Xem tôm hùm tự mọc lại chân, móng vuốt trong 1 tháng
(Kiến Thức) - Khả năng phục hồi lại các chi chỉ trong một tháng của con tôm hùm Clawdia khiến các nhà khoa học choáng váng.
Duy Huệ (theo MR)
Một con tôm hùm bị mất bốn chân và cả móng vuốt đã gây sốc cho các nhà khoa học bởi khả năng mọc lại các chi nhanh chóng chỉ trong một tháng. Con tôm hùm được đặt tên là Clawdia, có rất ít cơ hội sống sót trong tự nhiên trước khi nó được tìm thấy. Con tôm được các ngư dân tìm thấy trong tình trạng bị tê liệt và mang thai, nhìn rất ốm yếu nhưng sau đó đã hồi phục đáng kể.
Ảnh chụp con tôm hùm tại Trạm ấp trứng tôm hùm quốc gia hồi đầu tháng 11.
Các ngư dân đã giao con tôm hùm cho các chuyên gia tại Trạm ấp trứng tôm hùm quốc gia (National Lobster Hatchery) ở Padstow, Cornwall, Anh chăm sóc. Con tôm được ăn rất nhiều thức ăn bổ dưỡng và sau khi đẻ trứng, nó đã hồi phục mạnh mẽ.
Con tôm hùm mọc lại bốn chân và móng vuốt chỉ trong một lần thay vỏ gây kinh ngạc cho các nhà nghiên cứu.
Tôm hùm Clawdia thay lớp vỏ cũ mới đây, cho thấy cơ thể đầy đủ bốn chân và móng vuốt phía trước bị mất trước đó. Tôm hùm có khả năng mọc lại chân và móng vuốt, nhưng thường chỉ xảy ra sau vài lần thay vỏ và mất rất nhiều thời gian. Nhưng Clawdia chỉ mất một tháng, và một lần lột xác đã mọc lại tất cả các chi.
Tiến sĩ, nhà nghiên cứu Carly Daniels cho biết: “Tất cả chân và móng vuốt con tôm mọc lại cùng 1 lúc, đó là điều không bình thường, rõ ràng là Clawdia có thể chất đặc biệt. Chúng tôi chưa bao giờ thấy một con tôm hùm có thể mọc lại bốn chân và móng vuốt chỉ trong một lần thay vỏ. Thật tuyệt vời”.
(Kiến Thức) - Tôm hùm từng là món ăn dành cho người nghèo. Con cái có thể để dành tinh trùng của "người yêu" trong người mình đến 2 năm.
Tôm hùm không thể hiện dấu hiệu lão hóa trong suốt vòng đời của nó. Thực tế, tôm hùm không già đi như hầu hết các loài động vật khác mà nó liên tục lột xác để phát triển. Loài này không chết do “tuổi già” mà thường chết do nguyên nhân tự nhiên. Các nhà khoa học ước tính tuổi của tôm hùm bằng cách đo nồng độ của các thành phần tích tụ trong cơ thể của con vật.
Tôm hùm là động vật ăn thịt đồng loại. Sau khi nở, tôm hùm trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Khi còn là tôm hùm nhỏ, loài này ăn động vật phù du, trứng cá và các loại ấu trùng, nhưng về sau các nhà nghiên cứu ghi nhận được sinh vật này ăn thịt cả đồng loại. Năm 2012, các nhà khoa học có thể chứng thực việc tôm hùm ăn thịt ngay cả chính con của nó.
Tôm hùm cái có thể lưu trữ tinh trùng sống trong cơ thể đến 2 năm. Khi tôm hùm giao phối, con đực sẽ gửi tinh trùng của nó vào cơ thể con cái, nhưng điều đó không có nghĩa là trứng được thụ tinh ngay lập tức. Con cái sẽ quyết định việc thụ tinh khi nó thấy điều kiện phù hợp.
Tôm hùm không thể phát ra tiếng kêu. Một số người không hay biết thường phát hoảng bởi âm thanh phát ra từ bên trong nồi khi nấu tôm hùm. Nhiều người cho rằng âm thanh phát ra trong nồi là tiếng tôm hùm la hét trong đau đớn khi nó chết. Thực tế, tôm hùm không có thanh âm trong cơ thể hay có thể phát ra tiếng ồn, những âm thanh mà người ta nghe thấy có lẽ là tiếng phát ra khi không khí thoát khỏi vỏ tôm.
Đặc trưng của tôm hùm là hai chiếc càng có kích thước khác nhau. Chiếc càng lớn hơn có chức năng như máy nghiền, nghiền nát vỏ con mồi của nó. Chiếc càng nhỏ hơn có tác dụng cắt hoặc băm nhỏ thịt con mồi cho vào miệng của tôm hùm. Nếu tôm hùm bị mất móng vuốt hoặc chân, nó sẽ phát triển cái khác khi lột xác.
Tôm hùm có 2 dạ dày. Một dạ dày nằm ở phần đầu của tôm hùm, ngay đằng sau đôi mắt của nó, có chứa các tính năng giống như răng, được sử dụng để nghiền nát thức ăn. Khi đồ ăn được nghiền nát, nó sẽ được chuyển vào chiếc dạ dày còn lại.
Tôm hùm bài tiết nước tiểu qua khuôn mặt. Lỗ bài tiết chất thải trên mặt tôm hùm nằm ở đáy của râu thứ hai của nó, đó là một tuyến màu xanh lá cây liên kết với bàng quang. Tôm hùm cũng bài tiết chất thải qua các cơ quan khác như mang và các tuyến tiêu hóa.
Tôm hùm không bao giờ có màu đỏ trước khi bị nấu chín bằng nhiệt. Trong tự nhiên, hầu hết tôm hùm có màu nâu xanh. Cơ thể tôm hùm chỉ chuyển sang màu đỏ khi bị nấu chín, hơi nóng phá vỡ sự liên kết giữa các sắc tố và protein trong vỏ.
Tôm hùm từng là thức ăn quen thuộc của người nghèo. Nó là một món ăn cơ bản trong thời Trung Cổ ở châu Âu, và thậm chí được coi như một loại thuốc. Nhưng vài trăm năm trở lại đây, vị thế của tôm hùm có sự thay đổi đáng kể, nó trở thành mặt hàng thực phẩm cao cấp và giờ chỉ là món ăn dành cho người giàu.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.