Xuất hiện loạt bệnh lý đáng lo “đeo bám” người khỏi COVID-19

(Kiến Thức) - Những người sống sót sau COVID-19 kém khỏe mạnh hơn những người không bị nhiễm virus SARS-CoV-2, nhiều khả năng bị đau, khó chịu, lo lắng, trầm cảm và gặp các vấn đề về vận động.

Xuất hiện loạt bệnh lý đáng lo “đeo bám” người khỏi COVID-19
Nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Lancet, được cho là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay - có đề cập đến đối tượng nghiên cứu đã chữa khỏi COVID-19 hơn 1 năm sau khi phải nhập viện.
Nhóm đối tượng này gồm 1.276 bệnh nhân nhập viện Jin Yin-tan ở Vũ Hán, Trung Quốc và xuất viện từ ngày 7/1 đến ngày 29/5/2020.
Họ đã trải qua các cuộc kiểm tra sức khỏe chi tiết khi được 6 tháng và 12 tháng (tính từ ngày đầu tiên các đối tượng trải qua các triệu chứng của COVID-19) để đánh giá tất cả các triệu chứng liên tục và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của họ.
Đánh giá này bao gồm bảng câu hỏi trực tiếp, khám sức khỏe, kiểm tra trong phòng thí nghiệm và kiểm tra đi bộ kéo dài 6 phút để đánh giá mức độ chịu đựng của bệnh nhân. Tuổi trung bình của bệnh nhân COVID-19 được đưa vào nghiên cứu là 57 tuổi.
Xuat hien loat benh ly dang lo “deo bam” nguoi khoi COVID-19
Ảnh minh họa. 
Kết quả cho thấy, khoảng 1/3 đối tượng vẫn bị khó thở và tình trạng suy phổi vẫn tồn tại ở một số bệnh nhân, đặc biệt là những người đã trải qua cơn bệnh nặng nhất với COVID-19.
35,7% bệnh nhân trải qua các xét nghiệm sức khỏe phổi bổ sung bị suy giảm khuếch tán - giảm lưu lượng oxy từ phổi đến máu.
Nhìn chung, những người sống sót sau COVID-19 kém khỏe mạnh hơn những người không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 (tương xứng với tuổi, giới tính và các tình trạng bệnh trước đó). Họ cũng có nhiều khả năng bị đau hoặc khó chịu, lo lắng hoặc trầm cảm và gặp các vấn đề về vận động hơn những người không mắc bệnh.
"Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu lớn nhất cho đến nay để đánh giá kết quả sức khỏe của những người đã từng phải nhập viện và sống sót sau COVID-19 12 tháng kể từ khi bị bệnh.
Trong khi hầu hết đã hồi phục tốt, một số bệnh nhân vẫn còn gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những người đã bị ốm nặng trong thời gian nằm viện.
Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc phục hồi đối với một số bệnh nhân sẽ mất hơn một năm và điều này cần được tính đến khi lập kế hoạch cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau đại dịch", Giáo sư Bin Cao, Trung tâm Y học Hô hấp Quốc gia, Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật, Trung Quốc cho biết.
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, khó thở và các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm phổ biến hơn một chút sau 12 tháng so với thời điểm 6 tháng nhưng chưa tìm được lý do rõ ràng của sự gia tăng đáng lo ngại này.
Xuat hien loat benh ly dang lo “deo bam” nguoi khoi COVID-19-Hinh-2
 Ảnh minh họa.
Đáng nói, phụ nữ có nhiều khả năng mắc một số triệu chứng kéo dài hơn nam giới, bao gồm các vấn đề về sức khỏe tâm thần và các vấn đề về chức năng phổi.
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi hoặc yếu cơ, được báo cáo xuất hiện ở 20% bệnh nhân. Nhưng con số đó đã giảm đáng kể so với 52% những người được báo cáo xuất hiện các triệu chứng như vậy 6 tháng sau khi nhập viện. Một số vấn đề, chẳng hạn như khó thở, phổ biến hơn ở những người đã bị bệnh nặng hơn.
Một bài xã luận của Lancet được xuất bản cùng thời điểm cho biết: "Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục, nhu cầu hiểu và ứng phó với đại dịch kéo dài ngày càng cấp thiết.
Các triệu chứng như mệt mỏi dai dẳng, khó thở, sương mù não và trầm cảm có thể khiến hàng triệu người suy nhược trên toàn cầu. Tuy nhiên, rất ít thông tin về tình trạng này… Không có phương pháp điều trị đã được chứng minh hoặc thậm chí là hướng dẫn phục hồi cho những người bị ảnh hưởng sức khỏe kéo dài do COVID-19. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục cuộc sống bình thường của mọi người và khả năng làm việc của họ từ đó ảnh hưởng đến xã hội, tăng gánh nặng chăm sóc sức khỏe và áp lực kinh tế, khiến nền kinh tế tổn thất năng suất đáng kể. Có thể nói, COVID-19 đang đưa ra một thách thức cực lớn cho nền y tế hiện đại".
Xuat hien loat benh ly dang lo “deo bam” nguoi khoi COVID-19-Hinh-3
 
Xuat hien loat benh ly dang lo “deo bam” nguoi khoi COVID-19-Hinh-4
 

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, tuổi cao đang phục hồi tốt

Tại Trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc (Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang), bệnh nhân thở máy đầu tiên đã được cai máy thở; nhiều bệnh nhân nặng, tuổi cao đang hồi phục rất tốt.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng, tuổi cao đang phục hồi tốt

Sáng 12/6, BS. Nguyễn Tấn Hùng, Trưởng đoàn chi viện của Bệnh viện Đà Nẵng tại Bắc Giang cho biết, ca thở máy đầu tiên tại Trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc (đặt tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang) đã cai máy thở, rút ống nội khí quản thành công.

Sản phẩm làm đẹp chị em săn lùng, thực chất chỉ lãng phí tiền

(Kiến Thức) - Trước những sản phẩm làm đẹp phổ biến, được nhà sản xuất hết lòng ca ngợi, chị em sẵn sàng rút ví ra mua. Vậy nhưng, bác sĩ da liễu lại đánh giá chúng không cần thiết, thậm chí gây hại cho da.

Sản phẩm làm đẹp chị em săn lùng, thực chất chỉ lãng phí tiền
San pham lam dep chi em san lung, thuc chat chi lang phi tien
 Con lăn ngọc. Từ triều đại nhà Thanh (Trung Quốc), phụ nữ đã biết dùng con lăn ngọc để làm đẹp. Họ tin rằng chất liệu ngọc sẽ làm dịu da, săn chắc cơ mặt. Ngày nay, con lăn được giới thiệu có khả năng giúp làm sạch da, thải độc, giảm bọng mắt, xóa nếp nhăn và kích thích sản xuất collagen... khiến chị em lùng mua.

Loại thuốc có thể ngăn bệnh nhân Covid-19 trở nặng

Theo các nghiên cứu, điều trị chống đông máu có tác dụng khả quan ở những bệnh nhân đã nhập viện vì Covid-19 nhưng chưa cần chăm sóc đặc biệt.

Loại thuốc có thể ngăn bệnh nhân Covid-19 trở nặng
Nhiều bệnh nhân Covid-19 bị tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, đặc biệt là ở các mạch máu nhỏ. Điều này có thể cản trở sự trao đổi khí và thúc đẩy tình trạng suy phổi. Những người mắc bệnh nặng, đặc biệt nếu có thêm các yếu tố nguy cơ (lớn tuổi, nam giới, béo phì, ung thư...), họ có thể gặp tình trạng huyết khối tĩnh mạch cao hơn trường hợp bị nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.