Xem mặt “rồng lửa” trên chiến hạm tối tân ĐNA

Xem mặt “rồng lửa” trên chiến hạm tối tân ĐNA

Mặc dù hải quân các nước Đông Nam Á những năm gần đây trang bị tàu chiến hiện đại với vũ khí diệt hạm mạnh mẽ. Tuy nhiên, hầu hết các loại tàu này vẫn chưa được đầu tư tên lửa phòng không tầm trung – xa mà chủ yếu là tầm gần. Trong ảnh là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma SU trên chiến hạm Gepard 3.9 Việt Nam. Đây là vũ khí phòng không mạnh nhất hải quân ta hiện nay, trang bị đạn tên lửa dẫn đường bằng lade Sosna-R đạt tầm bắn tối đa 10km, độ cao diệt mục tiêu từ 20m tới 5km.
Mặc dù hải quân các nước Đông Nam Á những năm gần đây trang bị tàu chiến hiện đại với vũ khí diệt hạm mạnh mẽ. Tuy nhiên, hầu hết các loại tàu này vẫn chưa được đầu tư tên lửa phòng không tầm trung – xa mà chủ yếu là tầm gần. Trong ảnh là tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma SU trên chiến hạm Gepard 3.9 Việt Nam. Đây là vũ khí phòng không mạnh nhất hải quân ta hiện nay, trang bị đạn tên lửa dẫn đường bằng lade Sosna-R đạt tầm bắn tối đa 10km, độ cao diệt mục tiêu từ 20m tới 5km.
Tàu chiến hiện đại nhất, tốt nhất Hải quân Malaysia thuộc lớp Lekiu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf do hãng MBDA sản xuất. Sea Wolf được bắn đi từ bệ phóng thẳng đứng, đạt tầm bắn xa tới 10km, độ cao diệt mục tiêu 3km.
Tàu chiến hiện đại nhất, tốt nhất Hải quân Malaysia thuộc lớp Lekiu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Sea Wolf do hãng MBDA sản xuất. Sea Wolf được bắn đi từ bệ phóng thẳng đứng, đạt tầm bắn xa tới 10km, độ cao diệt mục tiêu 3km.
Được xem là quốc gia sở hữu nhiều chiến hạm nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng khả năng phòng không trên biển của Hải quân Indonesia thậm chí còn kém hơn Việt Nam, Malaysia. Khinh hạm tên lửa lớn nhất Indonesia lớp Ahmad Yani chỉ trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Simbad (trong ảnh) với đạn tên lửa MBDA Mistral đạt tầm bắn xa hơn 5km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại.
Được xem là quốc gia sở hữu nhiều chiến hạm nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng khả năng phòng không trên biển của Hải quân Indonesia thậm chí còn kém hơn Việt Nam, Malaysia. Khinh hạm tên lửa lớn nhất Indonesia lớp Ahmad Yani chỉ trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Simbad (trong ảnh) với đạn tên lửa MBDA Mistral đạt tầm bắn xa hơn 5km, lắp đầu tự dẫn hồng ngoại.
Còn tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới lớp Diponegoro (Hải quân Indonesia) cũng chỉ trang bị tổ hợp phòng không MBDA Mistral TETRAL (trong ảnh) dùng chung loại đạn với tổ hợp Simbad.
Còn tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới lớp Diponegoro (Hải quân Indonesia) cũng chỉ trang bị tổ hợp phòng không MBDA Mistral TETRAL (trong ảnh) dùng chung loại đạn với tổ hợp Simbad.
Dẫu sao, Đông Nam Á vẫn có hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa “khủng” hàng đầu thế giới và đương nhiên là đứng đầu khu vực. Đó là hệ thống tên lửa phòng không Aster 15/30 của khinh hạm hiện đại nhất khu vực Formidable thuộc Hải quân Singapore. Hệ thống phóng thẳng đứng Sylver A50 (8 ống phóng) trên tàu có thể bắn đạn tên lửa Aster 15 diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 30km (độ cao 13km) và Aster 30 đạt cự ly 120km (độ cao 20km).
Dẫu sao, Đông Nam Á vẫn có hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – xa “khủng” hàng đầu thế giới và đương nhiên là đứng đầu khu vực. Đó là hệ thống tên lửa phòng không Aster 15/30 của khinh hạm hiện đại nhất khu vực Formidable thuộc Hải quân Singapore. Hệ thống phóng thẳng đứng Sylver A50 (8 ống phóng) trên tàu có thể bắn đạn tên lửa Aster 15 diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 30km (độ cao 13km) và Aster 30 đạt cự ly 120km (độ cao 20km).
Ngoài Aster 15/30, Hải quân Singapore còn có trong trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Barak 1 (Israel sản xuất) lắp trên tàu hộ vệ tên lửa lớp Victory.
Ngoài Aster 15/30, Hải quân Singapore còn có trong trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Barak 1 (Israel sản xuất) lắp trên tàu hộ vệ tên lửa lớp Victory.
Tên lửa đối không Barak 1 đạt tầm bắn xa đến 12km, độ cao diệt mục tiêu từ 500m tới 5,5km. Đạn tên lửa Barak được đặt trên hệ thống bệ phóng thẳng đứng của tàu Victory. Trong ảnh là hộ vệ hạm RSS Vengeance của Singapore đang phóng tên lửa Barak 1.
Tên lửa đối không Barak 1 đạt tầm bắn xa đến 12km, độ cao diệt mục tiêu từ 500m tới 5,5km. Đạn tên lửa Barak được đặt trên hệ thống bệ phóng thẳng đứng của tàu Victory. Trong ảnh là hộ vệ hạm RSS Vengeance của Singapore đang phóng tên lửa Barak 1.
Hải quân Thái Lan cũng là lực lượng khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á, nhưng đáng thất vọng là hầu hết các chiến hạm tên lửa chủ lực nước này chủ yếu dùng pháo phòng không (không có tên lửa). Có lẽ ý thức được điểm yếu này, Thái Lan đã lên kế hoạch hiện đại hóa 2 khinh hạm lớp Naresuan Type 25T với hệ thống tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM của Mỹ.
Hải quân Thái Lan cũng là lực lượng khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á, nhưng đáng thất vọng là hầu hết các chiến hạm tên lửa chủ lực nước này chủ yếu dùng pháo phòng không (không có tên lửa). Có lẽ ý thức được điểm yếu này, Thái Lan đã lên kế hoạch hiện đại hóa 2 khinh hạm lớp Naresuan Type 25T với hệ thống tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM của Mỹ.
Đạn tên lửa RIM-162 ESSM có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 50km, dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động.
Đạn tên lửa RIM-162 ESSM có khả năng diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 50km, dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động.

GALLERY MỚI NHẤT