Y-8J Trung Quốc gây áp lực cho “sát thủ săn ngầm” P-3C

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự TQ cho rằng, với việc Y-8J gia nhập hải quân sẽ tạo ra áp lực lớn với “sát thủ săn ngầm” P-3C Nhật Bản.

Y-8J Trung Quốc gây áp lực cho “sát thủ săn ngầm” P-3C
Ngày 24/7/2013, một máy bay cảnh báo Y-8J Skymaster của Trung Quốc đã bay qua không phận quốc tế nằm giữa 2 khu vực Okinawa và Myako để tới biển Tây Thái Bình Dương. Trước động thái này của Trung Quốc, Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản ngay lập tức đã phải điều gấp máy bay tiêm kích F-15 giám sát.
Chuyên gia quân sự Lý Lợi (Trung Quốc) cho biết, việc nước này đưa máy bay cảnh báo Y-8J gia nhập hải quân đồng nghĩa với sẽ tạo áp lực lớn đối với “sát thủ săn ngầm” P-3C của Nhật Bản, chính vì thế Nhật Bản đã theo dõi sát sao động thái này của Trung Quốc.
Máy bay cảnh báo Y-8J được đưa vào sử dụng sẽ nâng cao khả năng tấn công trên biển của Hải quân Trung Quốc.
Theo truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), máy bay cảnh báo Y-8J được lắp đặt hệ thống radar đặc biệt có tầm hoạt động tới 640 km (tuy nhiên một số nguồn khác thì tầm trinh sát chỉ là hơn 100km). Nếu như Trung Quốc có 8 chiếc máy bay cảnh báo Y-8J thì có thể tiến hành trinh sát liên tục 24/24h tại ít nhất 2 khu vực, có thể bổ sung cho năng lực cảnh báo trên không của nước này.
Máy bay cảnh báo Y-8J Skymaster.
Máy bay cảnh báo Y-8J Skymaster.
Chuyên gia quân sự Lý Lợi cũng giải thích lý do Nhật Bản quan tâm đặc biệt tới hành động này của Trung Quốc. Ông cho biết, máy bay cảnh báo Y-8J không đơn thuần là máy bay không quân, mà nó là máy bay cảnh báo dùng cho lực lượng hải quân. Nhật Bản trước đây thường đánh giá thấp khả năng trinh sát viễn dương, khả năng xác định các mục tiêu của Hải quân Trung Quốc.
“Máy bay cảnh báo Y-8J của Trung Quốc và “sát thủ săn ngầm” P-3C của Nhật Bản cơ bản có tính năng tương tự nhau, Nhật Bản phải nhận ra một điều là, trinh sát trên không phận của khu vực Okinawa không còn là “độc quyền” của nước này nữa, mà còn có sự tồn tại của máy bay cảnh báo Y-8J. Điều này đã tác động tới sự tự tin thái quá của Nhật Bản, uy hiếp trực tiếp với sự độc quyền kiểm soát không phận của nước này”, ông này nói.
Ông cũng chỉ ra rằng, lợi thế của việc sử dụng máy bay cảnh báo trên biển là chống ngầm và chống hạm. Trước đây, lực lượng Hải quân Trung Quốc gồm các tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu sân bay, tàu ngầm đều hoạt động trên biển, nhưng hệ thống radar chịu sự chi phối của nước, nên phạm vi trinh sát tối đạt được chỉ khoảng 40km.
Hiện tại, Trung Quốc đã đưa máy bay cảnh báo Y-8J vào sử dụng, khả năng trinh sát, chống ngầm của Hải quân Trung Quốc sẽ nâng cao rõ rệt.
Chuyên gia quân sự Lý Lợi cho rằng, trong tương lai, máy bay cảnh báo Y-8J sẽ phối hợp cùng với lực lượng hải quân, phối hợp hoạt động với các chiến hạm và tàu ngầm khác để tiến hành các hoạt động trinh sát.

Tìm hiểu “con rồng” J-10 của TQ áp sát Senkaku/Điếu Ngư

Tìm hiểu “con rồng” J-10 của TQ áp sát Senkaku/Điếu Ngư
Tiêm kích đa năng J-10 (phương Tây đặt biệt danh “Vigorous Dragon – con rồng hùng mạnh) do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Thành Đô (CAC) Trung Quốc thiết kế và sản xuất trang bị chủ yếu cho Không quân Trung Quốc. 

Nhận mặt tên lửa Trung Quốc “áp sát” Senkaku/Điếu Ngư

Nhận mặt tên lửa Trung Quốc “áp sát” Senkaku/Điếu Ngư
Theo cơ quan tình báo Mỹ, quân đội Trung Quốc bắt đầu điều chuyển đơn vị tên lửa đạn đạo tới bờ biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này diễn ra trong bối cảnh xảy ra căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Tokyo xung quanh chủ quyền quần đảo này.

“Vệ sĩ” bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản

“Vệ sĩ” bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản
Trong những tháng đầu năm 2013, Trung Quốc tiếp điều động nhiều tàu hải giám tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trước tình hình đó, Nhật Bản liên tiếp tung thêm nhiều vũ khí tối tân tới nơi này để “canh giữ” cả trên trời lẫn dưới biển.
Trong những tháng đầu năm 2013, Trung Quốc tiếp điều động nhiều tàu hải giám tới khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trước tình hình đó, Nhật Bản liên tiếp tung thêm nhiều vũ khí tối tân tới nơi này để “canh giữ” cả trên trời lẫn dưới biển.

Trên trời, đối phó trước tiêm kích J-10 hay máy bay của hải giám Trung Quốc xâm phạm, Nhật Bản thường xuyên điều động tiêm kích hạng nặng F-15J đánh chặn.
Trên trời, đối phó trước tiêm kích J-10 hay máy bay của hải giám Trung Quốc xâm phạm, Nhật Bản thường xuyên điều động tiêm kích hạng nặng F-15J đánh chặn.

Tiêm kích F-15J có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 120km với tên lửa đối không tầm trung AAM-4 do Nhật Bản sản xuất.
Tiêm kích F-15J có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 120km với tên lửa đối không tầm trung AAM-4 do Nhật Bản sản xuất.

So với tiêm kích J-10/J-11 của Trung Quốc, trong khả năng đối không thì F-15J vẫn được đánh giá cao hơn. Trong tương lai gần, F-15J vẫn là lựa chọn tối ưu của nước này đối phó với máy bay Trung Quốc.
So với tiêm kích J-10/J-11 của Trung Quốc, trong khả năng đối không thì F-15J vẫn được đánh giá cao hơn. Trong tương lai gần, F-15J vẫn là lựa chọn tối ưu của nước này đối phó với máy bay Trung Quốc.

Trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản quyết định triển khai 4 tàu khu trục lớp Akizuki tuần tra vùng biển Hoa Đông và nhất là bảo vệ khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họa
Trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản quyết định triển khai 4 tàu khu trục lớp Akizuki tuần tra vùng biển Hoa Đông và nhất là bảo vệ khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họa

Khu trục lớp Akizuki có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 150,5m. Con tàu được thiết kế nghiêng về khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm.
Khu trục lớp Akizuki có lượng giãn nước toàn tải 6.800 tấn, dài 150,5m. Con tàu được thiết kế nghiêng về khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm.

Trong tác chiến chống ngầm, Akizuki trang bị hệ thống tên lửa diệt tàu ngầm tầm xa RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Trên tên lửa lắp ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tầm bắn 11km, xuyên sâu xuống mặt nước 365m) hoặc Mk-54. Trong ảnh là tên lửa RUM-139 rời bệ phóng.
Trong tác chiến chống ngầm, Akizuki trang bị hệ thống tên lửa diệt tàu ngầm tầm xa RUM-139 VL-ASROC có tầm bắn 22km. Trên tên lửa lắp ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tầm bắn 11km, xuyên sâu xuống mặt nước 365m) hoặc Mk-54. Trong ảnh là tên lửa RUM-139 rời bệ phóng.

Akizuki có thể mang 8 tên lửa chống tàu cận âm SSM-1B cho phép diệt tàu mặt nước ở cự ly 150-200km, lắp đầu đạn nặng 260kg. Ảnh minh họa
Akizuki có thể mang 8 tên lửa chống tàu cận âm SSM-1B cho phép diệt tàu mặt nước ở cự ly 150-200km, lắp đầu đạn nặng 260kg. Ảnh minh họa

Ngoài tàu Akizuki, Nhật đang lên kế hoạch triển khai thêm các tàu ngầm tấn công hiện đại nhất nước này lớp Soryu tới Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài tàu Akizuki, Nhật đang lên kế hoạch triển khai thêm các tàu ngầm tấn công hiện đại nhất nước này lớp Soryu tới Senkaku/Điếu Ngư.

Điểm đặc biệt của Soryu là con tàu trang bị công nghệ động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép hoạt động lâu hơn dưới mặt nước, giảm tiếng ồn. Tàu ngầm Soryu trang bị máy phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi chống ngầm Type 89 hoặc tên lửa chống tàu cận âm tầm ngắn UGM-84 Harpoon.
Điểm đặc biệt của Soryu là con tàu trang bị công nghệ động cơ đẩy không khí độc lập (AIP) cho phép hoạt động lâu hơn dưới mặt nước, giảm tiếng ồn. Tàu ngầm Soryu trang bị máy phóng ngư lôi 533mm có thể bắn ngư lôi chống ngầm Type 89 hoặc tên lửa chống tàu cận âm tầm ngắn UGM-84 Harpoon.

Để tăng cường khả năng tuần tra, trinh sát chống ngầm khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đang tính toán dùng thủy phi cơ US-2.
Để tăng cường khả năng tuần tra, trinh sát chống ngầm khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đang tính toán dùng thủy phi cơ US-2.

Thủy phi cơ US-2 có khả năng cất hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở Senkaku/Điếu Ngư.
Thủy phi cơ US-2 có khả năng cất hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở Senkaku/Điếu Ngư.

US-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt AE 2100J cho phép đạt tốc độ 560km, tầm bay tới 4.700km.
US-2 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt AE 2100J cho phép đạt tốc độ 560km, tầm bay tới 4.700km.

Nhằm đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc trong trường hợp xung đột xảy ra, Nhật Bản cũng tính tới khả năng dùng “sát thủ săn ngầm” Kawasaki P-1 mới đưa vào phục vụ.
Nhằm đối phó với hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc trong trường hợp xung đột xảy ra, Nhật Bản cũng tính tới khả năng dùng “sát thủ săn ngầm” Kawasaki P-1 mới đưa vào phục vụ.

P-1 do Nhật Bản tự phát triển dùng cho nhiều nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn. Trên máy bay lắp đặt nhiều thiết bị trinh sát chống ngầm hiện đại. Đây được coi là “khắc tinh” của tàu ngầm Trung Quốc.
P-1 do Nhật Bản tự phát triển dùng cho nhiều nhiệm vụ gồm: tuần tra biển, trinh sát, săn tàu ngầm, chống tàu mặt nước và tìm kiếm cứu nạn. Trên máy bay lắp đặt nhiều thiết bị trinh sát chống ngầm hiện đại. Đây được coi là “khắc tinh” của tàu ngầm Trung Quốc.

P-1 được thiết kế khoang trong thân và 8 giá treo trên cánh mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65; ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom. Với số vũ khí này, ngoài khả năng chống tàu ngầm, P-1 hoàn toàn có thể đe dọa chiến hạm mặt nước.
P-1 được thiết kế khoang trong thân và 8 giá treo trên cánh mang được tổng cộng 9 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm AGM-84 Harpoon, ASM-1C, AGM-65; ngư lôi chống ngầm MK-46, Type 97; thủy lôi; bom. Với số vũ khí này, ngoài khả năng chống tàu ngầm, P-1 hoàn toàn có thể đe dọa chiến hạm mặt nước.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Nga chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào Ukraine?

Theo truyền thông Nga, hiện tại, quân Nga đang tích cực các hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine. Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, cuộc tấn công sẽ sớm bắt đầu vào mùa hè này.