Cuốn sách “Xiaomi Hành trình của một công ty khởi nghiệp trở thành một thương hiệu toàn cầu” là cuốn sách nên đọc với bất cứ ai có mong muốn khởi nghiệp, trở nên khác biệt và thành công, ngay cả khi phải đối mặt với những đối thủ đáng gờm nhất.
“Xiaomi Hành trình của một công ty khởi nghiệp trở thành một thương hiệu toàn cầu” là cuốn sách nên đọc với bất cứ ai có mong muốn khởi nghiệp. |
Chưa dừng lại ở đó, tính đến tháng 11 năm 2020, Xiaomi trở thành thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới với hơn 19.860 nhân viên và có sản phẩm bán ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu của Xiaomi đạt 15,7 tỷ đô la, trong đó lợi nhuận đạt 862,1 triệu đô la.
Về người dùng tổng số có hơn 343,5 triệu người hoạt động hàng tháng trên hệ điều hành MIUI của Xiaomi, một nền tảng tùy biến dựa trên hệ điều hành Android. Tại Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, Xiaomi là thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất với hơn nửa tỷ thiết bị di động đang được sử dụng…
Và hành trình từ một công ty vô danh trở thành một thương hiệu lớn trong ngành điện thoại thông minh của Xiaomi được tác giả Jayadevan P.K kể lại một cách lôi cuốn.
Jayadevan P.K là một phóng viên công nghệ có hơn 12 năm kinh nghiệm, chuyên viết bài về các doanh nghiệp và công ty khởi nghiệp vận dụng Internet để thu hút khách hàng.
Trong sự nghiệp của mình, anh đã theo sát quá trình phát triển của các công ty như Flipkart, Xiaomi và Paytm. Lợi thế này cho phép anh có một cái nhìn cái nhìn toàn cảnh cũng như những phân tích chính xác, sâu sắc về quá trình hình thành, phát triển vươn lên của các thương hiệu này.
Bên cạnh đó lối viết chắc tay mà không kém phần duyên dáng của Jayadevan P.K cùng giúp “Xiaomi Hành trình của một công ty khởi nghiệp trở thành một thương hiệu toàn cầu” trở thành cuốn sách hấp dẫn “như một cuốn tiểu thuyết” , khiến nhiều người một khi đã cầm sách lên thì không thể nào đặt xuống được.
“Xiaomi Hành trình của một công ty khởi nghiệp trở thành một thương hiệu toàn cầu” gồm 6 chương sách. Ở chương đầu tiên tác giả Jayadevan mô tả và phân tích lại ngành công nghiệp điện thoại thông minh ở thời điểm Xiaomi xuất hiện.
Theo các chuyên gia, những năm 2012-2014 là thời điểm nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh tại Trung Quốc tăng lên đáng kể. Bằng cách cung cấp một chiếc điện thoại giống như Iphone, nhưng có giá thành rẻ hơn, cộng với chiến lược tiếp thị sáng tạo, Xiaomi đã tận dụng được triệt để làn sóng đó.
Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả, thành công của Xiaomi có được còn nhờ vào những người lãnh đạo hết mực kiên trì, ám ảnh với những ranh giới, am hiểu thấu đáo về khách hàng.
Chương 2 của cuốn sách, tác giả viết về cha đẻ, thành viên sáng lập đầu tiên của Xiaomi, doanh nhân Lôi Quân với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ và hơn 10 năm làm kinh doanh, trong đó ông gặt hái thành công với tư cách là một nhà đầu tư mạo hiểm thành danh.
Là người hâm mộ Steve Jobs và Iphone, ông Quân nhận thấy rõ ràng rằng điện thoại thông minh chính là tương lai. Năm 2010, ở tuổi 40, ông muốn củng cố di sản của mình bằng một công ty thực sự vĩ đại. Xiaomi đã được thành lập với việc ra mắt hệ điều hành MIUI, nền tảng tùy biến dựa trên hệ điều hành Android.
Việc luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng và đưa ra bản cập nhật hàng tuần, thay vì hàng năm như nhiều hãng khác, là điều khiến khách hàng của Xiaomi hoàn toàn tin tưởng vào sự xuất sắc của sản phẩm, giúp tạo ra tiếng vang và sự ủng hộ nhiệt thành khi Xiaomi ra mắt mẫu điện thoại đầu tiên vào năm 2011.
Tiếp đó, chiến lược giá trung thực (bán những chiếc điện thoại chất lượng cao với giá rẻ, gần với giá sản xuất nhất) càng khiến Xiaomi chiếm được lòng tin của khách hàng. Nửa đầu năm 2014, doanh thu của Xiaomi đạt 5,5 tỷ đô la (vượt qua doanh thu của cả năm 2013), lãi thực đạt 566 triệu đô là và đứng trong top thương hiệu điện thoại di động hàng đầu Trung Quốc.
Chương 3 của cuốn sách là bước chân của Xiaomi ra thị trường quốc tế với sự góp sức của nguyên giám đốc điều hành cao cấp của Google Hugo Barra.
Chương 4 của cuốn sách viết về sự phát triển của Xiaomi tại Ấn Độ, thị trường lớn thứ hai trên thế giới, với sự chung tay của Manu Jain một người khởi nghiệp người Ấn, sau này là giám đốc điều hành giỏi giang của Xiaomi tại quốc gia này.
Điện thoại di động là cánh cửa để Xiaomi tiếp cận với hàng triệu gia đình tại hơn 80 quốc gia trên thế giới ngày nay. Xiaomi hiện nay không chỉ bán điện thoại mà còn bán tai nghe, pin sạc dự phòng, loa bluetooth, tivi, đồng hồ theo dõi sức khỏe, cân trọng lượng, máy lọc nước và nhiều sản phẩm khác sử dụng trong gia đình.
Hàng triệu khách hàng sau khi sử dụng điện thoại Xiaomi đã sắm hàng loạt các thiết bị của hãng dùng cho gia đình.
Trong hành trình phát triển tại Trung Quốc cũng như nước ngoài của mình, Xiaomi phải đối mặt với vô vàn thách thức, từ những đối thủ ngang hàng trong nước, tới những tên tuổi lớn trên thế giới, rồi làn sóng bài trừ sản phẩm Trung Quốc tại nước ngoài (đáng chú ý nhất là làn sóng bài trừ tại Ấn Độ)…
Tuy nhiên bằng trí tuệ và sự khôn khéo của mình, các nhà lãnh đạo Xiaomi đã lần lượt hóa giải được những thách thức này, giúp tập đoàn tiếp tục gặt hái được những thành công vang dội.
Và những chiến lược phát triển kinh doanh này của Xiaomi (giá cả trung thực,lấy khách hàng làm trung tâm, áp dụng mô hình tiêu dùng có sự tham gia của khách hàng, tận dụng sức mạnh của cộng đồng fan để quảng bá sản phẩm…) là những bài học kinh nghiệm vô cùng đắt giá với bất cứ ai quan tâm đến khởi nghiệp, gặt hái thành công, đặc biệt là các doanh nghiệp đang tìm kiếm kinh nghiệm để vươn ra thị trường quốc tế.
Nhận xét về cuốn sách, Girish Mathrubootham, người đồng sáng lập kiêm CEO Tập đoàn Freshworks, viết rằng: “Cuốn sách vô cùng hấp dẫn này kể câu chuyện về nguồn gốc của Xiaomi, đồng thời mở khóa các yếu tố chiến lược đã làm nên thành công khi Xiaomi mở rộng thị trường. Đây là cuốn sách cần thiết cho tất cả những ai muốn hiểu được cách các công ty hiện đại được xây dựng dựa trên cơ sở lấy khách hàng làm trọng tâm”.
Mời quý độc giả xem video "Đột kích kho sách giáo khoa giả lớn nhất Hà Nội. Nguồn: THĐT,