Xót phận nàng công chúa Việt bị chồng xẻo má "bạo hành"

Xót phận nàng công chúa Việt bị chồng xẻo má "bạo hành"

Khi biết chồng làm phản, công chúa Phất Kim hết mực khuyên can dẫn đến bị xẻo má. Trước sự phản bội của chồng lại thêm việc vua cha bị sát hại, đau đớn, nàng đã gieo mình xuống giếng nước ở lầu vọng nguyệt.

 Công chúa Phất Kim là con gái thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng. Vua Đinh có ba người con gái đầu là Minh Châu, Phất Ngân và Phất Kim. Công chúa Minh Châu được gả cho tướng Trần Thăng, em ruột của sứ quân Trần Lãm - người đã trao nhường toàn bộ binh quyền Bố Hải Khẩu cho Đinh Bộ Lĩnh.
Công chúa Phất Kim là con gái thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng. Vua Đinh có ba người con gái đầu là Minh Châu, Phất Ngân và Phất Kim. Công chúa Minh Châu được gả cho tướng Trần Thăng, em ruột của sứ quân Trần Lãm - người đã trao nhường toàn bộ binh quyền Bố Hải Khẩu cho Đinh Bộ Lĩnh.
Công chúa Phất Ngân lấy Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn- người sau này thay nhà tiền Lê sáng lập ra nhà Lý vẻ vang trong lịch sử nước ta. Còn công chúa Phất Kim được gả cho sứ quân dòng dõi quý tộc nhà Ngô là Ngô Nhật Khánh.
Công chúa Phất Ngân lấy Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn- người sau này thay nhà tiền Lê sáng lập ra nhà Lý vẻ vang trong lịch sử nước ta. Còn công chúa Phất Kim được gả cho sứ quân dòng dõi quý tộc nhà Ngô là Ngô Nhật Khánh.
Ngô Nhật Khánh thuộc dòng họ vua Ngô Quyền. Trước kia Ngô Nhật Khánh từng xưng là An Vương cùng mười hai sứ quân giữ đất tranh hùng. Khi Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp được loạn mười hai sứ quân trong đó có Ngô Nhật Khánh.
Ngô Nhật Khánh thuộc dòng họ vua Ngô Quyền. Trước kia Ngô Nhật Khánh từng xưng là An Vương cùng mười hai sứ quân giữ đất tranh hùng. Khi Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp được loạn mười hai sứ quân trong đó có Ngô Nhật Khánh.
Sứ quân họ Ngô luôn nuôi chí phục thù, mong muốn dựng lại cơ đồ nhà Ngô. Vì thế khi thấy Ngô Nhật Khánh say mê Phất Kim, vua Đinh liền có ý muốn gả con cho tướng Ngô. Tuy nhiên, Phất Kim luôn tìm cách từ chối.
Sứ quân họ Ngô luôn nuôi chí phục thù, mong muốn dựng lại cơ đồ nhà Ngô. Vì thế khi thấy Ngô Nhật Khánh say mê Phất Kim, vua Đinh liền có ý muốn gả con cho tướng Ngô. Tuy nhiên, Phất Kim luôn tìm cách từ chối.
Vua Đinh nói với con gái: "Tướng quân Ngô Nhật Khánh là người thao lươc vào bậc nhất nhưng chưa thật sự tận trung vì sự nghiệp của cha, giặc Tống và giặc Chiêm đang lăm le bờ cõi, nếu được Nhật Khánh giúp thêm vây cánh thì Đại Cồ Việt ta còn gì bằng. Cha muốn con ưng thuận lời thỉnh cầu của Nhật Khánh để lấy tình phu phụ thuyết phục Nhật Khánh giữ trọn đạo hiếu trung."
Vua Đinh nói với con gái: "Tướng quân Ngô Nhật Khánh là người thao lươc vào bậc nhất nhưng chưa thật sự tận trung vì sự nghiệp của cha, giặc Tống và giặc Chiêm đang lăm le bờ cõi, nếu được Nhật Khánh giúp thêm vây cánh thì Đại Cồ Việt ta còn gì bằng. Cha muốn con ưng thuận lời thỉnh cầu của Nhật Khánh để lấy tình phu phụ thuyết phục Nhật Khánh giữ trọn đạo hiếu trung."
Nghe lời cha, công chúa Phất Kim nhận lời làm vợ Ngô Nhật Khánh. Nhưng những tháng ngày bình yên, hạnh phúc chẳng được bao lâu bởi Ngô Nhật Khánh không từ bỏ tư thù, vẫn mang trong lòng ý định tạo phản nên đã cấu kết ngoại bang và đầu hàng vua Chiêm.
Nghe lời cha, công chúa Phất Kim nhận lời làm vợ Ngô Nhật Khánh. Nhưng những tháng ngày bình yên, hạnh phúc chẳng được bao lâu bởi Ngô Nhật Khánh không từ bỏ tư thù, vẫn mang trong lòng ý định tạo phản nên đã cấu kết ngoại bang và đầu hàng vua Chiêm.
Trên đường cầu viện ngoại bang, Phất Kim hỏi chồng đi đâu, Ngô Nhật Khánh dỗ dành “Việc thành, nàng sẽ trở thành chính cung hoàng hậu của nước Đại Cồ Việt". Biết tin này, công chúa hết mực khuyên can bởi đó là hành động bất trung, bất hiếu và phản lại dân tộc.
Trên đường cầu viện ngoại bang, Phất Kim hỏi chồng đi đâu, Ngô Nhật Khánh dỗ dành “Việc thành, nàng sẽ trở thành chính cung hoàng hậu của nước Đại Cồ Việt". Biết tin này, công chúa hết mực khuyên can bởi đó là hành động bất trung, bất hiếu và phản lại dân tộc.
Ngô Nhật Khánh không những không hồi tâm, chuyển ý mà rút dao xẻo má vợ mình một cách tàn nhẫn và lạnh lùng rồi chạy theo giặc. Công chúa được đưa về kinh thành Hoa Lư chạy chữa thuốc men. Vết thương lòng của người vợ có chồng là tướng quốc, phò mã mà lại cấu kết ngoại bang khiến công chúa xuống tóc, đi tu.
Ngô Nhật Khánh không những không hồi tâm, chuyển ý mà rút dao xẻo má vợ mình một cách tàn nhẫn và lạnh lùng rồi chạy theo giặc. Công chúa được đưa về kinh thành Hoa Lư chạy chữa thuốc men. Vết thương lòng của người vợ có chồng là tướng quốc, phò mã mà lại cấu kết ngoại bang khiến công chúa xuống tóc, đi tu.
Nỗi đau chưa nguôi ngoai, Phất Kim lại được tin cha và anh trai bị nghịch thần giết hại, tuyệt vọng nàng đã nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt phía Tây Bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn. Các triều đại sau tôn vinh, sắc phong cho công chúa Phất Kim là Tiết liệt trung trinh.
Nỗi đau chưa nguôi ngoai, Phất Kim lại được tin cha và anh trai bị nghịch thần giết hại, tuyệt vọng nàng đã nhảy xuống giếng nước lầu Vọng Nguyệt phía Tây Bắc kinh thành Hoa Lư tự vẫn. Các triều đại sau tôn vinh, sắc phong cho công chúa Phất Kim là Tiết liệt trung trinh.
Người dân cảm phục tiếc thương lập đền thờ công chúa Phất Kim. Ngôi đền còn được gọi là đền Thục Tiết công chúa, nằm trong khu dân cư thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Người dân cảm phục tiếc thương lập đền thờ công chúa Phất Kim. Ngôi đền còn được gọi là đền Thục Tiết công chúa, nằm trong khu dân cư thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đền Phất Kim nằm trong một khuôn viên khá hẹp, gần cửa bắc vào khu trung tâm cố đô Hoa Lư, một mặt giáp đường làng cổ Yên Thành. Đền gồm có 3 tòa xếp kiểu chữ môn quay nhìn vào sân chính giữa.
Đền Phất Kim nằm trong một khuôn viên khá hẹp, gần cửa bắc vào khu trung tâm cố đô Hoa Lư, một mặt giáp đường làng cổ Yên Thành. Đền gồm có 3 tòa xếp kiểu chữ môn quay nhìn vào sân chính giữa.
Tương truyền vị trí này nằm trên nền nhà của cung Vọng Nguyệt, nơi trước đây công chúa Phất Kim đã ở, rất gần chùa Nhất Trụ. Cái giếng bà nhảy xuống tự vẫn đến nay vẫn còn trước của đền.
Tương truyền vị trí này nằm trên nền nhà của cung Vọng Nguyệt, nơi trước đây công chúa Phất Kim đã ở, rất gần chùa Nhất Trụ. Cái giếng bà nhảy xuống tự vẫn đến nay vẫn còn trước của đền.
Mời độc giả xem video: Đề nghị truy tố 16 đối tượng trong vụ xuất lậu hàng nghìn tấn quặng. Nguồn: Tin tức 24h - ANTV.

GALLERY MỚI NHẤT