Xem rocket săn ngầm RBU-6000 Việt Nam có dùng tác chiến

(Kiến Thức) - Hệ thống rocket săn ngầm RBU-6000 trang bị trên các tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya của Việt Nam có thể tiêu diệt tàu ngầm, ngư lôi và cả người nhái.

Xem rocket săn ngầm RBU-6000 Việt Nam có dùng tác chiến
Clip RBU-6000 tác chiến chống tàu ngầm:
RBU-6000 Smerch-2 là hệ thống chống tàu ngầm do Viện Viện nghiên cứu Công nghệ Nhiệt Moscow thiết kế, phát triển, chính thức đưa vào phục vụ năm 1961. Dù ra đời khá lâu nhưng RBU-6000 hiện vẫn còn dùng phổ biến trên các tàu chiến mới – cũ của Hải quân Nga và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam (lắp trên các tàu hộ vệ Project 159 Petya).
Hệ thống được kết cấu với giàn phóng 6 ống cỡ 213mm bắn các quả bom chống tàu ngầm (gắn động cơ đẩy) RGB-60 nặng 110kg, lắp đầu nổ nặng 25kg đạt tầm bắn 350m tới 5,8km, chống mục tiêu ở độ sâu 10m tới 500m.
RBU-6000 khai hỏa.
 RBU-6000 khai hỏa.
Hệ thống được điều khiển từ xa thông qua bộ phận điều khiển tác chiến với các ống phóng xếp cạnh nhau theo hình móng ngựa. Nó có thể phóng theo loạt định 1, 2, 4, 8 hay 12 quả một lần và việc nạp đạn được tự động hoàn toàn với hệ thống nạp đạn nằm ngay bên dưới trong thân tàu có thể chứa từ 72 đến 96 quả.
Khi sử dụng hết bom, nó sẽ tự động nạp đạn, hệ thống sẽ gấp lại đưa các ống vào vị trí thẳng góc 90 độ so với sàn tàu để các quả bom được đẩy vào từ hệ thống nạp bên dưới trước khi trở về chỗ cũ.
Góc bắn giới hạn của hệ thống là -15° đến 60° theo chiều dọc còn khi nạp đạn nó sẽ gấp đến 90°, góc xoay là 0° đến 180° theo chiều ngang và tốc độ quay là 30°/giây.
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya của Hải quân Việt Nam khai hỏa RBU.
 Tàu hộ vệ săn ngầm Petya của Hải quân Việt Nam khai hỏa RBU.
Mặc dù với tầm bắn khá ngắn, ít có hiệu quả cao trong tác chiến chống tàu ngầm hiện đại (sở hữu ngư lôi có tầm bắn gấp đôi, gấp 3) nhưng dẫu RBU-6000 vẫn hữu hiệu trong chống ngư lôi, người nhái và khi cần có thể dùng để pháo kích bờ biển.

Mổ xẻ “sát thủ săn ngầm” Petya Việt Nam trên Biển Đông

Mổ xẻ “sát thủ săn ngầm” Petya Việt Nam trên Biển Đông
Những năm 1980, Việt Nam đã nhận viện trợ một số tàu chiến của Liên Xô. Trong số đó có lượng giãn nước lớn hơn cả là 5 tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 (tên định danh NATO là Petya), trên 1.000 tấn.

Tàu chiến Gepard cải tiến của Việt Nam có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hai tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 cải tiến sẽ lớn hơn so với tàu trước đó và hiện đại hơn về hệ thống điện tử, động cơ, vũ khí.

Tàu chiến Gepard cải tiến của Việt Nam có gì đặc biệt?

Chiêm ngưỡng hạm đội tàu sân bay Hải quân Liên Xô

(Kiến Thức) - Trong quá khứ, Hải quân Liên Xô từng sở hữu hạm đội tàu sân bay (hoặc là tuần dương hạm chở máy bay theo cách gọi Liên Xô) hùng hậu. 

Chiêm ngưỡng hạm đội tàu sân bay Hải quân Liên Xô
Dưới thời Liên Xô, với nền kinh tế mạnh mẽ, ngân sách quốc phòng dồi dào, lực lượng hải quân đã xây dựng được cho mình hạm đội tàu sân bay hùng hậu gồm 7 tàu sân bay trực thăng và tàu sân bay hạng trung – dù theo cách gọi người Nga thì là tuần dương chở máy bay hạng nặng. Tuy nhiên, phương Tây thì luôn coi đó là các tàu sân bay. Những chiếc tàu đó không chỉ có khả năng chở máy bay mà còn được vũ trang tên lửa – pháo đủ sức tác chiến độc lập hoàn toàn trên mặt biển.
 Dưới thời Liên Xô, với nền kinh tế mạnh mẽ, ngân sách quốc phòng dồi dào, lực lượng hải quân đã xây dựng được cho mình hạm đội tàu sân bay hùng hậu gồm 7 tàu sân bay trực thăng và tàu sân bay hạng trung – dù theo cách gọi người Nga thì là tuần dương chở máy bay hạng nặng. Tuy nhiên, phương Tây thì luôn coi đó là các tàu sân bay. Những chiếc tàu đó không chỉ có khả năng chở máy bay mà còn được vũ trang tên lửa – pháo đủ sức tác chiến độc lập hoàn toàn trên mặt biển.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới