Xử lý sai phạm trên 90 tỷ đồng tại dự án nâng cấp đê biển Tây

(Vietnamdaily) - UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trong quá trình xử lý phải xem xét xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan, trên quan điểm xử lý nghiêm túc.

Ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký văn bản ngày 8/9, nêu ra những vấn đề liên quan đến sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại dự án xây dựng nâng cấp đê biển Tây ở Cà Mau.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, sau khi thực hiện các hoạt động kiểm toán đối với dự án nói trên, Kiểm toán Nhà nước khu vực 5 đã có văn bản báo cáo kết quả. Kiểm toán đề cập đến các nhóm vấn đề liên quan đến thiết kế; định mức, đơn giá thiết kế; tiêu chuẩn thiết kế; thẩm quyền thẩm định dự án qua các lần điều chỉnh; vấn đề thi công và giám sát thi công; nghiệm thu, quản lý chi phí đầu tư.

UBND tỉnh Cà Mau cho rằng dự án xây dựng nâng cấp đê biển Tây được triển khai trong thời gian gần 10 năm. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, các quy định của pháp luật trong quản lý đầu tư cũng có những thay đổi, đòi hỏi đơn vị quản lý đầu tư phải có sự cập nhật.

Xu ly sai pham tren 90 ty dong tai du an nang cap de bien Tay
 Đê biển Tây ở Cà Mau.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh và phức tạp, có hiện trạng 10 năm trước đây liên quan dự án này đã thay đổi. Địa bàn triển khai dự án đặc thù, dự án triển khai trong vùng có nền đất yếu, vùng rừng.

Bên cạnh đó, công tác quản lý đầu tư của chủ đầu tư, của các cơ quan đơn vị có liên quan, qua xem xét chúng tôi thấy còn những hạn chế cần khắc phục. Từ những nguyên nhân trên, dẫn đến sau khi kiểm toán phát hiện các vấn đề cần chấn chỉnh, khắc phục.

“Quan điểm của tỉnh là thực hiện nghiêm túc có hiệu quả kết luận của KTNN KV5 đối với dự án này, không để thất thoát ngân sách của Nhà nước. Trong quá trình xử lý, xem xét xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, trên quan điểm xử lý nghiêm túc, triệt để, thấu tình đạt lý’, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh trong buổi họp báo ngày 7/9.

Đối với Ban Quản lý dự án công trình nông nghiệp, ông Sử chỉ đạo phối hợp Sở NN&PTNT thực hiện ưu tiên khắc phục vấn đề liên quan an toàn đê. Đồng thời, triển khai những nội dung kiểm toán đã rõ liên quan trách nhiệm của Ban.

Ông Sử cũng giao Sở NN&PTNT yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục giải trình, làm rõ việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức, quy chuẩn trong quá trình thiết kế công trình này. Nếu như giải trình chưa thuyết phục dẫn đến có những sai sót thì tư vấn phải chịu trách nhiệm.

“Đối với nhóm thi công xây dựng công trình, chúng tôi yêu cầu chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cùng với các đơn vị thi công khắc phục ngay đối với các hạng mục chưa thực hiện đúng thiết kế, nhất là đối với hạng mục có ảnh hưởng đến an toàn công trình”, ông Sử thông tin.

Trước đó, KTNN KV5 có kết luận kiểm toán về hoạt động xây dựng và quản lý sử dụng vốn đầu tư dự án đầu xây dựng nâng cấp đê biển Tây tại Sở NN&PTNT Cà Mau, qua đó phát hiện nhiều sai sót nghiêm trọng.

KTNN KV5 đã chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện dự án (DA) với số tiền sai phạm phải thu hồi nộp ngân sách, giảm thanh toán và giảm giá trị hợp đồng lên gần 96 tỷ đồng. Trong đó, hơn 90 tỷ đồng sai do dự toán được duyệt sai dẫn đến thanh toán sai, thanh toán sai so với khối lượng thi công thực tế khoảng 5,4 tỷ đồng.

Theo KTNN, năm 2010, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt DA đầu tư nâng cấp đê biển Tây, nhưng sau đó điều chỉnh để đảm bảo tính khả thi. Khi công tác đo đạc bản đồ, kiểm kê giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn đã thực hiện xong mới điều chỉnh, nên gây lãng phí hơn 25,4 tỷ đồng ngân sách.

KTNN cũng chỉ ra rõ, Ban quản lý dự án báo cáo UBND tỉnh Cà Mau vào thời điểm giá cát tăng đột biến năm 2017, các gói thầu 87, 88, 89 chưa thi công.

Nhưng hồ sơ nghiệm thu thanh toán lại thể hiện đã thi công, nghiệm thu đúng thời điểm giá cát đột biến tăng. Từ đó, 3 gói thầu này có tổng số tiền bù giá cát tăng thêm đến 11,8 tỉ đồng. Ban quản lý DA đã tự xác định, giá trị sai ở phần giá cát này là 3,2 tỉ đồng.

Ở gói thầu 87, nghiệm thu sai khối lượng đất mua của dân để đắp đê. Giá trị thực mua chỉ chưa đến 1,2 tỉ đồng, nhưng nghiệm thu thanh toán cho nhà thầu đến 3,6 tỉ đồng; ở gói thầu 149 dài 2,9 km, nhà thầu còn đào sâu hơn thiết kế từ 0,9 - 2,7 m rồi bơm bùn nơi khác bù vào.

Cận cảnh nỗi khổ của học sinh Sài Gòn: Bì bõm trong làn nước đen ngòm sau giờ tan học

(Vietnamdaily) - Triều cường hôm nay dâng cao vào cuối giờ chiều khiến nhiều tuyến đường ở Sài Gòn ngập sâu. Người dân, học sinh chật vật băng qua đường ngập để về nhà.

Can canh noi kho cua hoc sinh Sai Gon: Bi bom trong lan nuoc den ngom sau gio tan hoc
 Chiều nay (30/9), triều cường tại TP.HCM đạt đỉnh điểm ở mức 1m7 tại trạm Nhà Bè, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM bị ngập nặng, đặc biệt một sô đường dọc Kênh Ngang (phường 15, quận 8) bị ngập sâu do vỡ bờ kè chắn triều cường.
Can canh noi kho cua hoc sinh Sai Gon: Bi bom trong lan nuoc den ngom sau gio tan hoc-Hinh-2
 Theo ghi nhận của PV, nhiều con đường như Bình Đông, Mễ Cốc,... bị ngập nặng từ 0,5 đến 0,7 m. Nhiều con hẻm nhỏ dọc hai đoạn đường này cũng ngập lênh láng.
Can canh noi kho cua hoc sinh Sai Gon: Bi bom trong lan nuoc den ngom sau gio tan hoc-Hinh-3
 Nước ngập cao đúng giờ tan tầm, cũng là thời điểm học sinh trở về nhà khiến các em nhỏ vất vả khi băng qua nhiều đoạn ngập sâu.
Can canh noi kho cua hoc sinh Sai Gon: Bi bom trong lan nuoc den ngom sau gio tan hoc-Hinh-4
Đoạn qua chân cầu Kênh Ngang có một khúc đê bao bị vỡ khiến nước tràn vào cao hơn 0,6 m.  
Can canh noi kho cua hoc sinh Sai Gon: Bi bom trong lan nuoc den ngom sau gio tan hoc-Hinh-5
 Trẻ nhỏ, người lớn chật vật băng qua đoạn ngập trên đường Mễ Cốc (quận 8).
Can canh noi kho cua hoc sinh Sai Gon: Bi bom trong lan nuoc den ngom sau gio tan hoc-Hinh-6
 Các em học sinh cõng nhau qua đường ngập để về nhà sau giờ tan học.
Can canh noi kho cua hoc sinh Sai Gon: Bi bom trong lan nuoc den ngom sau gio tan hoc-Hinh-7
Em Nguyễn Thị Mỹ Duyên (phường 15, quận 8) cho biết: "Sáng sớm đi học nước cũng lên cao, ướt hết giày, áo quần. Em phải mặc quần áo ướt ngồi học, đến chiều về tiếp tục bị ướt. 2 hôm nay đều như vậy cả, mệt mỏi lắm".
Can canh noi kho cua hoc sinh Sai Gon: Bi bom trong lan nuoc den ngom sau gio tan hoc-Hinh-8
 Nhiều em nhỏ rất sợ khi đường ngập sâu. 

Hàng trăm người ngụp lặn trong nước đen gia cố đê vỡ do triều cường

(Vietnamdaily) - Một đoạn đê bao tại quận 8 (TP.HCM) bị vỡ khiến triều cường tràn vào nhà dân làm cuộc sống của họ bị đảo lộn. Hàng trăm người được huy động để đắp đê, hút nước chống ngập trong đêm.

Chiều tối 30/9, tại chân cầu Kênh Ngang (phường 15, quận 8, TP.HCM), hàng trăm người gồm dân phòng, công an và các công nhân môi trường được chính quyền địa phương huy động để đắp đê bao, ngăn triều cường tràn vào nhà dân do một đoạn đê khoảng 30 m bị vỡ.

Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong
Ông Nguyễn Mai Trung, Chủ tịch phường 15 (quận 8, TPHCM) cho biết, một đoạn bờ bao tại chân cầu Kênh Ngang bị vỡ kéo dài khoảng 30 m. Nguyên nhân là do triều cường lên cao cộng với hiện tượng xói lở khiến đoạn đê này bị vỡ. "Sau khi sự cố xảy ra vào ngày 29/9, chính quyền địa phương đã huy động hơn 200 người tham gia khắc phục sự cố. Sáng nay, điểm bị vỡ đã được gia cố tạm thời, tuy nhiên chiều nay mực nước lên cao thêm khiến nước tiếp tục tràn vao nên địa phương tiếp tục huy động người ra gia cố lại" - ông Trung nói.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-2
 Đoạn đê bao bị vỡ kéo dài khoảng 30 m khiến nước tràn xuống đường và đổ vào nhà dân ở đường Mễ Cốc.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-3
 Mực nước dâng cao lên khoảng 0,6 -0,8m.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-4
 Các hộ dân sống ven khu vực này phải dùng bao cát, ván gỗ, bạt để ngăn nước vào nhà.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-5
 Ngay khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động khoảng 200 người bao gồm dân phòng, công an, công nhân môi trường và người dân gia cố đê bao bằng các bao cát.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-6
 Các nhân viên Công ích quận 8 dùng máy bơm để hút nước chống ngập khu vực vỡ đê.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-7
Công nhân ngụp lặn xuống nước để đặt ống bơm chống ngập.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-8
 
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-9
 Xe của một người phụ nữ bị chết máy được lực lượng dân phòng hỗ trợ đẩy qua khu vực ngập.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-10
 Đến 18h, mực nước càng dâng cao, các công nhân công ty Công ích phải lội xuống nước để đắp các bao cát lên cao thêm ngăn nước tràn vao.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-11
 Sau nhiều giờ gia cố đê bao, nhiều người quá mệt nên nằm nghỉ ngay trên đường.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-12
 Một số khác ngồi nghỉ ngay trên khúc đê bao vừa gia cố.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-13
 Máy bơm chạy hết công suốt để hút nước ngập.
Hang tram nguoi ngup lan trong nuoc den gia co de vo do trieu cuong-Hinh-14
 Đến 19h, mực nước vẫn chưa có dấu hiệu rút, các lực lượng lại tiếp tục dùng bao cát để gia cố những khúc đê còn yếu.

Tin mới