Xét xử và hành quyết những trùm Đức Quốc xã diễn ra thế nào?

Sau khi thi hành án, các thi thể của những tên trùm phát xít và của tên Goring tự sát trước đó được đặt thành một hàng. Những người đại diện của các cường quốc đồng minh xem xét các dấu vết còn sót lại và ký xác nhận về việc xử tử.

Ngày 1/10/1946, tại Nuremberg đã kết thúc phiên tòa đã kéo dài hơn 10 tháng - vụ án xử những tên trùm tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã. Đã có 12 trong số 13 bị cáo bị kết án tử hình bằng hình thức treo cổ, đó là các tên: Goring, Ribbentrop, Thống chế Keitel, Keltenbrunner, Rozenberg, Frank, Frik, Streicher, Zaukel, Iodl, Zeiss-Inkvart và Borman.
Xet xu va hanh quyet nhung trum Duc Quoc xa dien ra the nao?
 Hermann Goering tại tòa.
Riêng tên Borman, người ta cho rằng hắn đã bỏ trốn và đã bị xử vắng mặt. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát Tây Đức đã chứng minh được rằng, tên phó của Hitler phụ trách vấn đề về đảng đã bị lùng bắt gắt gao ở Mỹ Latinh và đã bị chết tại Berlin vào ngày 2/5/1945. Đến năm 1973, tòa án Tây Đức đã chính thức thừa nhận về cái chết của hắn.
Đối diện với sự trừng phạt không thể tránh khỏi, một số tên trùm phát xít đã kịp có hành động tự sát. Trong số này có Hitler và Eva Brauwn - người tình lâu năm; Gobbel và vợ hắn là Magda cũng tự tử sau khi đã đầu độc 5 đứa con nhỏ của mình. Tên trùm Gestapo khét tiếng tàn bạo cũng đã tự kết liễu cuộc đời. Tên tướng hậu cần Robert Lei bị bắt và tự vẫn ngay trước khi tòa án bắt đầu vụ xét xử.
Trừ Kaltenbrunner, còn những bị cáo khác bị kết án tử hình đều đề nghị xin được ân xá. Đại đô đốc Rederdax có một hành động bất ngờ khi hắn yêu cầu được thay án tù chung thân bằng án xử bắn. Nhưng tất cả những yêu cầu trên đều bị bác bỏ.
Người vợ đầy bản lĩnh của tên đại tướng Iodl đã thành công khi yêu cầu xử lại vụ án cho chồng mình ở Munkhen. Kết quả là tên đứng đầu Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã được phép bào chữa. Tuy nhiên điều này chỉ được thực hiện vào năm 1953.
Việc thi hành án tử hình những tên trùm tội phạm chiến tranh được ấn định vào ngày 16/10/1946. Trong thời gian thi hành bản án của Tòa án quân sự Quốc tế có sự chứng kiến của hai nhà báo Liên Xô, trong đó có nhà báo nổi tiếng Bôrít Pôlêvôi.
Đến xế chiều, các nhà báo được phép đi thăm trại giam ở Nuremberg - nơi vẫn đang giam giữ các tử tù trong khi bọn chúng còn chưa được biết rằng bản án sẽ được thi hành ngay trong đêm hôm đó. Việc này sẽ diễn ra bên khu nhà nhỏ một tầng trên sân trại giam. Đối diện ngay ở cửa là ba chiếc giá treo cổ được sơn màu xanh xám, có 13 bậc thang dẫn lên giá treo cổ.
Trên các ròng rọc có treo các sợi dây gai to, dày có thể chịu được trên 200kg trọng tải. Dưới mỗi giá treo cổ là một chiếc cửa sập có hai cánh được mở ra bằng cách ấn tay gạt. Trong số ba chiếc giá treo cổ có hai chiếc “làm việc”, còn một chiếc để dự phòng.
Trong các nhà giam, sau khi Ban Kiểm tra đã tuyên bố việc phê chuẩn bản án thì các tử tù đều bị còng tay. Đến 0h55’, các nhà báo tiến đến chỗ dành cho chúng cách giá treo cổ khoảng 3 - 4m. Đứng bên cạnh giá treo cổ là 2 lính Mỹ: một là phiên dịch, còn người kia là đao phủ.
Người bị xốc nách ra đầu tiên là tên Fon Ribbentrop. Trông hắn nhợt nhạt và người ta tháo còng ra khỏi tay hắn, trói giật khuỷu tay ra sau lưng rồi đội lên đầu hắn một chiếc mũ đen. Những chiếc cánh cửa sập đã được mở toang ra... Đến 1h37’ thì đến lượt Kaltenbunner.
Trước khi bị chụp mũ, tên này còn kịp đưa ánh mắt cầu khẩn về phía ông mục sư, cha thánh đọc lời cầu nguyện. Các nghi thức vẫn tiếp diễn theo tuần tự: chiếc mũ đen đội đầu, tiếng cót két của chiếc tay gạt rồi thân thể rơi xuống và treo trên dây. Sau gần 2 giờ đồng hồ thì việc treo cổ 10 người mới xong.
Mỗi thi thể được chụp 2 kiểu ảnh: một mặc trang phục và một ở trần. Sau đó, những cái xác được quấn lại rồi được đặt vào quan tài cùng với quần áo mà trước đó dùng vào việc xử tử tử tù. Tất cả những chiếc quan tài sau đó đều được niêm phong.
Vào 4h sáng thì các cỗ quan tài được chất lên những chiếc xe tải loại 2,5 tấn trong sân trại giam và phủ vải bạt. Đoàn xe được một đoàn quân với súng máy hộ tống lên đường lao vào màn mưa. Vài giờ sau, đoàn xe đã tới Munkhen và dừng lại ở bên nhà hỏa táng. Sau này, người lính Mỹ làm đao phủ đã lấy đoạn dây treo cổ các tử tù và đem cắt ra bán cũng thu được khá tiền.

Vì sao Phần Lan "thân" phát xít Đức vẫn không bị Liên Xô tấn công?

(Kiến Thức) - Trong Chiến tranh thế giới 2, dù không phải đồng minh nhưng Phần Lan hợp tác với phát xít Đức trong cuộc chiến chống lại Liên Xô. Tuy nhiên, sau khi đánh bại phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ, Liên Xô không tấn công, đánh chiếm Phần Lan. 

Vi sao Phan Lan
 Theo các chuyên gia, Phần Lan chưa bao giờ ký Hiệp ước Ba bên (giữa Đức, Italy và Nhật Bản) và không chính thức thuộc về phe Trục (phe phát xít). Thế nhưng, Phần Lan có sự hợp tác với phát xít Đức trong Thế chiến 2.

Giật mình lễ Giáng sinh đình đám cuối cùng của phát xít Đức

(Kiến Thức) - Trước khi bị đánh bại trong Thế chiến 2, nhà độc tài Hitler và phát xít Đức tổ chức bữa tiệc lễ Giáng sinh hoành tráng. Tham dự bữa tiệc có nhiều tướng tá, quan chức cấp cao của Đức quốc xã. 

Giat minh le Giang sinh dinh dam cuoi cung cua phat xit Duc
Vào ngày 18/12/1941, nhà độc tài Hitler và phát xít Đức tổ chức buổi tiệc Giáng sinh hoành tráng và lộng lẫy tại thủ đô Munich. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới