẩm là từ 6 tháng đến 1 năm, được tính bắt đầu từ khi bạn mở sản phẩm. Đặc biệt, những sản phẩm dạng hũ hay lọ thuỷ tinh mà cần dùng tay để lấy lượng kem sẽ có hạn dùng ngắn hơn vì bị tiếp xúc nhiều hơn với vi khuẩn trên tay bạn, dễ dàng bị ôxy hoá. Những sản phẩm dạng vòi nhấn sẽ vệ sinh hơn và bảo quản được lâu hơn. Bạn cũng có thể kiểm tra sản phẩm quá hạn bằng cách thử mùi hương, màu sắc cũng như độ đặc / lỏng của chất kem.

Tinh chất đặc trị/serum

Tinh chất (serum) có thời hạn sử dụng ngắn hơn, chỉ khoảng từ 6 – 9 tháng. Đó là vì lượng tinh chất trong sản phẩm khá cô đặc và tinh khiết, hầu hết bao gồm những dưỡng chất đặc biệt trải qua quá trình sản xuất tỉ mỉ. Vì vậy, nếu để quá lâu, tác động của khí hậu và môi trường sẽ khiến serum bị biến chất, trở nên mất tác dụng. Đặc biệt, những dạng vitamin, điển hình là vitamin C, thường rất dễ bị oxy hoá do không khí và ánh nắng mặt trời. Do đó, khi sử dụng, bạn nên chọn những sản phẩm được bảo quản kín và đựng trong chai thuỷ tinh tối màu.

Sơn móng tay

Sơn móng tay thường kéo dài 1 tháng trước khi màu bắt đầu phai và sơn bắt đầu khô.

Phấn mắt

Phấn mắt thường được phụ nữ giữ lâu nhất. Đừng giữ phấn mắt của bạn quá 1 năm, vì vùng da mắt cực kì nhạy cảm và bạn không muốn đặt mình vào vòng nguy hiểm phải không nào? Nếu là phấn mắt dạng kem thì 9 tháng sau khi mở sản phẩm, bạn nên bỏ đi rồi đấy.

Phấn nền

Để ý xem có sự thay đổi nào về kết cấu không hay tạo cảm giác khác trên da của bạn. Sản phẩm này có thể sử dụng tốt trong 2 năm.

9 loại thực phẩm quen thuộc có hạn sử dụng lâu không tưởng

Những loại thực phẩm quen thuộc này có thể để được đến 30 năm, 5.500 năm... thậm chí có vài món để được "vĩnh viễn".

9 loai thuc pham quen thuoc co han su dung lau khong tuong
Mật ong: Là một trong những loại thực phẩm có thời gian bảo quản lâu nhất, mật ong có chứa thành phần hóa học khiến vi khuẩn rất khó phát triển. Hơn nữa, nếu mật ong được lưu giữ trong 1 lọ kín, không tiếp xúc với không khí và nước, chúng có thể để được vĩnh viễn.  Được biết, trong khi nghiên cứu ở Georgia, giới khảo cổ học còn phát hiện ra 1 hũ mật ong 5.500 tuổi. Và đặc biệt hơn là chúng vẫn có thể ăn được, giữ nguyên hương vị như ban đầu. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.