Xóa sổ vũ khí hạt nhân Triều Tiên: Sứ mạng bất khả thi?

(Kiến Thức) - Sau thực tế bẽ bàng khó có thể bắn hạ ICBM của Bình Nhưỡng, siêu cường Mỹ lại gần như không thể xóa sổ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Nếu Tổng thống Donald Trump quyết định đánh đòn hạt nhân phủ đầu chống Bình Nhưỡng, thì không có gì chắc chắn Mỹ có thể xóa số vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và khó tránh khỏi đòn phản công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Xoa so vu khi hat nhan Trieu Tien: Su mang bat kha thi?
Bất chấp những lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump, xóa xổ toàn bộ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là "sứ mạng bất khả thi" đối với siêu cường Mỹ. Ảnh ghép: Daily Express 
Một cuộc tấn công thông thường sử dụng một số lượng lớn tên lửa hành trình có thể loại bỏ khá nhiều cơ sở hạt nhân nổi và cố định của Bình Nhưỡng, trong trường hợp tình báo Mỹ có thể xác định vị trí chính xác của các cơ sở đó. Nhưng thật khó xác định chính xác vị trí của các bệ phóng di động và các cơ sở nằm sâu dưới lòng đất. Trong khi một máy bay ném bom như Northrop Grumman B-2A Spirit có thể mang theo hai quả bom khoan phá bê tông GBU-57 nặng 30.000 cân Anh (gần 15 tấn), nhưng ngay cả loại vũ khí khổng lồ này cũng không đủ sức tiêu diệt các mục tiêu sâu nhất ở miền bắc Triều Tiên.
GBU-57 được cho là có thể xuyên qua bê tông cốt thép dày gần 70 mét, nhưng hoàn toàn có thể các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên lại nằm ở độ sâu hơn con số này. Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn bởi thực tế là Mỹ chỉ có trong tay 20 quả bom GBU-57, trong khi các cơ sở hạt nhân ngầm của Triều Tiên nhiều hơn con số đó.
Điều đó khiến tùy chọn hạt nhân được lựa chọn cho bất kỳ nỗ lực để loại bỏ các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
Mỹ có kho vũ khí hạt nhân lớn, nhưng đa phần những vũ khí này được thiết kế để chống lại Liên bang Xô viết trong một Thế chiến thứ III giả định. Với vị trí của bán đảo Triều Tiên, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III sẽ không hữu ích vì chúng sẽ phải bay trên quỹ đạo vượt qua Nga và Trung Quốc để đến mục tiêu. Điều đó có thể sẽ tạo ra cuộc đối đầu hạt nhân lớn hơn và nguy hiểm hơn nhiều.
Tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo từ Thái Bình Dương cũng có thể làm cho Bắc Kinh rất khó chịu vì Trung Quốc nằm ngay sát cạnh CHDCND Triều Tiên.
Tất cả những trở ngại trên khiến cho máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Spirit trở thành sự lựa chọn rõ ràng nhất để mang vũ khí hạt nhân tấn công Triều Tiên. Máy bay ném bom chiến lược B-2A Spirit sẽ phải thâm nhập vào không phận Triều Tiên, xác định các mục tiêu và dùng các quả bom nhiệt hạch B61 tiêu diệt chúng. Nhưng thậm chí, loại bom nhiệt hạch B61 cũng không có tác dụng đối với các mục tiêu nằm rất sâu trong lòng đất.
Nhưng ngay cả khi Mỹ tìm cách phá huỷ các cơ sở hạt nhân cố định của CHDCND Triều Tiên, vấn đề săn lùng các mục tiêu di động của Bình Nhưỡng vẫn là một bài toán hóc búa. Như “Chiến dịch Bão táp Sa mạc” đã cho thấy, việc định vị và phá hủy các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động của Iraq là rất khó khăn và mất thời gian thậm chí trên địa hình sa mạc trống rỗng. Ở địa hình núi non và có nhiều cây cối của CHDCND Triều Tiên, việc định vị và phá hủy các bệ phóng tên lửa đạn đạo di động còn khó khăn gấp nhiều lần. Do đó, Triều Tiên vẫn có thể phát động một cuộc tấn công trả đũa ngay cả sau “đòn phủ đầu hạt nhân” của Mỹ. Một vài tên lửa hạt nhân còn sót lại của Triều Tiên cũng có thể gây ra thảm họa khôn lường đối với Mỹ và các nước đồng minh ở Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, việc phát động đòn phủ đầu sẽ mang lại những hậu quả khiến Mỹ bị cô lập hoàn toàn. Các liên minh với Nhật Bản và Hàn Quốc có thể sẽ bị phá vỡ. Đó là chưa kể phản ứng quyết liệt của Trung Quốc và Nga. Hơn nữa, vị trí lãnh đạo thế giới tự do của Mỹ sẽ lui vào quá khứ, khi các quốc gia văn minh nhất trên thế giới sẽ lánh xa Washington.

Điểm lại diễn tiến chương trình hạt nhân của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Đài Sputnik đã điểm lại các cột mốc quan trọng trong chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Sau đây, đài Sputnik (Nga) đã điểm lại các cột mốc quan trọng trong chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Cụ thể, ngày 9/10/2006, Triều Tiên phô trương sức mạnh quân sự của họ bằng vụ thử hạt nhân đầu tiên tại bãi thử Punggye-ri khi kích nổ một thiết bị hạt nhân sử dụng plutoni, thay vì uranium làm giàu. Theo KCNA, không có bất cứ rò rỉ phóng xạ nào phát tán ra ngoài sau vụ thử hạt nhân đầu tiên thành công này.

Hình ảnh đất nước Triều Tiên hưng thịnh hồi những năm 1970

(Kiến Thức) - Với sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc, đất nước Triều Tiên hưng thịnh và phát triển vượt bậc hồi những năm 1970.

HInh anh dat nuoc Trieu Tien hung thinh hoi nhung nam 1970
 Trong thập niên 1970, đất nước Triều Tiên đã tiến bộ vượt bậc về kinh tế và xã hội thông qua các kế hoạch dài hạn và sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc. Trong ảnh: Mua bán ở một sạp hàng bán rau củ hồi thập niên 1970.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.