Ý đồ tập trận bắn đạn thật sát Myanmar của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Chỉ có Bắc Kinh biết ý đồ của tập trận bắn đạn thật sát biên giới Myanmar, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung Quốc-Myanmar ngày càng xấu đi.

Ý đồ tập trận bắn đạn thật sát Myanmar của Trung Quốc
Bắc Kinh đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên bộ và trên không dọc theo biên giới Trung Quốc-Myanmar, tại khu vực gần nơi mà phiến quân Kokang đánh nhau nhiều tháng với quân đội Myanmar.
Y do tap tran ban dan that sat Myanmar cua Trung Quoc
Quân đội Trung Quốc tập trận. 
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo rằng  cuộc tập trận diễn ra bên trong lãnh thổ tỉnh Vân Nam.
“Hoàn cầu Thời báo” (do “Nhân dân Nhật báo”- cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc – đỡ đầu) loan tin quân đội Trung Quốc cho biết tọa độ chính xác của khu vực tập trận, nhưng không cho biết khi nào cuộc tập trận bắn đạn thật sát biên giới Myanmar mới chấm dứt. Tờ báo sặc mùi dân tộc chủ nghĩa này cho biết cuộc tập trận nói trên là “bất thường”, nhưng nhấn mạnh đây là “một hành động nhằm bảo vệ an toàn và tài sản của nhân dân Trung Quốc.”
Giáo sư chính trị học June Dreyer của trường Đại học Miami nói với VOA rằng chỉ có Bắc Kinh mới biết được ý định của cuộc tập trận và đây chính là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar ngày càng xấu đi. Bà nói: “Kể từ khi nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi được trả tự do, có một số cuộc biểu tình tại Myanmar chống lại các dự án của Trung Quốc mà cư dân địa phương cảm thấy có ảnh hưởng xấu đối với họ. Cũng có một số người tại Myanmar chống lại sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc tại đất nước họ. Mối quan hệ Myanmar-Trung Quốc không còn tốt đẹp như dưới thời cai trị của quân đội trước đây”.
Kể từ tháng 3/2015, xung đột giữa phiến quân Kokang thuộc sắc dân Trung Quốc và quân đội Myanmar bắt đầu lan sang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hai vụ oanh tạc của Myanmar gây nên nhiều thiệt hại bên trong lãnh thổ Trung Quốc, làm phát sinh những phản ứng mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh.
Một số nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh tìm cách bành trướng quyền lực qua cuộc tranh chấp đang tiếp diễn ở Biển Đông với các nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó có Philippines và Việt Nam.
Ông Peter Huessey, một nhà nghiên cứu có uy tín về Các vấn đề An ninh Quốc gia tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, nói:  “Trung Quốc đang phát đi những tín hiệu và đó là: Chúng tôi rất mạnh, chúng tôi là một nước lớn và chớ nên can thiệp vào những gì chúng tôi muốn làm”.

Trung Quốc vạch “giới hạn đỏ” cảnh báo Myanmar

Tập trận bắn đạn thật ở Vân Nam là thông điệp “giới hạn đỏ” của Trung Quốc, cảnh báo những gì có thể xảy ra nếu Myanmar vượt qua "vạch đỏ".

Trung Quốc vạch “giới hạn đỏ” cảnh báo Myanmar
Financial Times ngày 1/6 đưa tin, quân đội Trung Quốc bắt đầu tập trận bắn đạn thật kết hợp không quân-lục quân ở tỉnh Vân Nam sát biên giới với Myanmar. Đây là lời cảnh báo rõ ràng nhất với nước láng giềng từng là "đồng minh gần gũi" của Bắc Kinh. Những vụ bom rơi đạn lạc từ cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar với lực lượng phiến quân Kachin người Hán ở Kokang xuống lãnh thổ Trung Quốc đã gây ra thương vong cho dân thường nước này.
Trung Quoc vach “gioi han do” canh bao Myanmar
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc tập trận phóng tên lửa.  
Đại tá quân đội Trung Quốc về hưu Việt Cương bình luận, cuộc tập trận bắn đạn thật của Đại quân khu Thành Đô ở gần biên giới với Myanmar là "hiếm có". Ông Cương cho rằng Bắc Kinh đã nhẫn nhịn và kiềm chế trong các sự cố, nhưng bom đạn Myanmar vẫn rơi xuống lãnh thổ Trung Quốc. "Ý định không thể rõ ràng hơn. Đó là thông điệp giới hạn cuối cùng về sự khoan dung của Trung Quốc. Nếu Myanmar vượt qua giới hạn này, Trung Quốc sẽ phải phản công để bảo vệ chính mình chứ không phải Bắc Kinh khiêu chiến trước", ông đại tá Việt Cương bình luận.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho bắn đạn thật sát Myanmar

(Kiến Thức) - Theo trang mạng Boxun, tập trận bắn đạn thật sát biên giới Myanmar cho thấy Bắc Kinh hết kiên nhẫn trước tình trạng xung đột tràn sang lãnh thổ Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho bắn đạn thật sát Myanmar
Quân khu Thành Đô ngày1/6 thông báo rằng các cuộc tập trận bắn đạn thật gần biên giới Trung Quốc-Myanmar bắt đầu ngày 2 /6/2015. Khu vực này sẽ trở thành một “vùng cấm bay” và các phương tiện giao thông vận tải phải tuân thủ các yêu cầu vào ra nghiêm ngặt. Các nguồn tin của Boxun nói thêm rằng quân đội Trung Quốc cũng sẽ sử dụng cơ hội này để thử nghiệm  một số máy bay chiến đấu mới.
Chu tich Tap Can Binh ra lenh tap tran “doa” Myanmar
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đích thân ra lệnh tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật “vô thời hạn” sát biên giới Myanmar. 
Boxun cho biết thời hạn của các cuộc tập trận phụ thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột âm ỉ giữa chính phủ Myanmar và phiến quân sắc tộc thiểu số. Bom đạn từ phía Myanmar đã nhiều lần rơi vào tỉnh Vân Nam, giết chết một số người và làm bị thương nhiều người khác.

Trung Quốc sắp có 7 “tàu sân bay” mới ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Với các chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL), Trung Quốc có thể biến các rạn san hô ở Biển Đông thành các “tàu sân bay không thể đánh chìm”.

Trung Quốc sắp có 7 “tàu sân bay” mới ở Biển Đông?
Trung Quốc đang bồi đắp xây dựng 7 “đảo nhân tạo” trên các rạn san hô và bãi đá ngầm mà nước này đánh chiếm trái phép ở vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Đáng chú ý là cả 7 “đảo nhân tạo” này đều có bãi đáp dành cho máy bay trực thăng, ngoài việc có hai đường băng sân bay dài tới 3.000 mét. Như vậy là Trung Quốc có tới 7 “tàu sân bay không thể đánh chìm” ở Quần đảo Trường Sa, nếu sử dụng loại chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) như F-35B.
Trung Quoc sap co 7 “tau san bay” moi o Bien Dong?
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B hạ cánh thẳng đứng trên tàu đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ. 
Theo trang mạng Reference News (Tin tức tham khảo) do hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã quản lý, đây là một quyết định chiến lược quan trọng do chi phí khổng lồ của dự án.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.