Y bác sĩ chống dịch tử vong do COVID-19 có được truy phong liệt sĩ?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có đề xuất truy tặng danh hiệu liệt sĩ đối với các bộ y, bác sĩ tham gia chống dịch tử vong do COVID-19.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Phan Văn Anh cho biết, Công đoàn Y tế Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất Chính phủ, Nhà nước và với các bộ ngành liên quan sớm ban hành chế độ chính sách để cán bộ y tế trong khi thực thi nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 bị tử vong được phong danh hiệu liệt sĩ và gia đình được hưởng chế độ liên quan.
Công đoàn Y tế Việt Nam cũng có tờ trình gửi Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Tài chính - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc xin chủ trương hỗ trợ cho đoàn viên, cán bộ y tế tuyến đầu chi viện tăng cường chống dịch COVID-19 các tỉnh miền Nam.
Tờ trình nêu rõ, thực hiện lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế, khoảng 10.000 nhân viên y tế cả nước đã lên đường chi viện cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Nhiều nhân viên y tế phải tạm xa gia đình để thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh. Nhân viên y tế đã rất nỗ lực, tận tâm chăm sóc, điều trị các ca bệnh dương tính, không quản ngày, đêm.
Y bac si chong dich tu vong do COVID-19 co duoc truy phong liet si?
Nhiều nhân viên y tế phải xa gia đình, con nhỏ để đi chống dịch.
Công đoàn Y tế Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn sớm quy định mức chi đối với đoàn viên công đoàn nói chung, nhất là cán bộ y tế tử vong khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, ngày 6/8, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định việc hỗ trợ tiền ăn tăng cường dinh dưỡng cho lực lượng y tế đang chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thống nhất chủ trương hỗ trợ chi phí cải thiện, tăng cường chất dinh dưỡng bữa ăn, góp phần đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ chống dịch tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người.  
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng đã đồng ý đề xuất trích từ nguồn tích lũy công đoàn ngành y tế để hỗ trợ cho khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế chi viện cho miền Nam với mức 2 triệu đồng/người (tổng khoảng 20 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, Công đoàn y tế sẽ mua thẻ bảo hiểm an toàn cho khoảng 10.000 cán bộ trên. Kinh phí mua thẻ được trích từ nguồn kinh phí tích lũy của Công đoàn y tế Việt Nam và xã hội hóa. 
Y bac si chong dich tu vong do COVID-19 co duoc truy phong liet si?-Hinh-2

Phải làm việc liên tục, các bác sĩ trẻ phải tranh thủ gục xuống nơi bậc thềm để lấy sức. Ảnh: NVCC 

Trước đề xuất mới của Tổng Liên đoàn Lao Động, luật sư Hoàng Tùng - Văn phòng luật sư Trung Hòa cho rằng, tình hình dịch bệnh phức tạp với số lượng bệnh nhân vẫn gia tăng, biến thể của virus ngày một nguy hiểm nhất là ở các tỉnh phía Nam. Lực lượng y tế trong thời gian vừa qua cũng như hiện tại thật sự là rất vất vả, oằn mình chống dịch. Các công tác từ đơn giản như khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm rồi đến điều trị bệnh nhân nhiễm bệnh các bác sĩ đã rất tận tâm, hy sinh rất nhiều thứ vì sức khỏe của người dân và vì đất nước.

Ngoài việc đảm bảo khám chữa bệnh được diễn ra bình thường thì công tác phòng dịch và chống dịch luôn được đặt trọng tâm. Để cứu sống được bệnh nhân, chữa khỏi bệnh và ngăn chặn sự phát tán của COVID-19 thì lực lượng y tế đã phải hy sinh nhiều thứ như: sức khỏe, thời gian nghỉ ngơi... và còn có cả tính mạng.

Có thể nói, việc bác sĩ tử vong trong khi thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh là một nỗi đau của người thân họ, là nối đau của ngành y tế. Do đó, việc ghi nhận công lao này là điều cần thiết.

Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ: Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu; Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.

Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ.

Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Trách nhiệm lập hồ sơ xác nhận liệt sĩ: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ cho các trường hợp hy sinh kể trên; hồ sơ bao gồm: Giấy báo tử;  Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử.

Do đó, tùy từng trường hợp các bác sĩ nếu có hy sinh trong khi chống dịch sẽ được xem xét truy phong danh hiệu liệt sĩ.

Danh hiệu liệt sĩ bản chất là để nhà nước, người dân ghi nhận, ghi nhớ đối với công ơn của người đã khuất khi họ mất vì hy sinh cho đất nước, cho xã hội... "Với bất kỳ ai thì quyền được sống là quyền thiêng liêng nhất, việc hy sinh vì lợi ích chung của toàn dân thì xứng đáng được xem xét ghi nhận" - luật sư Hoàng Tùng nói.

>>> Mời quý độc giả xem video: Y bác sĩ Đà Nẵng kiệt sức giữa tâm dịch Covid-19

Nguồn: THĐT


COVID-19 làm lộ mặt những “quái nữ” tay nhanh hơn não

Thời gian qua, các tỉnh-thành trong cả nước đang phải căng mình chống dịch COVID-19, thế nhưng nhiều đối tượng không tuân thủ quy định, thậm chí còn chống đối, tấn công lực lượng chức năng tại chốt COVID-19, trong đó không ít đối tượng là nữ giới.

COVID-19 lam lo mat nhung “quai nu” tay nhanh hon nao

Người phụ nữ đánh công an vì thấy chồng bị lập biên bản: Thấy chồng bị tổ phòng, chống dịch COVID-19 lập biên bản vì ra đường khi không cần thiết, bà Trần Thị Tuyền (42 tuổi, ngụ xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) buông lời xúc phạm và đánh một công an xã. Ngày 13/8, Bà Tuyền bị Công an huyện Phú Tân bắt tạm giam. 

COVID-19 lam lo mat nhung “quai nu” tay nhanh hon nao-Hinh-2

Ra đường không lý do, người phụ nữ gọi chồng tới cản trở tổ chống dịch: Lê Thị Hồng Thúy (SN 1977 ở TP Vĩnh Long) ra đường trong trường hợp không cần thiết nên tổ công tác lập biên bản. Sau đó, Thuý gọi chồng Nguyễn Thanh Hùng (1984) đến, lớn tiếng chửi bới và xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ. Ngày 10/8, phường 4 (TP Vĩnh Long) đã xử phạt Hùng 2,5 triệu đồng và Thúy 2 triệu đồng. 

Trưởng ban HĐND tỉnh Phú Yên “đi xem đất” cùng một phụ nữ: Xử lý nghiêm

Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm minh vụ Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên cùng một phụ nữ ra đường không cần thiết, không có lý do chính đáng và bị xử phạt.

Sáng 14/8, ông Ngô Đình Thiện, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên đã ký văn bản gửi Đảng đoàn HĐND tỉnh Phú Yên về thông tin báo chí phản ánh ông Lê Xuân Hà (SN 1978, Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy giao Đảng đoàn HĐND tỉnh Phú Yên khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh theo quy định nếu có vi phạm và thông tin rộng rãi để nhân dân biết, đồng thời báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về kết quả thực hiện.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.