Thông tin được đăng tải trên FB và nhận được khá nhiều lượt chia sẻ. |
Tấm ảnh chụp "giấy cho con". |
Thông tin được đăng tải trên FB và nhận được khá nhiều lượt chia sẻ. |
Tấm ảnh chụp "giấy cho con". |
“Anh chị đã ra tòa rồi, vài ngày nữa sẽ có quyết định ly hôn chính thức”- chị thông báo khi tôi ghé thăm. Nhìn bên ngoài, chị vẫn bình thản nhưng tôi biết đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn với chị khi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân gần 20 năm của mình.
“Tôi sẽ có vợ mới, con mới”
Chị kể ngày chị và anh ra tòa cũng nhẹ nhàng vì cái gì cần nói đã nói với nhau hết rồi. Vả lại, anh chị là người có học thức, địa vị nên cũng không có gì phải lớn tiếng.
Những tài sản cha mẹ để lại thuộc quyền sở hữu của chị. Còn những tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân thì hơn 95% mua được từ lợi nhuận của tài sản gia đình chị (chị cho thuê 7.000 m2 đất tại một quận nội thành TP HCM) nên anh không thể đòi chia. Trước nay, với thu nhập của chồng, chị đều bảo anh để riêng để chăm lo cho gia đình bên đó nên anh không đòi phân chia tài sản mà yêu cầu chị phải đưa 4 tỉ đồng để ra đi.
Chị đồng ý yêu cầu của anh nhưng đến phần cấp dưỡng cho con thì lựng khựng. Chị cho con đi học trường quốc tế, có tài xế đưa đón, có người giúp việc lo... Tính chi phí khoảng 40 triệu đồng/tháng, chị yêu cầu hỗ trợ 20 triệu đồng/tháng để nuôi con nhưng anh lắc đầu: “Tôi sẽ có vợ mới, con mới, vì thế không lo được”.
Ảnh minh họa. |
Tôi nghe cũng sững sờ vì từng chứng kiến anh vui mừng thế nào khi thằng bé ra đời. Anh chăm lo, cưng chiều nó còn hơn trứng mỏng. Anh chị hiếm muộn, cưới nhau hơn chục năm, chạy chữa đủ mọi cách mới có được đứa con, vậy mà... Tôi không biết nói gì, chỉ nắm chặt tay chị.
Tìm đủ cách thoái thác
Khi tình cảm vợ chồng còn mặn nồng thì con cái là vàng, là ngọc nhưng đến lúc hôn nhân đổ vỡ, nhiều người lại “bỏ quên” luôn con của mình.
Bà N.T.D - thẩm phán TAND quận 1, TP HCM - cho biết có những vụ án ly hôn, cuộc chiến giành con cái còn khốc liệt hơn cả tranh giành tài sản. Tuy nhiên, có nhiều vụ khi nhắc đến con cái, nhiều người đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Còn chuyện cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì càng khó thực hiện. Nhiều người tìm đủ mọi cách thoái thác hoặc chỉ làm được vài tháng đầu rồi lờ đi.
Mới đây, một phụ nữ trẻ đẹp, sang trọng đến tìm thẩm phán D. để trình bày những khó khăn dẫn đến việc cô không thể cấp dưỡng nuôi con. Người phụ nữ này cho biết cô ta phải sống nhờ nhà cha mẹ ruột, không nghề nghiệp, không có thu nhập ổn định nên xin cho miễn khoản cấp dưỡng hằng tháng. Sau một hồi nghe cô ta kể lể dông dài, thẩm phán D. buột miệng khen: “Tóc của chị đẹp quá, chắc làm nhiều tiền lắm hả?”. Người phụ nữ này vui vẻ khoe: “Em mới làm tóc hơn 1,5 triệu đồng đó. Mỗi tháng phải đi đổi kiểu, hấp dầu một lần...”.
“Khi tôi hỏi sao không để 1,5 triệu đồng/tháng đó lo cho con thì chị ấy im lặng. Tôi không hiểu nổi tại sao có nhiều người tính toán, chi ly ngay cả với con cái của mình - những đứa trẻ rất thiếu thốn tình cảm vì sống trong một gia đình đổ vỡ” - thẩm phán D. băn khoăn.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc gây rúng động dư luận. |