Xót xa thảm họa thám hiểm Bắc Cực chết chóc nhất lịch sử

Xót xa thảm họa thám hiểm Bắc Cực chết chóc nhất lịch sử

Năm 1845, Sir John Franklin dẫn đầu 129 người thực hiện chuyến thám hiểm Bắc Cực bằng tàu HMS Erebus và HMS Terror. Chuyến đi này trở thành cuộc thám hiểm Bắc Cực chết chóc nhất trong lịch sử khi toàn bộ tử nạn.

Vào tháng 5/1845, cuộc  thám hiểm Bắc Cực chết chóc nhất trong lịch sử bắt đầu. Khi ấy, 129 sĩ quan và thủy thủ đoàn dưới sự chỉ huy của Sir John Franklin khởi hành từ Anh để thực hiện chuyến thám hiểm.
Vào tháng 5/1845, cuộc thám hiểm Bắc Cực chết chóc nhất trong lịch sử bắt đầu. Khi ấy, 129 sĩ quan và thủy thủ đoàn dưới sự chỉ huy của Sir John Franklin khởi hành từ Anh để thực hiện chuyến thám hiểm.
130 người trong chuyến thám hiểm Bắc Cực di chuyển bằng 2 con tàu: HMS Erebus và HMS Terror. Mục đích của chuyến thám hiểm là nhằm khám phá Con đường Tây Bắc nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua Bắc Cực thuộc Canada.
130 người trong chuyến thám hiểm Bắc Cực di chuyển bằng 2 con tàu: HMS Erebus và HMS Terror. Mục đích của chuyến thám hiểm là nhằm khám phá Con đường Tây Bắc nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua Bắc Cực thuộc Canada.
Đoàn thám hiểm do Franklin dẫn đầu không thể ngờ được rằng không có ai trở về nhà an toàn. Nguyên do là bởi 2 con tàu của nhóm thám hiểm bị mắc kẹt ở Bắc Cực vào tháng 9/1846. Địa điểm gặp nạn là ngoài khơi Đảo King William.
Đoàn thám hiểm do Franklin dẫn đầu không thể ngờ được rằng không có ai trở về nhà an toàn. Nguyên do là bởi 2 con tàu của nhóm thám hiểm bị mắc kẹt ở Bắc Cực vào tháng 9/1846. Địa điểm gặp nạn là ngoài khơi Đảo King William.
Vào thời điểm gặp nạn, một số thành viên đoàn thám hiểm chết trên tàu. 105 thành viên thủy thủ đoàn còn lại quyết định rời bỏ con tàu để tìm kiếm cơ hội sống sót. Họ mang theo lương thực thực phẩm dự trữ trên tàu để tìm kiếm nơi ở an toàn cũng như tìm tàu thuyền khác giải cứu.
Vào thời điểm gặp nạn, một số thành viên đoàn thám hiểm chết trên tàu. 105 thành viên thủy thủ đoàn còn lại quyết định rời bỏ con tàu để tìm kiếm cơ hội sống sót. Họ mang theo lương thực thực phẩm dự trữ trên tàu để tìm kiếm nơi ở an toàn cũng như tìm tàu thuyền khác giải cứu.
Thông tin liên lạc cuối cùng từ đoàn thám hiểm của Franklin mà giới chức trách và các chuyên gia tìm được là một ghi chú ngắn viết vào ngày 25/4/1848. Tờ ghi chú này nằm trong một mộ đá trên đảo gần nơi 2 con tàu gặp nạn. Nội dung ghi chú cho thấy ý định của các nhà thám hiểm là từ bỏ 2 con tàu đang mắc kẹt và di chuyển về phía nam để đến một trạm trên đất liền.
Thông tin liên lạc cuối cùng từ đoàn thám hiểm của Franklin mà giới chức trách và các chuyên gia tìm được là một ghi chú ngắn viết vào ngày 25/4/1848. Tờ ghi chú này nằm trong một mộ đá trên đảo gần nơi 2 con tàu gặp nạn. Nội dung ghi chú cho thấy ý định của các nhà thám hiểm là từ bỏ 2 con tàu đang mắc kẹt và di chuyển về phía nam để đến một trạm trên đất liền.
Tuy nhiên, về sau tất cả thành viên còn lại trong đoàn thám hiểm Bắc Cực đều tử nạn ở cách đó không xa. Kể từ đó đến nay, nhiều nhà khoa học, chuyên gia khảo cổ tiến hành các dự án nghiên cứu tại khu vực mà đoàn thám hiểm do Franklin dẫn đầu gặp nạn. Theo đó, họ tìm thấy hài cốt của hàng chục nhà thám hiểm nằm rải rác trong khu vực, hầu hết là trên đảo King William.
Tuy nhiên, về sau tất cả thành viên còn lại trong đoàn thám hiểm Bắc Cực đều tử nạn ở cách đó không xa. Kể từ đó đến nay, nhiều nhà khoa học, chuyên gia khảo cổ tiến hành các dự án nghiên cứu tại khu vực mà đoàn thám hiểm do Franklin dẫn đầu gặp nạn. Theo đó, họ tìm thấy hài cốt của hàng chục nhà thám hiểm nằm rải rác trong khu vực, hầu hết là trên đảo King William.
Mặc dù các nhà sử học có danh sách 130 người trên 2 tàu thám hiểm Bắc Cực nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn để xác định danh tính chính xác của từng bộ hài cốt.
Mặc dù các nhà sử học có danh sách 130 người trên 2 tàu thám hiểm Bắc Cực nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn để xác định danh tính chính xác của từng bộ hài cốt.
Với những công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã trích xuất ADN của 27 bộ hài cốt và tiến hành so sánh, đối chiếu với những hậu duệ còn sống nhằm tìm ra danh tính của từng người.
Với những công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã trích xuất ADN của 27 bộ hài cốt và tiến hành so sánh, đối chiếu với những hậu duệ còn sống nhằm tìm ra danh tính của từng người.
Sau nhiều nỗ lực, các chuyên gia xác định được danh tính đầu tiên trong số những bộ hài cốt tìm thấy ở khu vực đoàn thám hiểm gặp nạn là của kỹ sư John Gregory.
Sau nhiều nỗ lực, các chuyên gia xác định được danh tính đầu tiên trong số những bộ hài cốt tìm thấy ở khu vực đoàn thám hiểm gặp nạn là của kỹ sư John Gregory.
Các nhà khoa học hy vọng sẽ nhận diện được hài cốt của những nhà thám hiểm còn lại trong tương lai không xa.
Các nhà khoa học hy vọng sẽ nhận diện được hài cốt của những nhà thám hiểm còn lại trong tương lai không xa.
Mời độc giả xem video: Năm 2100 sẽ không còn gấu Bắc Cực?. Nguồn: HTV TIN TỨC.

GALLERY MỚI NHẤT