Xử phúc thẩm Giang Kim Đạt: Chi tiết bất ngờ trong ngày đầu tiên

Xử phúc thẩm Giang Kim Đạt: Chi tiết bất ngờ trong ngày đầu tiên

(Kiến Thức) - Phiên xử phúc thẩm Giang Kim Đạt và đồng phạm trong đại án Vinashinlines có nhiều chi tiết bất ngờ.

Sáng nay (18/8), TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phúc thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) do  Giang Kim Đạt - nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines cùng đồng phạm thực hiện. Diễn biến phiên xét xử vẫn đang được báo chí cập nhật. Ảnh: Thanh tra.
Sáng nay (18/8), TAND Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phúc thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) do Giang Kim Đạt - nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines cùng đồng phạm thực hiện. Diễn biến phiên xét xử vẫn đang được báo chí cập nhật. Ảnh: Thanh tra.
Cùng với Giang Kim Đạt, có các bị cáo Trần Văn Liêm - nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines, Trần Văn Khương - nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines, cùng về tội tham ô tài sản; bị cáo Giang Kim Hiển (bố Giang Kim Đạt) về tội rửa tiền. Ảnh: Vietnamnet.
Cùng với Giang Kim Đạt, có các bị cáo Trần Văn Liêm - nguyên Tổng giám đốc Vinashinlines, Trần Văn Khương - nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines, cùng về tội tham ô tài sản; bị cáo Giang Kim Hiển (bố Giang Kim Đạt) về tội rửa tiền. Ảnh: Vietnamnet.
Trước đó, trong ngày đầu tiên phiên xử phúc thẩm Giang Kim Đạt và đồng phạm tội tham ô tài sản, nhiều chi tiết bất ngờ, nổi bật đã gây sự chú ý của dư luận. Ảnh: Zing.
Trước đó, trong ngày đầu tiên phiên xử phúc thẩm Giang Kim Đạt và đồng phạm tội tham ô tài sản, nhiều chi tiết bất ngờ, nổi bật đã gây sự chú ý của dư luận. Ảnh: Zing.
Khá bất ngờ, trong phiên xử ngày đầu tiên, bị cáo Giang Văn Hiển (bố đẻ Giang Kim Đạt) đã xin vắng mặt tại phiên xét xử vì lý do sức khỏe. Ảnh: An ninh thủ đô.
Khá bất ngờ, trong phiên xử ngày đầu tiên, bị cáo Giang Văn Hiển (bố đẻ Giang Kim Đạt) đã xin vắng mặt tại phiên xét xử vì lý do sức khỏe. Ảnh: An ninh thủ đô.
Trước đó, trong phiên sơ thẩm và đơn kháng cáo, bị cáo Giang Văn Hiển khẳng định tiền trong tài khoản của mình không phải do phạm tội mà có nên không phạm tội rửa tiền và đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm.
Trước đó, trong phiên sơ thẩm và đơn kháng cáo, bị cáo Giang Văn Hiển khẳng định tiền trong tài khoản của mình không phải do phạm tội mà có nên không phạm tội rửa tiền và đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại phiên xử phúc thẩm ngày đầu tiên, Giang Kim Đạt có 4 luật sư bào chữa. Ảnh: Thân Hoàng/Tuổi Trẻ.
Tại phiên xử phúc thẩm ngày đầu tiên, Giang Kim Đạt có 4 luật sư bào chữa. Ảnh: Thân Hoàng/Tuổi Trẻ.
Giang Kim Đạt bị án sơ thẩm tuyên mức phạt tử hình với cáo buộc tham ô 260 tỷ đồng khi thương thảo việc Vinashinlines mua và cho thuê tàu. Trong số này, Đạt đưa ông Liêm 150.000 USD. Tuy nhiên, Đạt luôn phủ nhận tội danh này. Khi chủ tọa công bố bản cung về lời khai của Đạt thì bất ngờ bị cáo này phủ nhận và cho rằng mình bị bức cung. "Bị cáo có khai thế nhưng là lời khai không đúng sự thật" - Giang Kim Đạt nói. Ảnh: Tiền Phong.
Giang Kim Đạt bị án sơ thẩm tuyên mức phạt tử hình với cáo buộc tham ô 260 tỷ đồng khi thương thảo việc Vinashinlines mua và cho thuê tàu. Trong số này, Đạt đưa ông Liêm 150.000 USD. Tuy nhiên, Đạt luôn phủ nhận tội danh này. Khi chủ tọa công bố bản cung về lời khai của Đạt thì bất ngờ bị cáo này phủ nhận và cho rằng mình bị bức cung. "Bị cáo có khai thế nhưng là lời khai không đúng sự thật" - Giang Kim Đạt nói. Ảnh: Tiền Phong.
Trong khi Giang Kim Đạt phủ nhận về số tiền đưa cho Trần Văn Liêm thì bị cáo này lại khai ngược lại. Trần Văn Liêm thừa nhận nhận 150.000 USD từ Giang Kim Đạt. Liêm khai giữ lại 40.000 USD để sử dụng riêng, còn 110.000 USD Liêm chỉ đạo Khương để ngoài sổ sách để chi tiêu.
Trong khi Giang Kim Đạt phủ nhận về số tiền đưa cho Trần Văn Liêm thì bị cáo này lại khai ngược lại. Trần Văn Liêm thừa nhận nhận 150.000 USD từ Giang Kim Đạt. Liêm khai giữ lại 40.000 USD để sử dụng riêng, còn 110.000 USD Liêm chỉ đạo Khương để ngoài sổ sách để chi tiêu.
Về việc bỏ trốn ra nước ngoài, Giang Kim Đạt khai: “Thấy báo chí đăng tin về việc bị cáo có ký nháy vào văn bản mua tàu Hoa Sen, vì sợ bị bắt, bị cáo bỏ trốn sang Campuchia". Giang Kim Đạt đã dùng hộ chiếu giả với tên Bùi Đức Thắng để trốn chạy.
Về việc bỏ trốn ra nước ngoài, Giang Kim Đạt khai: “Thấy báo chí đăng tin về việc bị cáo có ký nháy vào văn bản mua tàu Hoa Sen, vì sợ bị bắt, bị cáo bỏ trốn sang Campuchia". Giang Kim Đạt đã dùng hộ chiếu giả với tên Bùi Đức Thắng để trốn chạy.
Sau 2 năm bỏ trốn vì sợ liên quan đến phi vụ mua tàu Hoa Sen, Giang Kim Đạt mới biết, trong vụ việc này, Đạt không bị khởi tố.
Sau 2 năm bỏ trốn vì sợ liên quan đến phi vụ mua tàu Hoa Sen, Giang Kim Đạt mới biết, trong vụ việc này, Đạt không bị khởi tố.
Một chi tiết đáng chú ý trong lời khai của Giang Kim Đạt có liên quan đến khối tài sản kếch xù mà bị cáo này sở hữu. Đạt khai có khoảng vài triệu USD ở tài khoản nước ngoài, 2 nhà ở Singapore, đã bán 1 nhà và dùng tiền mua bất động sản ở Anh. Ảnh: Dân Việt.
Một chi tiết đáng chú ý trong lời khai của Giang Kim Đạt có liên quan đến khối tài sản kếch xù mà bị cáo này sở hữu. Đạt khai có khoảng vài triệu USD ở tài khoản nước ngoài, 2 nhà ở Singapore, đã bán 1 nhà và dùng tiền mua bất động sản ở Anh. Ảnh: Dân Việt.
Một chi tiết đáng chú ý khác, bà Giang Thu Vân (em gái Giang Kim Đạt) đã đề nghị trả lại 21/33 bất động sản bị kê biên vì cho rằng bố và anh mình chỉ dùng tiền tham ô mua 12 bất động sản. Ảnh: Tiền Phong.
Một chi tiết đáng chú ý khác, bà Giang Thu Vân (em gái Giang Kim Đạt) đã đề nghị trả lại 21/33 bất động sản bị kê biên vì cho rằng bố và anh mình chỉ dùng tiền tham ô mua 12 bất động sản. Ảnh: Tiền Phong.
Đại diện Vinashinlines và Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng kháng cáo và khẳng định là nguyên đơn dân sự, các bị cáo phải trả tiền cho mình. Trước đó, tòa sơ thẩm xác định Vinashinlines vốn thuộc Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy (SBIC – tên cũ là Vinashin), sau mới thuộc Vinalines nên SBIC là nguyên đơn dân sự; các bị cáo phải trả tiền cho SBIC.
Đại diện Vinashinlines và Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng kháng cáo và khẳng định là nguyên đơn dân sự, các bị cáo phải trả tiền cho mình. Trước đó, tòa sơ thẩm xác định Vinashinlines vốn thuộc Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy (SBIC – tên cũ là Vinashin), sau mới thuộc Vinalines nên SBIC là nguyên đơn dân sự; các bị cáo phải trả tiền cho SBIC.

GALLERY MỚI NHẤT