Ý kiến trái chiều về bỏ thi tốt nghiệp THPT

(Kiến Thức) - Sẽ là đáng tiếc nếu vì bức xúc về hiện trạng học hành, thi cử mà đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thay vì phải làm cho nó nghiêm túc hơn, thực chất hơn.

Ý kiến trái chiều về bỏ thi tốt nghiệp THPT

Tại hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 31/7, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị Bộ GD&ĐT bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ngay lập tức ý kiến này đã gây ra những tranh luận trái chiều trong công luận nước nhà.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đưa ra đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại hội nghị ngày 31/7.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đưa ra đề nghị 

Bộ GD-ĐT nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT 
tại hội nghị ngày 31/7.

Thực ra việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đã được không ít người nói tới trong thời gian qua, nhưng đây là lần đầu tiên nó được đề cập bởi một lãnh đạo quốc gia tại diễn đàn chính thức đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức thiết của vấn đề. Tuy nhiên, nếu bình tâm lại và suy xét ý kiến trên thật thấu đáo trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà còn quá nhiều ngổn ngang, thiết nghĩ, cũng có thể rút ra được nhiều điều…

Cho dù còn nhiều kêu ca về quá tải chương trình trong 12 năm đằng đẵng ngồi dưới mái trường phổ thông, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng đó là những tri thức tổng hợp tối thiểu không thể thiếu được trong hành trang để mỗi học sinh bước vào cuộc đời rộng lớn và phức tạp tương lai. Thi tốt nghiệp THPT là một hình thức để học sinh hệ thống hóa lại kiến thức của mình và tấm bằng tốt nghiệp chính là chứng chỉ “xóa mù” tri thức phổ thông và là giấy thông hành để bước tới một môi trường đào tạo cao cấp hơn đó là cao đẳng, đại học…

Thật đáng tiếc, do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là “bệnh thành tích” khiến cho việc học tập và thi tốt nghiệp THPT ở nước ta những năm qua đã bị biến dạng, méo mó. Bệnh thành tích là nguyên nhân chính thủ tiêu động lực phấn đấu và cạnh tranh lành mạnh trong dạy và học đã đẩy không ít thầy cô giáo và học sinh vào sự đối phó, nhiều khi bằng hình thức gian lận, nhằm đạt được mục đích của mình. Căn bệnh nan y này của ngành giáo dục đã và đang trực tiếp tạo áp lực lên chính các học sinh khiến nhiều em coi việc học hành không phải là thu nhận kiến thức mà chỉ là để “qua” các kỳ thi. Ngành giáo dục đào tạo cũng đã từng mạnh dạn “nói không với bệnh thành tích” nhưng việc triển khai “đầu voi đuôi chuột” đã khiến quyết tâm trên chỉ như “đá ném ao bèo”…

Áp lực của bệnh thành tích (phải đạt chỉ tiêu tốt nghiệp cao) đã khiến không ít trường tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thiếu nghiêm túc, gian lận bằng mọi giá (mà sự kiện giám thị ném “phao” thi ở Bắc Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 là một ví dụ) đã khiến cho cộng đồng mất niềm tin vào chuyện thi cử của nền giáo dục nước nhà.

Tuy nhiên, sẽ là đáng tiếc nếu vì bức xúc về hiện trạng học hành, thi cử nói trên mà đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thay vì phải làm cho nó nghiêm túc hơn, thực chất hơn. Ý kiến của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan là xuất phát trước thực trạng năm nào tỷ lệ tốt nghiệp THPT cũng 95-96%, và kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng cho thí sinh cũng như tốn kém tiền của xã hội. Một năm trước đây, khi trả lời phỏng vấn báo chí về vụ tai tiếng kỳ thi tốt nghiệp THPT Bắc Giang 2012, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cũng đã tuyên bố “ủng hộ bỏ thi tốt nghiệp THPT”.

Nhiều hệ lụy không mong muốn của việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ xảy đến: học sinh sẽ chỉ chú trọng vào việc học các môn thi đại học mà bỏ qua các môn học khác và điều này sẽ làm nghèo nàn vốn tri thức của các em, vai trò các thầy cô và số phận “các môn phụ” rồi sẽ thế nào nếu giờ đây “học cũng chẳng để làm gì”, không có bằng tú tài thì xin việc ra sao …

Đẩy mạnh nền giáo dục nước nhà đang đòi hỏi sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị. Mỗi việc làm, mỗi lời nói, bước đi, giải pháp… cho sự nghiệp giáo dục phải hết sức căn cơ, cẩn trọng và mang tính thực tiễn sâu sắc, không thể chủ quan, duy ý chí bởi nó liên quan đến một chủ thể quan trọng đó chính là con người.

Hàng triệu phụ huynh lo lắng ngóng con thi tốt nghiệp

Hàng triệu phụ huynh lo lắng ngóng con thi tốt nghiệp
Đúng 7h30 sáng 2/6, gần triệu thí sinh trên cả nước bước vào thi tốt nghiệp môn Văn.
 Đúng 7h30 sáng 2/6, gần triệu thí sinh trên cả nước bước vào thi tốt nghiệp môn Văn.


Lo lắng cho thí sinh khi đến muộn giờ thi.
 Lo lắng cho thí sinh khi đến muộn giờ thi.

Chờ đợi con thi.
 Chờ đợi con thi.

 

Không ít phụ huynh tỏ ra căng thẳng.
 Không ít phụ huynh tỏ ra căng thẳng.

Bình tĩnh hơn, nhiều phụ huynh tìm quán nước ngồi đợi.
 Bình tĩnh hơn, nhiều phụ huynh tìm quán nước ngồi đợi.

Người đàn ông này đứng nhìn vào cổng trường trong suốt thời gian thi môn Văn.
 Người đàn ông này đứng nhìn vào cổng trường trong suốt thời gian thi môn Văn.

 

 

 

 

 


Bộ trưởng Y tế và phát ngôn… “dậy sóng” dư luận

(Kiến Thức) - Gần đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến liên tục có những phát ngôn khó hiểu, “né” trách nhiệm người đứng đầu khiến người dân hoang mang...

Bộ trưởng Y tế và phát ngôn… “dậy sóng” dư luận

"Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin... do kỹ thuật xử lý kỹ thuật"

Chuyện cười ra nước mắt của ngành giáo dục

(Kiến Thức) - "Việc Bộ GD&ĐT cắt thi đua của các trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cao chứng tỏ rằng vô hình trung Bộ đã công nhận chất lượng thật của kỳ thi đang có vấn đề", TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

Chuyện cười ra nước mắt của ngành giáo dục
Tôi cũng thấy buồn cười quá!
Tại hội nghị tổng kết năm học 2012 - 2013 vừa được tổ chức tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã thông báo một quyết định của Bộ: "Toàn ngành giáo dục đã quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước". Dư luận thấy khó hiểu, thậm chí buồn cười. Ông có bình luận gì về điều này?

Tin mới