Xôn xao quạ thành tinh ở nhà đại gia đất Cảng

Chú quạ tên Thiên của "đại gia" đất Cảng Mai Quang Tuấn biết nói tiếng người, thậm chí có thể hát được những đoạn ngắn trong bài Quốc ca và biểu diễn xiếc.

Quạ… thành tinh
Chú quạ tên Thiên.
Chú quạ tên Thiên. 
Gần đây, người dân Hải Phòng đồn đại ầm ĩ về những con quạ… "thành tinh" thuộc sở hữu của “đại gia” nuôi chó dữ Pitbull nổi tiếng đất cảng. Nghe chuyện quạ “thành tinh”, biết nói tiếng người, chúng tôi liền tìm đến phường Đông Hải (Hải An, Hải Phòng), gặp anh Mai Quang Tuấn.
Vừa bước chân vào khu nhà tối om chằng chịt hệ thống chuồng trại, chúng tôi giật mình bởi những tiếng nói rành rọt: “Có khách, có khách…”, rồi “Chào sếp, chào sếp…”, “Hê lô, anh ơi, Tuấn ơi”.... Chúng tôi nhìn quanh quất không thấy ai. Lát sau mới phát hiện ra tiếng của 3 con quạ đen sì đậu trên ngọn cây.
Nghe tiếng quạ kêu, anh Tuấn từ phía cuối khu chuồng trại tìm ra tiếp khách. Giới chơi chó đất cảng thì ai cũng biết danh tiếng Mai Quang Tuấn, chuyên gia đại tài nhân bản các giống chó quý hiếm.
Anh cất tiếng gọi: “Thiên ơi xuống đây! Địa ơi xuống đây!”, tức thì hai con quạ đen sì cất tiếng chào khách sà xuống đậu trên vai anh. Con quạ tên Nhân đậu trên cành cây, chân bị buộc bằng dây thừng cứ luôn mồm chào khách, mà không chịu xuống.
Anh Tuấn kể rằng, xưa nay, dân ta vốn coi giống quạ là thứ ma quỷ, chuyên mang lại điềm dữ. Nghe tiếng kêu “quạ, quạ” của nó, nhất là vào ban đêm, người ta đã dựng tóc gáy, thậm chí muốn vác súng bắn chết.
Anh Tuấn bên con quạ nói được tiếng người.
Anh Tuấn bên con quạ nói được tiếng người. 
Vậy nên, khi con quạ đậu trên cây trước nhà người khác, nói tiếng người, thì người ta còn sợ hãi hơn. Ai cũng tin rằng đây là những con quạ thành tinh, chứ chẳng phải quạ thường. 
Mặc dù với người Việt, con quạ không được coi trọng, nhưng với người Do Thái thì nó là con vật thân thiết. Người Do Thái huấn luyện quạ và chim ưng phục vụ cho việc săn bắn, cảnh giới.
Biết rằng, quạ là loài vật rất thông minh, nên một ngày cách đây 3 năm, khi lang thang ở chợ Hàng, gian bán sinh vật cảnh, thấy người bán con quạ non, anh Tuấn mua ngay. 
Anh Tuấn đăt tên cho nó là Thiên. Quạ là loài ăn cả xác thối, nên rất dễ nuôi, thứ gì nó cũng ăn. Nuôi từ nhỏ, nên con Thiên quấn người lắm. Nhốt một thời gian thì anh thả ra. Thiên bay xa đến đâu, nhưng chỉ cần cất tiếng gọi “Thiên ơi!”, là nó tìm về. Ngày bay đi kiếm ăn, nhưng chiều tối là mò về bên ông chủ.
Từ ngày nuôi con vật này, anh Tuấn chịu nhiều điều tiếng và đặc biệt liên tục bị… góp ý. Anh Tuấn kể rằng, anh chỉ sợ vô phúc con Thiên nhà anh đậu vào nhà nào có người già đang ốm nặng, lại cất tiếng kêu “quạ, quạ”, để rồi họ đổ cho anh cái tội ám quẻ nhà người ta, thì khó mà giải thích. 
Anh Tuấn đã giải thích nhiều rồi, rằng những quan niệm quạ mang điềm gở chỉ là đồn đại, nhưng chẳng ai chịu tin. Thậm chí, nhiều người còn dọa rằng chính gia đình anh sẽ lãnh điềm gở đầu tiên!
Quạ thành… ca sĩ
Là người yêu mến động vật, lại hiểu trí thông minh tuyệt vời của quạ, nên anh kiên trì dạy dỗ con vật này. Anh dạy nó cử chỉ thân thiện với con người, cách phát hiện tiếng gọi của anh, rồi những động tác biểu diễn xiếc.
Trong quá trình dạy con vật này biết phát hiện tiếng gọi, anh đã ngã bổ chửng khi nó nhại lại tiếng của anh. Lúc đó, bản thân anh Tuấn cũng hãi. Nhưng rồi, anh vào mạng tìm hiểu, mới biết rằng, không chỉ vẹt, yểng, mà loài quạ cũng biết nhại tiếng người, thậm chí chúng nói còn tốt hơn. 
Phát hiện khả năng nói của Thiên, anh đã kiên trì dạy nó tập nói. Chỉ trong vòng một tháng, con Thiên đã biết những từ xưng hô cơ bản trong gia đình anh. Nó biết gọi tên anh, gọi tên vợ, con anh mỗi khi gặp.
Cả ba chú quạ đều biết nói.
Cả ba chú quạ đều biết nói. 
Điều kinh ngạc là con quạ còn “hát” được một số từ, đoạn trong những bài hát mà anh thường ngêu ngao. Bây giờ, trong những lúc rỗi rãi, không có người lạ, con Thiên còn hát… Quốc ca!
Quá mê mẩn sự thông minh của loài quạ, nên anh Tuấn ra chợ chim đặt hàng những lái buôn. Vài tháng sau, anh đã mua thêm được hai quạ đực nữa, đặt tên là Địa và Nhân. Anh hi vọng, hai con Địa và Nhân lớn lên, sẽ phối với con Thiên để sinh ra bầy quạ biết nói, biết hát.
Bây giờ, hễ có người lạ vào nhà, thì chúng gật gù những câu dễ thương: Chào khách, chào sếp… Chỉ khi nào anh Tuấn ra tiếp, thì những cái “loa” ấy mới chịu tắt. 
Theo anh Tuấn, việc dạy quạ nói không có gì khó khăn, chỉ cần người dạy kiên trì, yêu thương, tận tình chăm sóc chúng.
Hàng ngày, khi cho quạ ăn, anh lại luôn miệng trò chuyện với chúng, để chúng bắt chước. Muốn dạy câu gì, anh phải nhắc đi nhắc lại. Chỉ khi chúng nói theo, anh mới cho ăn. Loài quạ thông minh, lại háu ăn, nên chúng học rất chóng vánh. Ngoài việc dạy nói, anh còn dạy chúng điệu bộ biểu cảm như con người.
Theo anh Tuấn, không chỉ có tài học vẹt tiếng người, mà loài quạ còn có đặc tính thù dai. Sở dĩ anh phát hiện ra đặc tính đó, là một lần anh chuyển chuồng cho con Thiên. Lần đó, thấy chuồng chật, nên anh đóng một cái chuồng mới lớn hơn. Anh dỗ nó sang, nhưng nó không chịu. Anh Tuấn liền túm cổ cưỡng ép nó sang lồng mới. 
Từ khi sang lồng mới, anh Tuấn thấy con Thiên thay tính đổi nết hẳn. Nó vẫn ăn, vẫn học nói, nhưng nó không còn thân thiện nữa. Hễ anh đưa tay bắt là nó mổ. Phải mất mấy tháng trời, chăm sóc chu đáo lắm, con Thiên mới tạm quên mối thù mà ông chủ cưỡng bức nó.

UBND tỉnh Thanh Hóa trang trí trụ sở bằng... ngà voi

UBND tỉnh Thanh Hóa đặt một cặp ngà voi trong phòng khách ở trụ sở để “trang trí cho đẹp” từ nhiều năm nay.

Khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ của cặp ngà voi thì vị Phó chủ tịch UBND tỉnh nói “không quan tâm”.

Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức buổi lễ trao bằng khen cho Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 Nguyễn Thị Ngọc Anh (quê ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).

Ông Vương Văn Việt trao bằng khen cho hoa hậu Ngọc Anh. Ảnh BTC cung cấp cho báo chí.
 Ông Vương Văn Việt trao bằng khen cho hoa hậu Ngọc Anh. Ảnh BTC cung cấp cho báo chí.

Điều đặc biệt là ở trong một bức ảnh chụp ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, trao bằng khen và quà tặng cho hoa hậu Ngọc Anh dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện một cặp ngà voi rất lớn và đẹp ở phía sau. Điều này làm dấy lên dư luận về việc UBND tỉnh Thanh Hóa sở hữu cặp ngà voi này.

Trao đổi với phóng viên chiều ngày 26/7, ông Vương Văn Việt cho biết buổi lễ được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày 16/7 vừa qua. “Cặp ngà voi này đã xuất hiện ở phòng khánh tiết (phòng tiếp đón khách) của UBND tỉnh Thanh Hóa từ lâu lắm rồi, năm 1998 tôi đã thấy có ở đây” - ông Việt nói.

Cũng theo vị phó chủ tịch tỉnh này, đây chỉ là vật trang trí cho đẹp. Ông Việt nói việc treo ngà voi trong trụ sở UBND tỉnh để trang trí là hết sức bình thường và ông đã gặp khá nhiều tại trụ sở UBND một số tỉnh dọc miền Trung cũng như khu vực Tây Nguyên.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành xác minh xem xuất xứ ngà voi có từ đâu và đây là ngà voi thật hay giả thì ông Việt nói “không quan tâm” tới việc này.

Trong khi đó, theo bà Dương Việt Hồng, Đại diện truyền thông Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (WCS), ngà voi thuộc nhóm 1B, theo công ước quốc tế cũng như quy định của pháp luật ở Việt Nam hiện hành đều cấm buôn bán và sử dụng vào mục đích cá nhân.

Ngà voi chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và được kiểm soát chặt chẽ về mặt nguồn gốc. Hiện nay ở Việt Nam xung đột giữa voi và con người nhiều hơn là việc săn bắn để lấy ngà. Số lượng voi hoang dã đã chết khá nhiều trong thời gian trước đây.

“Gần đây quốc tế đã lên án Việt Nam rất nhiều trong việc chưa xử lý nghiêm đối với việc buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã như sừng tê giác, ngà voi. Nếu vẫn không có thay đổi thì chúng ta có thể đối mặt với việc bị cấm vận trong lĩnh vực này” - bà Hồng nói.

Vị đại diện truyền thông WCS tại Việt Nam này cũng cho biết thêm trước đây cũng đã xuất hiện cơ quan trung ương treo ngà voi trong trụ sở làm việc. Sau đó, khi dư luận lên tiếng phản ánh thì đã chủ động rút đi. Tuy nhiên, tại các tỉnh, thành thì việc này chưa được rà soát và không thể biết ở những đâu có việc treo ngà voi trong nơi làm việc.

“Việc sử dụng ngà voi làm vật trang trí ở cơ quan công quyền sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn, bởi lẽ ra những nơi đó phải làm gương cho người dân thực hiện” - bà Hồng nói.

Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) Việt Nam, cho biết ngà voi có thể được sử dụng trưng bày để phục vụ mục đích phi thương mại nhưng không được phép mua bán, trao đổi.

Theo ông Tùng, ở Việt Nam có tình trạng ngà voi có nguồn gốc từ xưa để lại. Năm 1994, Việt Nam ra nhập CITES, chính vì thế phải lấy năm này để xác định về tính hợp pháp của ngà voi. Sắp tới CITES Việt Nam sẽ xây dựng quy định để bắt buộc các đơn vị đang sở hữu ngà voi phải tiến hành khai báo, kiểm kê.

Sự linh ứng khó lý giải về cây nấm lạ bên gốc đa

Không chỉ là nhân chứng lịch sử, tại gốc đa cổ thụ này, người ta đã từng chứng kiến những chuyện kỳ thú, lạ lùng vẫn lưu truyền râm ran đến ngày nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới