Xóa hết lỗ, Thực phẩm Quốc tế dốc hầu bao chia cổ tức

Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế đề xuất dùng hết 209 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kiếm được năm 2023 để chia cổ tức bằng tiền mặt.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế (Interfood - mã IFS) - chủ thương hiệu Wonderfarm - vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, dự kiến diễn ra ngày 19/4.
Theo tài liệu, IFS đề xuất dùng gần như toàn bộ 209 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2023 để trả cổ tức tiền mặt. Cụ thể, IFS đề xuất mức chia cổ tức là 24% (tương ứng trả 2.400 đồng trên mỗi cổ phiếu), với tổng số tiền 209 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dự kiến sau khi trả cổ tức chỉ còn hơn 30 triệu đồng.
Trước đó, năm 2022, công ty cũng dùng gần như toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 (gần 156 tỷ đồng) để chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 17.8%, chỉ để lại gần 600 triệu đồng.
Năm 2023 vừa qua, IFS ghi nhận doanh thu thuần lập kỷ lục với 1.868 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước. Trong đó doanh thu từ nước giải khát gần 1.648 tỷ, chiếm đến 88% tỷ trọng tổng doanh thu, còn lại tới từ thực phẩm đóng hộp (342 tỷ) và bán phế liệu (5,5 tỷ). Sau khi trừ chi phí, IFS lãi sau thuế 209 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2022.
Xoa het lo, Thuc pham Quoc te doc hau bao chia co tuc
Sản phẩm trà bí đao Wonderfarm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế.
Năm 2024, IFS đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 1.993 tỷ đồng, tăng gần 7% so với thực hiện 2023 và là mức cao nhất từ khi hoạt động. Dù vậy, doanh nghiệp khá thận trọng với mục tiêu lợi nhuận khi lên kế hoạch lãi ròng chỉ khoảng 192 tỷ đồng, giảm 8% so với thực hiện năm 2023.
Công ty đặt mục tiêu ở mức tăng trưởng cao hơn thị trường và ưu tiên tăng doanh số bán hàng cho các thương hiệu trà Bí Đao, Ice+ và Latte. Trên cơ sở đảm bảo một mức lợi nhuận nhất định, IFS cũng phải đối mặt thách thức giảm chi phí trên toàn công ty.
Được biết, Công ty Cổ phần Thực phẩm Quốc tế là doanh nghiệp FDI, hoạt động tại Việt Nam từ 1991, trong lĩnh vực chế biến nông sản và thủy sản đóng hộp để xuất khẩu. Công ty mở rộng kinh doanh bằng việc tăng vốn đầu tư lên 23 triệu USD, gấp 20 lần ban đầu để thâm nhập vào thị trường nước ép trái cây và bánh quy. Đến năm 2005, IFS chính thức chuyển mô hình hoạt động sang Công ty cổ phần, với tổng vốn đầu tư tăng lên 30 triệu USD.
Tình hình kinh doanh của IFS bắt đầu đi xuống khi tập trung thực hiện nhiều kế hoạch cải tổ doanh nghiệp. Sự kiện đóng cửa nhà máy chính để chuyển sang hoạt động ở địa điểm mới, cộng thêm sự trỗi dậy của nhiều thương hiệu bánh kẹo và nước giải khát nước ngoài khiến doanh nghiệp đánh mất thị phần và thua lỗ (khủng hoảng trầm trọng từ 2008-2015, với 7/8 năm thua lỗ).
Đến khi Kirin - Tập đoàn sản xuất thực phẩm lớn tại Nhật Bản - tham gia tái cấu trúc thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu lên 95,66% và đồng ý thực hiện các khoản vay nội bộ để giải quyết nợ ngân hàng thì IFS bắt đầu có bước ngoặt, và có lãi từ năm 2016.

Thu hút FDI tạo đòn bẩy cho bất động sản văn phòng

Đầu tư FDI tại Việt Nam đã và đang dần trở thành tâm điểm trước chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Phân khúc BĐS văn phòng cũng từ đó nhận được sức ảnh hưởng lớn, ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực.

BĐS văn phòng “khởi sắc”
Dù năm 2023 được coi là “ảm đạm” với thị trường bất động sản nói chung, thì phân khúc văn phòng cho thuê tại Hà Nội vẫn ghi nhận dấu hiệu tích cực khi nguồn cung hạng B tăng 5%, hạng A tăng 4% và hạng C tăng 1 % đều đặn qua các năm, theo báo cáo Tổng quan Thị trường Q3/2023 của Savills. Trong đó, nguồn cung văn phòng cho thuê tại Hà Nội đạt mức đáng kể lên tới 2,16 triệu m2 được ghi nhận, tăng 1% theo quý và 2% so với cùng kỳ năm trước, tạo tiền đề cho sự bùng nổ trên thị trường dịp cuối năm.

CEO HSBC nói về 3 nút thắt lớn để thu hút FDI

Cải thiện năng suất, logistics và khung pháp lý đang là 3 nút thắt lớn nhất mà CEO HSBC cho rằng Việt Nam cần sớm giải quyết để thu hút nhà đầu tư ngoại đến Việt Nam.

Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, vừa có bài viết chia sẻ một số khuyến nghị giúp Việt Nam gỡ bỏ những rào cản để tiến xa hơn nữa trong việc thu hút đầu tư nước ngoài - dọn tổ đón "đại bàng".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.