Xếp hàng ăn bún, phở sau Tết

Mặc dù giá bún, phở đầu năm đã trở về mức bình thường, nhưng người dân vẫn phải xếp hàng, chờ đến lượt mới được ăn.

Sau Tết, các hàng bún riêu, bún ốc, bún cá luôn đông nghẹt khách do người dân đã "bội thực" với thịt trong Tết.
Trong những ngày đầu tiên đi làm lại sau kỳ nghỉ Tết 9 ngày. Giá bún, miến, phở đã trở về mức giá thông thường. Thế nhưng, dân công sở vẫn còn nhiều lý do để phiền lòng. Đó là hàng quán quá tải.
Chị Ngọc Mai (Nguyễn Tuân, Hà Nội) cho biết, do lường trước được quán xá sẽ rất đông trong những ngày này nên sau khi lì xì, khai xuân, chị và đồng nghiệp rời công sở đi ăn lúc 11h giờ. Thế nhưng, tới 12h30 nhóm của chị vẫn chưa đến lượt.
Xep hang an bun, pho sau Tet
Quán bún riêu đông khách. (Ảnh: Tri thức trẻ). 
“Chưa đến lượt là chưa đến lượt… gọi đồ nhé, chứ không phải chưa đến lượt ăn đâu. Sau khi gọi đồ thành công, khách còn phải chờ ít 15 hoặc 20 phút để chủ quán chuẩn bị đồ ăn”, chị Mai ngao ngán.
“Đầu năm mà đã bụng đói miệng khát, thế này có khi dông cả năm”, chị Mai hài hước chia sẻ. Ngoài ra, chị còn cho biết thêm, để nhanh chóng, chị và đồng nghiệp phải tự phục vụ, tự lấy bát đũa, tự gắp nem, tự lấy nước chấm…
“Phải tự phục vụ thôi, chờ chủ quán mang đồ ra thì có lẽ không còn gì để ăn. Bỏ tiền ra ăn mà cứ như đi tranh cướp”, chị Mai vừa kể vừa chia sẻ hình ảnh chị chủ quán với chiếc bàn gần hết sạch đồ ăn.
Chị Lan (Hàng Gai, Hà Nội) không phải mất cả tiếng để được gọi đồ nhưng chị cũng phải chờ 30 phút mới được thưởng thức bát bún ốc. Chị Hằng kể chỉ sau 3 ngày, bát bún ốc đã giảm từ 90.000 đồng xuống còn 40.000 đồng.
Được biết, từ mùng 2 Tết Nguyên đán, nhiều quán hàng đã mở cửa và tha hồ hét giá. Một bát bún ốc được đẩy giá cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi, gấp ba. Tùy từng địa điểm, một bát bún có giá khác nhau.
Ví dụ, ở phố cổ, người dân phải trả 90.000 đồng cho 1 bát bún bình thường có giá chỉ 40.000 đồng. Ở các khu vực xa Hồ Hoàn Kiếm, một bát bún được “hét” từ 50.000 đồng tới 60.000 đồng, tăng gấp đôi so với ngày thường.

Hết Tết, đào, mai vẫn bán đầy đường

(Kiến Thức) - Sau Tết Đinh Dậu 2017, nhiều chủ cửa hàng cây cảnh đem đào, mai, cúc,… dịp Tết ra “bán cố”.

Sau Tết Đinh Dậu 2017, nhiều chủ cửa hàng cây cảnh đem đào, mai, cúc,… dịp Tết ra “bán cố”, phục vụ nhu cầu chơi hoa của người dân Thủ đô vào ngày Rằm tháng Giêng.
Theo ghi nhận của Kiến Thức sáng 2/2/2017, tại đường Hoàng Hoa Thám, khá nhiều hộ kinh doanh cây cảnh đem các chậu đào, chậu mai, cúc vàng,… ra bày bán. So với trước Tết Nguyên Đán 2017 giá của các loại cây cảnh giảm rất mạnh.
Het Tet, dao, mai van ban day duong
Đào cành được người dân bày bán tại đường Hoàng Hoa Thám. 

7 chiêu bán hàng online giúp mọi chủ hàng vẫn bán chạy ầm ầm sau Tết

Sau Tết Nguyên Đán, tốc độ bán hàng của các cửa hàng có thể chậm lại… Nhưng bạn vẫn có thể điều chỉnh tiến độ hậu ngày lễ của mình để đẩy mạnh doanh số.

Để tiếp tục giữ lượng khách hàng mua sắm sau ngày nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, những người đang kinh doanh online hãy tham khảo các gợi ý thiết thực sau nhằm hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng của bạn sau khi kỳ nghỉ dài của năm mới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.