Xót xa những thiệt hại nặng nề trong một tuần bạo loạn ở Pháp

Hiệp hội Doanh nghiệp Pháp (MEDEF) cho biết hôm 4/7, làn sóng bạo động trong một tuần ở nước này khiến các doanh nghiệp trong nước chịu thiệt hại khoảng 1,1 tỉ USD, theo đài CNN.

Làn sóng biểu tình bạo loạn ở Pháp trong gần một tuần từ hôm 27/6 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh của ngành du lịch và dịch vụ bán lẻ, trong bối cảnh nước Pháp đang bước vào cao điểm mùa du lịch hè 2023, theo đài CNN.

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà tuyển dụng thuộc ngành công nghiệp khách sạn và ăn uống Pháp Thierry Marx cho biết nhiều khách sạn trong nước đã phải nhận vô số cuộc gọi hủy đặt phòng.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ Pháp, khoảng 5.900 phương tiện đã bị đốt, hơn 1.100 tòa nhà, công cộng và tư nhân, đã bị cháy hoặc phá hoại, trong đó có gần 250 trường học, 150 bưu điện, 370 chi nhánh ngân hàng, chưa kể các trung tâm văn hóa, thể thao, thư viện, nhà cộng đồng...
Bộ Nội vụ cũng đã ghi nhận có ít nhất 270 vụ tấn công vào các đồn cảnh sát, lữ đoàn hiến binh, trong đó riêng ở vùng Ile-de-France, có đến 36 đồn cảnh sát và 18 tòa thị chính bị đốt phá. Theo tuyên bố của Hiệp hội các thị trưởng Pháp, bạo lực đã nhắm cả vào "các biểu tượng của nền Cộng hòa như tòa thị chính, trường học, thư viện, đồn cảnh sát".
Xot xa nhung thiet hai nang ne trong mot tuan bao loan o Phap
Bạo loạn kéo dài gần một tuần ở Pháp gây thiệt hại nặng. Ảnh: AP. 
Ngày 4/7, Hiệp hội Doanh nghiệp Pháp (MEDEF) - liên đoàn lao động lớn nhất nước Pháp - ước tính làn sóng biểu tình bạo loạn bùng phát gần đây ở nước này đến nay đã gây thiệt hại lên tới hơn 1 tỷ USD. Theo MEDEF, 200 cơ sở kinh doanh, 300 chi nhánh ngân hàng và 250 cửa hàng thuốc lá đã bị cướp phá, gây thiệt hại 1,1 tỷ USD. Con số này chưa bao gồm thiệt hại đối với trường học, tòa thị chính và trung tâm cộng đồng.
Người đứng đầu MEDEF Geoffroy Roux de Bézieux đánh giá mức độ thiệt hại có thể sẽ gia tăng do lượng đặt phòng khách sạn dự báo giảm vào mùa hè năm nay vì lo ngại tình hình bạo loạn. Hơn nữa, bạo loạn cũng làm hình ảnh nước Pháp xấu đi trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.
Những thiệt hại kinh tế này đang trở thành áp lực đè nặng lên các cơ quan chức năng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ sớm thông qua dự thảo "Luật khẩn cấp" nhằm đẩy nhanh quá trình tái thiết sau khi các tòa nhà, vật dụng trên đường phố và phương tiện giao thông bị phá hủy. Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Bruno Le Maire để ngỏ khả năng hủy bỏ các khoản đóng góp xã hội hoặc thuế cho các công ty bị ảnh hưởng bởi các cuộc bạo loạn vừa qua.
Theo Florence Lustman, Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm France Assureurs, đã có 5.800 yêu cầu bồi thường do các cá nhân hoặc doanh nghiệp gửi đến các hãng bảo hiểm. Tới nay các công ty bảo hiểm đã chi ít nhất 280 triệu Euro tiền đền bù, trong khi một số lượng lớn các yêu cầu vẫn đang được gửi đến hoặc đang trong quá trình xem xét.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, giới chức Paris đang cân nhắc những biện pháp thiết thực nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do bạo động.
“Chính phủ đang xem xét liệu nên hủy bỏ hoặc hoãn các khoản phí an sinh xã hội hay nên miễn thuế cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng thì sẽ tốt hơn”, ông Le Maire cho biết.
Nước Pháp bắt đầu chìm trong các cuộc biểu tình bạo lực kể từ ngày 27/6, sau khi cảnh sát ở ngoại ô Nanterre của Paris bắn chết Nahel, người gốc Algeria, khi thiếu niên 17 tuổi này được cho là từ chối tuân thủ quy định luật giao thông.
Viên cảnh sát bắn chết Nahel đã nhanh chóng bị bắt và bị buộc tội giết người, nhưng vụ việc đã gây ra một làn sóng bạo lực trên toàn quốc, từ đó lan sang Bỉ và Thụy Sĩ.
Chính quyền Pháp đã triển khai 45.000 cảnh sát, bao gồm cả ở Marseille, sau khi người biểu tình tràn xuống phố, phóng hỏa và tấn công cảnh sát, tòa nhà công cộng và cửa hàng.

Người đeo sừng ở Điện Capitol lãnh án

Jacob Chansley, người đeo sừng xông vào trụ sở Quốc hội Mỹ trong cuộc bạo loạn hôm 6/1, đã bị kết án 41 tháng tù ngày 17/11.

Thẩm phán Royce Lamberth tại Tòa án Liên bang quận Columbia hôm 17/11 cho biết ngoài án tù 41 tháng, Jacob Chansley, 34 tuổi, còn phải chịu ba năm quản chế theo sau đó, Guardian đưa tin.

Các công tố viên đã đề nghị thẩm phán Lamberth đưa ra mức án dài hơn, lên tới 51 tháng tù đối với Chansley - người đã nhận tội hồi tháng 9 đối với tội danh gây náo loạn và cản trở công việc của các nghị sĩ quốc hội.

Bạo loạn ở Pháp: Cảnh sát bắt giữ hơn 660 người biểu tình

Tổng cộng 667 người đã bị bắt giữ trong đêm qua sau khi bạo loạn ở Pháp nổ ra ngày thứ ba liên tiếp trên khắp nước này để phản đối vụ cảnh sát bắn chết thiếu niên 17 tuổi hồi đầu tuần.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin ngày 30/6 cho biết tổng cộng 667 người đã bị bắt giữ trong đêm qua, sau khi bạo loạn ở Pháp nổ ra đêm thứ ba liên tiếp trên khắp nước này để phản đối vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên hồi đầu tuần.
Sáng 30/6, Pháp triển khai 40.000 cảnh sát trong nỗ lực dập tắt tình trạng bất ổn đang lan rộng. Tại một số thành phố của Pháp, các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm, được hỗ trợ bởi xe bọc thép và máy bay trực thăng, đang tuần tra trên đường phố.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.