Xót xa vườn cam sành trĩu quả nguy cơ mất trắng

Xót xa vườn cam sành trĩu quả nguy cơ mất trắng

Giá cam sành tại tỉnh Vĩnh Long chỉ còn khoảng 2.000 đồng/kg, khiến bà con trồng loại cây có múi này lâm vào cảnh khốn đốn, đầu tư trăm triệu mỗi công cam nhưng tiền thu về không đủ mua bao phân bón.

Vườn cam sai trĩu quả nhưng giá rớt thê thảm (Ảnh: Kim Hà).
Vườn cam sai trĩu quả nhưng giá rớt thê thảm (Ảnh: Kim Hà).
Nhiều nhà vườn chọn neo trái trên cây để chờ tăng giá (Ảnh: Kim Hà).
Nhiều nhà vườn chọn neo trái trên cây để chờ tăng giá (Ảnh: Kim Hà).
Anh Trần Văn Tuấn Tú (40 tuổi, ngụ ấp Tường Hưng, xã Thới Hoà, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) có hơn 12 công vườn trồng cam nhưng trung bình mỗi ngày anh vườn của anh thu hoạch hơn 10 tấn cam nhưng hiện nay, mỗi ngày anh chỉ cắt khoảng 3 tấn để bán cho thương lái (Ảnh: Kim Hà).
Anh Trần Văn Tuấn Tú (40 tuổi, ngụ ấp Tường Hưng, xã Thới Hoà, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) có hơn 12 công vườn trồng cam nhưng trung bình mỗi ngày anh vườn của anh thu hoạch hơn 10 tấn cam nhưng hiện nay, mỗi ngày anh chỉ cắt khoảng 3 tấn để bán cho thương lái (Ảnh: Kim Hà).
Theo anh Tú, thời điểm này thương lái không mua nhiều; do phần lớn, cam tại Trà Ôn cung cấp chủ yếu cho thị trường TPHCM, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, do Tết vừa rồi Hà Nội lạnh quá nên cam không hút hàng, mà TPHCM thì cung vượt cầu. Vì vậy, cam tại vườn còn rất nhiều nhưng không có đầu ra. Một phần người dân cũng muốn neo lại để chờ tăng giá (Ảnh: Kim Hà).
Theo anh Tú, thời điểm này thương lái không mua nhiều; do phần lớn, cam tại Trà Ôn cung cấp chủ yếu cho thị trường TPHCM, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, do Tết vừa rồi Hà Nội lạnh quá nên cam không hút hàng, mà TPHCM thì cung vượt cầu. Vì vậy, cam tại vườn còn rất nhiều nhưng không có đầu ra. Một phần người dân cũng muốn neo lại để chờ tăng giá (Ảnh: Kim Hà).
Tuy nhiên, nếu đến đợt cắt mà cứ neo thì cam sẽ chín quá, dẫn đến nhẹ ký, rụng nhiều. Mặt khác, cam chín thì thương lái ngại mua, vì vận chuyển dễ bị hỏng nên giá không cao, nông dân khó càng thêm khó (Ảnh: Kim Hà).
Tuy nhiên, nếu đến đợt cắt mà cứ neo thì cam sẽ chín quá, dẫn đến nhẹ ký, rụng nhiều. Mặt khác, cam chín thì thương lái ngại mua, vì vận chuyển dễ bị hỏng nên giá không cao, nông dân khó càng thêm khó (Ảnh: Kim Hà).
Nhà vườn phải phân loại cam chín và cam xanh để bán cho thương lái (Ảnh: Kim Hà).
Nhà vườn phải phân loại cam chín và cam xanh để bán cho thương lái (Ảnh: Kim Hà).
Mỗi công cam, người nông dân phải bỏ ra khoảng 100 triệu đồng để đầu tư. Từ khâu lên luống, mua cây giống, phân thuốc,...chăm sóc đến 18 tháng mới cho thu hoạch nhưng gặp cảnh "được mùa mất giá" như lúc này, bà con có nguy cơ mất trắng trong vụ này (Ảnh: Kim Hà).
Mỗi công cam, người nông dân phải bỏ ra khoảng 100 triệu đồng để đầu tư. Từ khâu lên luống, mua cây giống, phân thuốc,...chăm sóc đến 18 tháng mới cho thu hoạch nhưng gặp cảnh "được mùa mất giá" như lúc này, bà con có nguy cơ mất trắng trong vụ này (Ảnh: Kim Hà).
"Giá cam hiện tại chỉ 2.000 đồng nhưng vật tư nông nghiệp lại quá cao. Một bao phân bón thì có giá hơn 1,3 triệu đồng, tính ra 1 tấn cam mua chỉ được hơn 1 bao phân" - một nông dân trồng cam cho hay (Ảnh: Kim Hà).
"Giá cam hiện tại chỉ 2.000 đồng nhưng vật tư nông nghiệp lại quá cao. Một bao phân bón thì có giá hơn 1,3 triệu đồng, tính ra 1 tấn cam mua chỉ được hơn 1 bao phân" - một nông dân trồng cam cho hay (Ảnh: Kim Hà).
Các thương lái nhỏ mua cam sành và vận chuyển đến các chợ bán lẻ (Ảnh: Kim Hà).
Các thương lái nhỏ mua cam sành và vận chuyển đến các chợ bán lẻ (Ảnh: Kim Hà).
Đồng cảm và sẻ chia, nhiều cá nhân, đơn vị ở TP Cần Thơ đã tổ chức mua cam sành và đem đi tiêu thụ. Mỗi túi cam 5kg được bán ra với giá 30.000 đồng để phần nào hỗ trợ bà con nông dân.
Đồng cảm và sẻ chia, nhiều cá nhân, đơn vị ở TP Cần Thơ đã tổ chức mua cam sành và đem đi tiêu thụ. Mỗi túi cam 5kg được bán ra với giá 30.000 đồng để phần nào hỗ trợ bà con nông dân.
Lực lượng sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ cũng hăng hái tham gia giải cứu cam.
Lực lượng sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ cũng hăng hái tham gia giải cứu cam.
Sau 3 ngày, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh Sinh viên Cần Thơ và Công an TP Cần Thơ đã giúp nông dân tiêu thụ 12 tấn cam sành.
Sau 3 ngày, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh Sinh viên Cần Thơ và Công an TP Cần Thơ đã giúp nông dân tiêu thụ 12 tấn cam sành.

GALLERY MỚI NHẤT