Xuất xứ một số mẫu tiểu liên của Việt Minh từng sử dụng

Xuất xứ một số mẫu tiểu liên của Việt Minh từng sử dụng

Những khẩu súng tiểu liên từ “trời Tây” đã được QĐND Việt Nam sử dụng để đánh bại kẻ địch của mình. Dưới đây là 8 mẫu súng tiểu liên đã làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, khiến người Pháp phải thảm bại.

Đầu tiên là  tiểu liên MAS-38 của Pháp, sử dụng cỡ đạn 7,65x20mm; súng có chiều dài 635mm, trọng lượng khoảng 2,87kg, khi mang đủ đạn là 3,56kg; hộp tiếp đạn 32 viên; tầm bắn hiệu quả của súng từ 50-100m. Tiểu liên MAS-38 do Nhà máy vũ khí Saint-Etienne phát triển, năm 1938 được đưa vào biên chế và bắt đầu sản xuất từ năm 1939.
Đầu tiên là tiểu liên MAS-38 của Pháp, sử dụng cỡ đạn 7,65x20mm; súng có chiều dài 635mm, trọng lượng khoảng 2,87kg, khi mang đủ đạn là 3,56kg; hộp tiếp đạn 32 viên; tầm bắn hiệu quả của súng từ 50-100m. Tiểu liên MAS-38 do Nhà máy vũ khí Saint-Etienne phát triển, năm 1938 được đưa vào biên chế và bắt đầu sản xuất từ năm 1939.
Năm 1940, Quân đội Đức chiếm đóng Pháp, MAS-38 tiếp tục được sản xuất để trang bị cho mình và cho quân Pháp Vichy. MAS-38 là một trong những kiểu tiểu liên chủ lực, được quân đội viễn chinh Pháp sử dụng ở Đông Dương, trong thời kỳ đầu của chiến tranh. Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đã tịch thu và sử dụng lại súng này với tên gọi "tiểu liên Mát".
Năm 1940, Quân đội Đức chiếm đóng Pháp, MAS-38 tiếp tục được sản xuất để trang bị cho mình và cho quân Pháp Vichy. MAS-38 là một trong những kiểu tiểu liên chủ lực, được quân đội viễn chinh Pháp sử dụng ở Đông Dương, trong thời kỳ đầu của chiến tranh. Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đã tịch thu và sử dụng lại súng này với tên gọi "tiểu liên Mát".
Thứ hai là tiểu liên MAT-49 của Pháp, có cỡ đạn 9x19mm, chiều dài súng 660mm; trọng lượng súng 3,6kg khi không có hộp tiếp đạn và 4,17kg khi mang đầy đủ đạn; sử dụng hộp tiếp đạn 32 viên, tầm bắn hiệu quả là 100m. Tiểu liên MAT-49 do nhà máy vũ khí Tulle thiết kế, được đưa vào biên chế năm 1949 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ 1950.
Thứ hai là tiểu liên MAT-49 của Pháp, có cỡ đạn 9x19mm, chiều dài súng 660mm; trọng lượng súng 3,6kg khi không có hộp tiếp đạn và 4,17kg khi mang đầy đủ đạn; sử dụng hộp tiếp đạn 32 viên, tầm bắn hiệu quả là 100m. Tiểu liên MAT-49 do nhà máy vũ khí Tulle thiết kế, được đưa vào biên chế năm 1949 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ 1950.
MAT-49 là tiểu liên chính trong các đơn vị Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn sau của chiến tranh. Trong chiến đấu QĐNDVN tịch thu MAT-49 với số lượng lớn và sử dụng chúng làm một trong những tiểu liên chính của mình dưới tên gọi "tiểu liên Tuyn".
MAT-49 là tiểu liên chính trong các đơn vị Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn sau của chiến tranh. Trong chiến đấu QĐNDVN tịch thu MAT-49 với số lượng lớn và sử dụng chúng làm một trong những tiểu liên chính của mình dưới tên gọi "tiểu liên Tuyn".
Thứ ba là tiểu liên Sten của Anh, súng có cỡ đạn 9x19mm, chiều dài 900mm; trọng lượng súng nặng 3,48kg, sử dụng hộp tiếp đạn 32 viên; tầm bắn hiệu quả từ 50-100m. Tiểu liên Sten được thiết kế và phát triển ở nhà máy vũ khí Enfield năm 1940, được sản xuất hàng loạt từ năm 1941 và là tiểu liên chính của Quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Thứ ba là tiểu liên Sten của Anh, súng có cỡ đạn 9x19mm, chiều dài 900mm; trọng lượng súng nặng 3,48kg, sử dụng hộp tiếp đạn 32 viên; tầm bắn hiệu quả từ 50-100m. Tiểu liên Sten được thiết kế và phát triển ở nhà máy vũ khí Enfield năm 1940, được sản xuất hàng loạt từ năm 1941 và là tiểu liên chính của Quân đội Anh trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Trong giai đoạn đầu chiến tranh ở Đông Dương, Quân đội Pháp sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Đối với Quân đội Viẹt Nam, một số lượng nhỏ Sten đầu tiên do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp. Nhiều xưởng quân giới Việt Nam cũng tự sản xuất Sten nhưng chỉ với số lượng hạn chế.   \
Trong giai đoạn đầu chiến tranh ở Đông Dương, Quân đội Pháp sử dụng khá nhiều tiểu liên Sten do Anh cung cấp. Đối với Quân đội Viẹt Nam, một số lượng nhỏ Sten đầu tiên do OSS cung cấp năm 1945, nhưng chủ yếu là tịch thu từ quân Anh-Pháp. Nhiều xưởng quân giới Việt Nam cũng tự sản xuất Sten nhưng chỉ với số lượng hạn chế.

\
Thứ tư là tiểu liên MP-40 của Đức, có cỡ đạn 9x19mm, chiều dài súng là 833mm; trọng lượng 4,03kg khi không có hộp tiếp đạn và 4,7kg khi mang đủ đạn; hộp tiếp đạn 32 viên, tầm bắn hiệu quả 100m. Tiểu liên kiểu 1940 (MP-40) do Công ty Erma Werke sản xuất hàng loạt năm 1940, là mẫu tiểu liên chính của Quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Thứ tư là tiểu liên MP-40 của Đức, có cỡ đạn 9x19mm, chiều dài súng là 833mm; trọng lượng 4,03kg khi không có hộp tiếp đạn và 4,7kg khi mang đủ đạn; hộp tiếp đạn 32 viên, tầm bắn hiệu quả 100m. Tiểu liên kiểu 1940 (MP-40) do Công ty Erma Werke sản xuất hàng loạt năm 1940, là mẫu tiểu liên chính của Quân đội Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
MP-40 là chiến lợi phẩm Pháp thu được của quân Đức trong thế chiến hai, được sử dụng để trang bị cho lính dù và biệt kích Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn đầu chiến tranh. Trong quá trình chiến đấu, một số MP-40 được Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu và sử dụng lại.
MP-40 là chiến lợi phẩm Pháp thu được của quân Đức trong thế chiến hai, được sử dụng để trang bị cho lính dù và biệt kích Pháp ở Đông Dương trong giai đoạn đầu chiến tranh. Trong quá trình chiến đấu, một số MP-40 được Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu và sử dụng lại.
Thứ năm là tiểu liên Thompson kiểu 36 của Mỹ và Trung Quốc, sử dụng cỡ đạn .45ACP 11,43x23mm; chiều dài súng 852mm, trọng lượng súng 4,9kg; súng sử dụng các loại hộp tiếp đạn từ 20, 30, 50 đến 100 viên; tầm bắn hiệu quả 100-150m. Tiểu liên Thompson do J.T. Thompson thiết kế và đi vào sản xuất đại trà từ năm 1921 với nhiều phiên bản.
Thứ năm là tiểu liên Thompson kiểu 36 của Mỹ và Trung Quốc, sử dụng cỡ đạn .45ACP 11,43x23mm; chiều dài súng 852mm, trọng lượng súng 4,9kg; súng sử dụng các loại hộp tiếp đạn từ 20, 30, 50 đến 100 viên; tầm bắn hiệu quả 100-150m. Tiểu liên Thompson do J.T. Thompson thiết kế và đi vào sản xuất đại trà từ năm 1921 với nhiều phiên bản.
Ở Việt Nam, Quân đội Pháp sử dụng nhiều tiểu liên Thompson do Anh, Mỹ cung cấp; súng cũng được trang bị nhiều cho quân đội của Bảo Đại. Nhiều tiểu liên Thompson được Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu và sử dụng lại, nhất là các đơn vị ở Nam Bộ. Ngoài ra, một số phiên bản do Trung Quốc sản xuất với tên gọi kiểu 36, được viện trợ cho Việt Nam sau năm 1950.
Ở Việt Nam, Quân đội Pháp sử dụng nhiều tiểu liên Thompson do Anh, Mỹ cung cấp; súng cũng được trang bị nhiều cho quân đội của Bảo Đại. Nhiều tiểu liên Thompson được Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu và sử dụng lại, nhất là các đơn vị ở Nam Bộ. Ngoài ra, một số phiên bản do Trung Quốc sản xuất với tên gọi kiểu 36, được viện trợ cho Việt Nam sau năm 1950.
Thứ sáu là tiểu liên M3 Grease của Mỹ, cỡ đạn .45ACP 11,43x23mm; chiều dài của súng 745mm; trọng lượng 3,7kg; sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên, tầm bắn hiệu quả 50m. Tiểu liên M3 do George Hyde và Frederick Sampson thiết kế năm 1942 và sản xuất hàng loạt năm 1943.
Thứ sáu là tiểu liên M3 Grease của Mỹ, cỡ đạn .45ACP 11,43x23mm; chiều dài của súng 745mm; trọng lượng 3,7kg; sử dụng hộp tiếp đạn 30 viên, tầm bắn hiệu quả 50m. Tiểu liên M3 do George Hyde và Frederick Sampson thiết kế năm 1942 và sản xuất hàng loạt năm 1943.
M3 Grease là loại tiểu liên rẻ tiền, nhằm đáp ứng nhu cầu thời chiến của quân đội Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Tiểu liên M3 được Pháp trang bị cho quân đội của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. Quân đội Nhân dân Việt Nam thu và sử dụng lại loại súng này với tên gọi "tiểu liên Ghít".
M3 Grease là loại tiểu liên rẻ tiền, nhằm đáp ứng nhu cầu thời chiến của quân đội Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Tiểu liên M3 được Pháp trang bị cho quân đội của Bảo Đại và giáo phái ở Nam Bộ. Quân đội Nhân dân Việt Nam thu và sử dụng lại loại súng này với tên gọi "tiểu liên Ghít".
Thứ bảy là tiểu liên PPSh-41/K-50 của Liên Xô Và Trung Quốc, có cỡ đạn 7,62x25mm, chiều dài súng 843mm; trọng lượng là 3,63/4,3kg tương ứng với mẫu súng của Liên Xô và Trung Quốc; hộp tiếp đạn từ 35 đến 71 viên. Tiểu liên PPSh-41 được Georgi Shpagin thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt năm 1941, là tiểu liên được trang bị chính của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới 2.
Thứ bảy là tiểu liên PPSh-41/K-50 của Liên Xô Và Trung Quốc, có cỡ đạn 7,62x25mm, chiều dài súng 843mm; trọng lượng là 3,63/4,3kg tương ứng với mẫu súng của Liên Xô và Trung Quốc; hộp tiếp đạn từ 35 đến 71 viên. Tiểu liên PPSh-41 được Georgi Shpagin thiết kế và đi vào sản xuất hàng loạt năm 1941, là tiểu liên được trang bị chính của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới 2.
Trung Quốc sản xuất mẫu súng tiểu liên kiểu 50 theo mẫu PPSh-41. Tiểu liên PPSh-41/K-50 do Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam từ sau năm 1950 và được trang bị làm một trong những tiểu liên chính trong các đơn vị chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hộp tiếp đạn cong 35 viên, được sử dụng phổ biến hơn do phù hợp với thể chất của người Việt Nam.
Trung Quốc sản xuất mẫu súng tiểu liên kiểu 50 theo mẫu PPSh-41. Tiểu liên PPSh-41/K-50 do Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam từ sau năm 1950 và được trang bị làm một trong những tiểu liên chính trong các đơn vị chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hộp tiếp đạn cong 35 viên, được sử dụng phổ biến hơn do phù hợp với thể chất của người Việt Nam.
Cuối cùng là tiểu liên Madsen M-50 của Đan Mạch, có cỡ đạn 9x19mm, chiều dài 800mm; trọng lượng 3,17kg, sử dụng hộp tiếp đạn 32 viên; tầm bắn hiệu quả của súng là 100m. Tiểu liên Madsen M-1950 do Công ty Dansk Industri Syndikat của Đan Mạch sản xuất, cải tiến dựa trên các phiên bản M-46, M-49, sản xuất từ năm 1950.
Cuối cùng là tiểu liên Madsen M-50 của Đan Mạch, có cỡ đạn 9x19mm, chiều dài 800mm; trọng lượng 3,17kg, sử dụng hộp tiếp đạn 32 viên; tầm bắn hiệu quả của súng là 100m. Tiểu liên Madsen M-1950 do Công ty Dansk Industri Syndikat của Đan Mạch sản xuất, cải tiến dựa trên các phiên bản M-46, M-49, sản xuất từ năm 1950.
Ở chiến trường Việt Nam, tiểu liên Madsen M-50 được Pháp trang bị cho một số đơn vị biệt kích ở Lào và trong quá trình chiến đấu, nhiều số lượng súng Madsen M-50 được Quân đội Nhân dân Việt Nam làm chiến lợi phẩm và sử dụng lại.
Ở chiến trường Việt Nam, tiểu liên Madsen M-50 được Pháp trang bị cho một số đơn vị biệt kích ở Lào và trong quá trình chiến đấu, nhiều số lượng súng Madsen M-50 được Quân đội Nhân dân Việt Nam làm chiến lợi phẩm và sử dụng lại.

GALLERY MỚI NHẤT