Xôn xao đồn đoán NHNN hạ dự trữ bắt buộc

Với các cân đối và điều kiện hiện nay, theo người viết, tình huống hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là rất khó xảy ra.

 

Ngày 11/6, người viết nhận được cuộc gọi của một nhà đầu tư chứng khoán hỏi về đồn đoán Ngân hàng Nhà nước có thể sắp hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Trong ngày 12/6, tiếp tục có thêm câu hỏi tương tự từ những bạn đọc khác, họ không có mối liên hệ với nhau. Cho nên tình huống trên như một vết dầu đang loang ra, mà không rõ xuất xứ. Và khi có nhiều người tìm hiểu, hẳn có nguyên do nào đó.

Dự trữ bắt buộc được hiểu là số tiền mà các tổ chức tín dụng buộc phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. Đây là một công cụ để nhà điều hành điều tiết cung tiền trong nền kinh tế, “thả ra” hoặc “hút bớt” tiền tùy từng thời điểm và mục đích của chính sách, thường được xem là biện pháp mạnh và cuối cùng.

Hiện nay, với “vết dầu loang” trên, có lẽ cơ sở của nó là mong đợi Ngân hàng Nhà nước hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, để tiền ra thị trường nhiều hơn, qua đó một mặt góp phần giảm tiếp lãi suất, một mặt tạo nguồn kích thích tăng trưởng tín dụng vốn đang khó đẩy mạnh.

Nhưng với các cân đối và điều kiện hiện nay, theo người viết, tình huống hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là rất khó xảy ra. Một nguồn tin có thẩm quyền của VnEconomy cũng khẳng định: “Tuyệt đối không có chuyện đó!”.

Vậy vì sao khả năng hạ dự trữ bắt buộc vào thời điểm này có tính loại trừ cao?

Như trên, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc là biện pháp mạnh, thường chỉ sử dụng khi quá bức thiết, khi các công cụ khác đã trơ hoặc quá tải. Đã hơn hai năm qua Ngân hàng Nhà nước không dùng đến nó như một công cụ linh hoạt để điều tiết. Mà bằng các công cụ và chính sách khác, nhà điều hành đã cân bằng được an toàn thanh khoản hệ thống, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm được lãi suất về mức thấp.

Đáng chú ý là, ngay cả khi giữ nguyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc như vậy, nhưng từ trong năm 2013 đến nay, tại nhiều thời điểm, lượng vốn của các tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước vẫn vượt quá yêu cầu. Nói cách khác, tại nhiều thời điểm và hiện nay hệ thống có hiện tượng thừa vốn. Nếu hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong điều kiện này, chỉ thêm sự vượt quá như vậy mà thôi.

Và dư tiền cũng không có lợi. Trong năm 2013 và nửa đầu 2014 này, cùng với hoạt động mua vào ngoại tệ quy mô lớn, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tục phát hành tín phiếu để hút bớt tiền trong lưu thông về. Bởi nếu để lượng tiền đồng quá lớn, dư thừa tiền đồng lớn có thể sẽ tạo áp lực lên lạm phát, VND mất giá mà mối quan ngại là biến động tỷ giá USD/VND. Trong bối cảnh này, “thả” thêm tiền ra qua hạ dự trữ bắt buộc là đồn đoán khó thuyết phục.

Còn “đồ” theo cơ sở để có đồn đoán, hạ dự trữ bắt buộc là nhằm tạo thêm điều kiện để hạ lãi suất và kích thích tín dụng. Tuy nhiên, đến nay vấn đề của nền kinh tế, của tăng trưởng tín dụng không còn nặng về lãi suất nữa.

Khoảng hai năm qua lãi suất liên tục giảm nhanh và mạnh. Đến nay, doanh nghiệp tốt có dự án tốt đã có thể vay lãi suất chỉ từ 7-8%/năm, thậm chí một số lãnh đạo ngân hàng từng tuyên bố chỉ 5-6%/năm. Các tổ chức tín dụng cũng đang chịu áp lực lớn về thúc đẩy tín dụng, bởi đây là nguồn sống chính yếu của họ. Nhưng, như nhiều phân tích suốt thời gian qua, vấn đề là sức cầu của nền kinh tế, cùng với khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của nhiều doanh nghiệp yếu đi, môi trường rủi ro tăng lên…

Xét về định hướng điều hành chính sách tiền tệ những năm gần đây, tình huống “đánh úp”, “phanh gấp” hay tạo đột ngột trong điều chỉnh chính sách là đã hạn chế. Ngân hàng Nhà nước thường đưa ra định hướng rõ ràng hơn, có những tín hiệu để người dân và doanh nghiệp có thể chủ động ứng xử.

Vậy nên, một quyết định điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đưa ra đột ngột như đồn đoán trên, xét trong bối cảnh hiện nay, là khó xảy ra.

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo về tiền ảo bitcoin

(Kiến Thức) - Ngân hàng Nhà nước vừa lên tiếng chính thức về các loại tiền ảo, trong đó có đồng tiền bitcoin đang gây "sôi sục" trên toàn thế giới và cả Việt Nam.

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.

Bitcoin bắt đầu được giao dịch trên sàn Mt.Gox vào tháng 6/2010, đến năm 2013, Bitcoin được sử dụng trên cả phương diện thanh toán, giao dịch hàng hóa và tài sản đầu tư. Sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như:

NHNN: "Mua vàng lúc này sẽ thiệt hại lớn"

(Kiến Thức) - Đại diện của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, người dân nào có vàng thì nên bán vàng vào thời điểm này vì giá đang cao hơn so với trước.

Đồng thời, đại diện NHNN, ông Nguyễn Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, còn khuyến cáo, người dân nào có nhu cầu mua vàng thì tránh không nên mua bây giờ vì có thể sẽ bị thiệt lớn.

Cũng theo ông Huy, từ đầu năm đến nay, giao dịch trên thị trường vàng trong nước ổn định, đảm bảo với mục tiêu điều hành chính sách của NHNN. Trên thị trường quốc tế, mức độ biến động củagiá vàng trên thị trường quốc tế từ đầu năm 2014 đến nay thấp hơn mức biến động của năm 2013.

 

Trước diễn biến của thị trường vàng quốc tế và các giải pháp đồng bộ của NHNN đã triển khai từ năm 2013 đến nay, thị trường vàng trong nước tiếp tụcgiữ được xu hướng ổn định. Sau khi các TCTD đã hoàn thành việc tất toán số dư huy động và cho vay vốn bằng vàng, cung cầu vàng trên thị trường chuyển biến theo hướng tích cực. Giá vàng trong nước biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới,không có tình trạng làm giá, tạo sóng, không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế, xã hội. Nhu cầu vàng trong dân giảm mạnh đã xuất hiện hiện tượng người dân tin tưởng vào đồng nội tệ nên chuyển dịch tích trữ từ vàng sang đồng nội tệ.

Từ đầu tuần trước, giao dịch vàng trên thị trường có xu hướng tăng, giá vàng trong nước diễn biến tăng nhanh hơn so với giá vàng trên thị trường quốc tế. Qua theo dõi, nắm bắt thị trường trong và ngoài nước cho thấy không có những nguyên nhân tác động từ các yếu tố kinh tế, mà chủ yếu do yếu tố tâm lý đầu cơ, làm giá.

NHNN khuyến cáo người dân nên thận trọng khi quyết định mua, bán để tránh thiệt hại không đáng có. Theo chúng tôi, người dân nào có vàng thì nên bán vàng vào thời điểm này vì giá đang cao hơn so với trước. Người dân nào có nhu cầu mua vàng thì tránh không nên mua bây giờ vì có thể sẽ bị thiệt lớn. Thái độ bình tĩnh, tin tưởng của những người dân sẽ giúp tránh được những thiệt hại không đáng có cho chính bản thân mình và góp phần tạo sự ổn định chung của thị trường.

Ông Huy cũng khẳng định: "NHNN sẽ theo dõi sát tình hình thị trường vàng, đã chuẩn bị sẵn sàng và sẽ áp dụng ngay các biện phápbình ổn thị trường vàng trong trường hợp cần thiết".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.