Xử công trình xây trái phép của PGĐ Sở GTVT Hà Nội thế nào?

(Kiến Thức) - Hai tầng trên cùng thuộc phần công trình vi phạm xây dựng trái phép do Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội đứng tên sẽ bị dỡ bỏ theo quy định.

Liên quan đến việc UBND phường Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) vừa đình chỉ thi công tòa nhà A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế vì sai so với giấy phép được cấp. Chủ sở hữu của mảnh đất có công trình xây dựng trái phép này là ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Trước những thắc mắc của dư luận về vấn đề xử lý căn nhà xây dựng trái phép này như thế nào, PV báo Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Xu cong trinh xay trai phep cua PGD So GTVT Ha Noi the nao?
 Công trình do ông Nguyễn Hoàng Linh đứng tên xây dựng sai phép - Ảnh: Nguyễn Khánh.
Tòa nhà A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế do Phó giám đốc Sở GTVT đứng tên xây sai phép sẽ bị xử lý thế nào thưa ông?
Luật nhà ở năm 2014 tại khoản 2, Điều 3 quy định, nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập. Cho nên, ở đây có thể xác định căn nhà A3 tại khu tập thể Lý Nam Đế là nhà ở riêng lẻ.
Tại phụ lục 5B của Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc Khu phố cũ Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội) có quy định về chiều cao tối đa của công trình khu vực Lý Nam Đế là 4-6 tầng, tuy nhiên trên thực tế tòa nhà A3 đã hoàn thiện xong 8 tầng xây dựng thô.
Theo Điểm đ Khoản 1 Điều 26 của quy chế, mọi trường hợp không tuân thủ quy định của Quy chế này đều là vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và bị xử lý theo quy định; phần công trình vi phạm phải bị dỡ bỏ theo quy định của pháp luật.  Do đó, 2 tầng trên cùng của phần công trình vi phạm tại tòa nhà A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế sẽ phải bị dỡ bỏ theo quy định của pháp luật.
Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng… có quy định như sau:
Tại khoản 5, Điều 13 về vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng, xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới. Theo đó việc xây dựng tòa nhà A3 vượt quá số tầng so với giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm về tổ chức thi công xây dựng.
Đồng thời Thông tư 02/2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013/NĐ-CP có quy định tại Điều 2 về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm:
“1. Việc áp dụng quy định tại Khoản 10 Điều 13, Điểm d Khoản 8 Điều 16, Điểm b Khoản 2 Điều 42, Điểm b Khoản 4 Điều 46, Điểm b Khoản 5 Điều 49, Điểm b Khoản 4 Điều 53 và Điểm b Khoản 6 Điều 55 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.”
Tòa nhà A3 xây dựng vượt quá 1 tầng so với số tầng được phê duyệt trong giấy phép như vậy tòa nhà A3 sẽ bị buộc phải tháo dỡ 1 tầng xây vượt theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu căn nhà và nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm gì về việc thi công công trình trái phép này, thưa ông?
Từ những thông tin ban đầu cho thấy, gia đình ông Nguyễn Hoàng Linh Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã ký hợp đồng cho một doanh nghiệp thuê và xây dựng tòa nhà.
Bên cạnh đó, lý do Ông Linh đưa ra là mảnh đất đó được bố ông để lại cho 8 anh chị em, do anh em không có điều kiện xây dựng nên cho Doanh nghiệp thuê lại làm chủ đầu tư xây dựng.
Vì vậy để xác định mức phạt cho chủ sở hữu căn nhà hay mức phạt cho nhà thầu thì phải dựa trên nội dung hợp đồng mà các bên đã kí kết. Từ đó xác định ai là chủ đầu tư xây dựng căn nhà, và chủ đầu tư đó sẽ chính là người chịu trách nhiệm đối với việc thi công xây dựng căn nhà sai với nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp.
Mà theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư sẽ phải chịu một trong các trách nhiệm sau:
Đối với trường hợp chủ đầu tư vi phạm quy định về tổ chức thi công xây dựng, nếu chủ đầu tư cố ý xây dựng vượt quá mức cho phép trong giấy phép xây dựng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại điểm b, Khoản 5 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP : Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau: b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị.”
Như vậy khi này chủ đầu tư xây dựng tòa nhà A3 sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà vượt quá số tầng trong giấy phép xây dựng đã phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp chủ đầu tư không giám sát thi công xây dựng công trình khiến cho tòa nhà được xây dựng vượt quá số tầng cho phép, thì chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định 121/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: để nhà thầu thi công thi công sai thiết kế được duyệt; thi công không đúng với biện pháp tổ chức thi công được duyệt;”
Do đó phải dựa vào kết quả điều tra trên thực tế mới có thể xác định được chính xác trách nhiệm cũng như mức phạt dành cho chủ đầu tư đối với việc thi công tòa nhà A3 sai với giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Xin cảm ơn luật sư!
Công trình xây trái phép của PGĐ Sở GTVT Hà Nội:
Công trình A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế, P.Hàng Mã, Hà Nội do ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội đứng tên sổ đỏ, giấy phép xây dựng đã thi công sai quy định. Tuy nhiên, đến sáng 16/9, công trình này vẫn tiếp tục thi công và đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Giải thích về vần đề này, ông Linh cho biết, ông dược gia đình giao nhiệm vụ đứng tên mảnh đất này. Gia đình ông có 8 hộ gia đình với 36 nhân khẩu sống chung trên một mặt bằng trên. Hàng chục năm nay sống trong các ngôi nhà cấp 4 cải tạo không đảm bảo điều kiện sống lẫn an toàn. Sau nhiều lần họp gia đình, cả nhà thống nhất nhờ một nhà đầu tư đứng ra xây dựng lại để có không gian sống.
Một doanh nghiệp đã đồng ý bỏ chi phí để xây dựng tòa nhà trên diện tích đất cũ, trong đó có một nửa trên dành cho các anh em của ông Linh sinh sống, nửa còn lại phía dưới họ sẽ sử dụng làm trụ sở doanh nghiệp miễn phí trong vòng 20 năm. Gia đình ông Linh sẽ không can thiệp vào quá trình đầu tư xây dựng, thi công.
Ông Linh cũng cho hay, sau khi công trình dần hoàn thiện thì thực tế vượt quá diện tích xây dựng so với giấy phép xây dựng được cấp. Theo đó, giấy phép xây dựng cấp là 7 tầng, một tum (lửng), không kể tầng hầm, tuy nhiên thực tế xây dựng là 8 tầng, 1 tum.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ về thực trạng công trình xây sai phép của ông Linh, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Phó chủ tịch UBND P.Hàng Mã (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) thừa nhận, công trình A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế xây dựng sai so với giấy phép được cấp. Về quản lý nhà nước, đã lập biên bản, đã ban hành quyết định đình chỉ thi công, đã báo cáo chi tiết lên UBND quận Hoàn Kiếm nhưng việc xử lý chưa triệt để.

Cận cảnh tòa nhà dính “nghi án” vượt phép

(Kiến Thức) - Tòa nhà 385 - 387 Nguyễn Văn Cừ (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) đang gây xôn xao dư luận vì bị cho là đang xây vượt phép.

Gần đây, người dân phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) nói riêng và dư luận nói chung đang xôn xao cho rằng tòa nhà 385 - 387 Nguyễn Văn Cừ chỉ được phép xây dựng 7 tầng và 1 garage nhưng đến nay đã vượt ngưỡng lên đến 9 tầng mà chưa có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Tận mục tòa nhà này, PV Kiến Thức nhận thấy, tòa nhà đang trong quá trình hoàn thiện. Ông Lực, người quản lý tòa nhà, cho biết: Tòa nhà được xây từ đầu năm 2013 với số vốn đầu tư lên đến hơn chục tỷ đồng và sẽ hoàn thành trong khoảng 10 ngày nữa.
 

Gần đây, người dân phường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) nói riêng và dư luận nói chung đang xôn xao cho rằng tòa nhà 385 - 387 Nguyễn Văn Cừ chỉ được phép xây dựng 7 tầng và 1 garage nhưng đến nay đã vượt ngưỡng lên đến 9 tầng mà chưa có sự can thiệp của chính quyền địa phương. Tận mục tòa nhà này, PV Kiến Thức nhận thấy, tòa nhà đang trong quá trình hoàn thiện. Ông Lực, người quản lý tòa nhà, cho biết: Tòa nhà được xây từ đầu năm 2013 với số vốn đầu tư lên đến hơn chục tỷ đồng và sẽ hoàn thành trong khoảng 10 ngày nữa.

Trong khi đó, bà Oanh - người xưng là chủ nhân của tòa nhà - cho biết, đang phát giá cho thuê là 8.000 USD/tháng (tương đương 160 triệu đồng) cho cả 9 tầng. Khi nhận được sự thắc mắc về việc tòa nhà bị nghi xây dựng vượt phép thì bà này khẳng định: "Tòa nhà của tôi đã được quận cấp giấy phép theo đúng quy định". Tuy nhiên, khi đề nghị bà cho xem giấy phép thì bà Oanh lại từ chối.

Trong khi đó, bà Oanh - người xưng là chủ nhân của tòa nhà - cho biết, đang phát giá cho thuê là 8.000 USD/tháng (tương đương 160 triệu đồng) cho cả 9 tầng. Khi nhận được sự thắc mắc về việc tòa nhà bị nghi xây dựng vượt phép thì bà này khẳng định: "Tòa nhà của tôi đã được quận cấp giấy phép theo đúng quy định". Tuy nhiên, khi đề nghị bà cho xem giấy phép thì bà Oanh lại từ chối. 

Theo giới thiệu của bà Oanh, tòa nhà này có diện tích mặt sàn 140 m2, tổng diện tích sử dụng 1.100 m2, mặt tiền rộng 7m, được trang bị thang máy, điều hòa và nội thất trước khi cho thuê. Theo quan sát, tầng 1 đến tầng 6 của tòa nhà được thiết kế thành 1 phòng rộng để cho thuê làm văn phòng. Tầng 7,8 thiết kế thành 4 phòng ngủ khép kín với nhà tắm, nhà vệ sinh và bếp riêng biệt. Tầng 9 là tum và sân thượng.

Theo giới thiệu của bà Oanh, tòa nhà này có diện tích mặt sàn 140 m2, tổng diện tích sử dụng 1.100 m2, mặt tiền rộng 7m, được trang bị thang máy, điều hòa và nội thất trước khi cho thuê. Theo quan sát, tầng 1 đến tầng 6 của tòa nhà được thiết kế thành 1 phòng rộng để cho thuê làm văn phòng. Tầng 7,8 thiết kế thành 4 phòng ngủ khép kín với nhà tắm, nhà vệ sinh và bếp riêng biệt. Tầng 9 là tum và sân thượng.

Theo nhận định của luật sư Hoàng Văn Thạch (Văn phòng Luật sư Trí Minh, Hà Nội), nếu đúng giấy phép xây dựng đối với tòa nhà này là 7 tầng thì chủ nhà chỉ được phép xây 7 tầng, nếu vượt quá tức là đã sai luật.
Theo nhận định của luật sư Hoàng Văn Thạch (Văn phòng Luật sư Trí Minh, Hà Nội), nếu đúng giấy phép xây dựng đối với tòa nhà này là 7 tầng thì chủ nhà chỉ được phép xây 7 tầng, nếu vượt quá tức là đã sai luật.
Ông Thạch cho biết thêm, đối với nhà ở riêng lẻ thì số tầng phải tương ứng với diện tích đất nhưng tối đa không quá 7 tầng.

Ông Thạch cho biết thêm, đối với nhà ở riêng lẻ thì số tầng phải tương ứng với diện tích đất nhưng tối đa không quá 7 tầng.

"N ếu ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thiết kế đô thị đã được phê duyệt thì có thể xây dưới 7 tầng cũng không bị coi là vi phạm (khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BXD). Nhưng với trường hợp tòa nhà 385 -387 Nguyễn Văn Cừ thì thay đổi số tầng theo hướng tăng hay giảm đều coi là vi phạm giấy phép xây dựng", ông Thạch phân tích.
   "N

ếu ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thiết kế đô thị đã được phê duyệt thì có thể xây dưới 7 tầng cũng không bị coi là vi phạm (khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BXD). Nhưng với trường hợp tòa nhà  385 -387 Nguyễn Văn Cừ thì thay đổi số tầng theo hướng tăng hay giảm đều coi là vi phạm giấy phép xây dựng", ông Thạch phân tích.

Nếu đúng là vi phạm, theo ông Thạch, chủ đầu tư sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Mức xử phạt là 20 triệu - 30 triệu đồng nếu đây là tòa nhà văn phòng; còn nếu đây là trường hợp được cấp phép xây dựng là nhà ở riêng lẻ (nhưng sau đó chủ đầu tư sử dụng để cho thuê văn phòng) thì vẫn bị xử phạt theo khung dành cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị với mức từ 3 - 5 triệu đồng. Ngoài ra thì chủ đầu tư còn phải phá dỡ phần công trình xây dựng sai phép (tức phải cưa 02 tầng 8 và 9) theo quy định tại Điều 13 Nghị định 180/2007/NĐ-CP.
 

Nếu đúng là vi phạm, theo ông Thạch, chủ đầu tư sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Mức xử phạt là 20 triệu - 30 triệu đồng nếu đây là tòa nhà văn phòng; còn nếu đây là trường hợp được cấp phép xây dựng là nhà ở riêng lẻ (nhưng sau đó chủ đầu tư sử dụng để cho thuê văn phòng) thì vẫn bị xử phạt theo khung dành cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị với mức từ 3 - 5 triệu đồng. Ngoài ra thì chủ đầu tư còn phải phá dỡ phần công trình xây dựng sai phép (tức phải cưa 02 tầng 8 và 9) theo quy định tại Điều 13 Nghị định 180/2007/NĐ-CP.

Luật sư cũng cho biết thêm về trường hợp người thuê nhà xây vượt phép: Đối với những người đang thuê 2 tầng 8 và 9 thì đương nhiên phải di dời để phục vụ việc phá dỡ hai tầng này. Những người này có quyền yêu cầu chủ đầu tư trả lại số tiền thuê họ đã ứng trước và nếu có thiệt hại thì yêu cầu chủ đầu tư bồi thường thiệt hại.
Luật sư cũng cho biết thêm về trường hợp người thuê nhà xây vượt phép: Đối với những người đang thuê 2 tầng 8 và 9 thì đương nhiên phải di dời để phục vụ việc phá dỡ hai tầng này. Những người này có quyền yêu cầu chủ đầu tư trả lại số tiền thuê họ đã ứng trước và nếu có thiệt hại thì yêu cầu chủ đầu tư bồi thường thiệt hại.

Để có thông tin chính xác nhất về tòa nhà này, PV Kiến Thức đã đến UBND Phường Ngọc Lâm để xác minh rõ sự việc. Tuy nhiên, đại diện cơ quan chức năng này cho biết lãnh đạo phường đang đi vắng nên chưa thể trả lời báo chí. Cơ quan này cũng hứa hẹn sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Để có thông tin chính xác nhất về tòa nhà này, PV Kiến Thức đã đến UBND Phường Ngọc Lâm để xác minh rõ sự việc. Tuy nhiên, đại diện cơ quan chức năng này cho biết lãnh đạo phường đang đi vắng nên chưa thể trả lời báo chí. Cơ quan này cũng hứa hẹn sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất. Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Phó GĐ sở GTVT Hà Nội đứng tên công trình xây dựng sai phép

Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội thừa nhận đứng tên trên lô đất xây dựng công trình trái phép.

Công trình A3 khu tập thể số 8 Lý Nam Đế, P.Hàng Mã, Hà Nội do ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội đứng tên sổ đỏ, giấy phép xây dựng đã thi công sai quy định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới