Xem chiến hạm Udaloy II Nga thể hiện uy lực

(Kiến Thức) - Udaloy II là định danh của NATO dành cho tàu khu trục đa năng Project 1155.1 Fregat của Hải quân Nga, được thiết kế để đối địch với lớp Arleigh Burke của Mỹ.

Xem chiến hạm Udaloy II Nga thể hiện uy lực
Tàu khu trục tên lửa đa năng Project 1155.1 Fregat được Liên Xô phát triển vào đầu những năm 1982 dựa trên khung thân cơ sở của tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn Project 1155 (NATO gọi là Udaloy). Tổng cộng, Hải quân Liên Xô dự định đóng 3 chiếc gồm: Đô đốc Chabanenko (khởi đóng năm 1989), Đô đốc Basisty (năm 1991) và Đô đốc Kucherov (năm 1991).
Tuy nhiên, Liên Xô tan rã đã khiến cho kế hoạch này phá sản, chỉ chiếc đầu tiên Đô đốc Chabanenko hoàn thành và đi vào phục vụ năm 1999 trong thành phần Hạm đội Biển Bắc, Hải quân Nga.
Tàu khu trục tên lửa Project 1155.1 (NATO gọi là Udaloy II).
 Tàu khu trục tên lửa Project 1155.1 (NATO gọi là Udaloy II).
Udaloy II có lượng giãn nước toàn tải 7.570 tấn, dài 163 tấn, rộng 19,3m, thủy thủ đoàn 300 người. Nhìn chung, thân tàu giống hệt Udaloy I, điểm khác biệt chủ yếu nằm ở hệ thống điện tử hiện đại hơn và vũ khí có một số sự thay đổi.
Theo đó, biến thể nâng cấp này được trang bị 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit thay cho tổ hợp tên lửa chống ngầm RPK-3 Metel (NATO định danh là SS-N-14 Silex); dùng hải pháo hạng nặng 2 nòng 130mm (thay cho 2 pháo cỡ 100mm trên Udaloy I), trang bị thêm hệ thống chống ngư lôi Udav và có 4 bệ pháo phòng không AK-630.
Còn lại, hỏa lực phòng không của Udaloy II tương tự Udaloy I với 64 tên lửa phòng không phóng thẳng đứng 3K95 Kinzhal và 2 bệ pháo – tên lửa phòng không Kortik.
Tuy không còn tên lửa chống ngầm, nhưng hỏa lực săn ngầm của Udaloy II vẫn rất đáng gờm với ngư lôi 533mm và hệ thống định vị thủy âm nâng cấp Zvezda M-2 có tầm trinh sát hơn 100km. Ở đuôi tàu có sân đỗ và nhà chứa cho 2 máy bay trực thăng Kamov Ka-27.
Dưới đây là clip tàu khu trục Project 1155.1 Udaloy II bắn pháo, tên lửa:

Infographic: tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy của Nga

Infographic: tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy của Nga

Nhằm cung cấp thông tin tới độc giả một cách trực quan và dễ hiểu nhất, báo Kienthuc.net.vn thực hiện loạt bài quốc phòng về các trang thiết bị, hệ thống vũ khí... nổi tiếng trên thế giới theo kiểu infographic.

Để tải ảnh kích thước lớn, vui lòng nhấp vào đây và sử dụng chức năng zoom.
Để tải ảnh kích thước lớn, vui lòng nhấp vào đây và sử dụng chức năng zoom.

“Choáng” với dàn tàu chiến Nga tập trận cùng TQ

“Choáng” với dàn tàu chiến Nga tập trận cùng TQ
Tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã điều những chiến hạm mạnh nhất gồm: tuần dương hạm tên lửa Varyag (011); 2 tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572); tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14). Trong ảnh là đuôi tàu tuần dương tên lửa Varyag nằm ngay cạnh chiến hạm Trung Quốc.
Tham gia cuộc tập trận chung với Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã điều những chiến hạm mạnh nhất gồm: tuần dương hạm tên lửa Varyag (011); 2 tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572); tàu khu trục tên lửa Bystryy (715) và 2 tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14). Trong ảnh là đuôi tàu tuần dương tên lửa Varyag nằm ngay cạnh chiến hạm Trung Quốc.

Tàu tuần dương tên lửa Varyag (011) được xem là lớp tàu chiến đấu mặt nước lớn thứ 2 thế giới (không tính tàu sân bay). Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 12.500 tấn lớn hơn cả tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ, và đương nhiên là không có tàu chiến Trung Quốc nào lớn bằng.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag (011) được xem là lớp tàu chiến đấu mặt nước lớn thứ 2 thế giới (không tính tàu sân bay). Tàu có lượng giãn nước toàn tải tới 12.500 tấn lớn hơn cả tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga của Mỹ, và đương nhiên là không có tàu chiến Trung Quốc nào lớn bằng.

Tuần dương tên lửa Varyag thuộc lớp Slava Project 1164 tích hợp hệ thống vũ khí “đồ sộ” có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt nước (gồm cả tàu sân bay), trên không.
Tuần dương tên lửa Varyag thuộc lớp Slava Project 1164 tích hợp hệ thống vũ khí “đồ sộ” có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt nước (gồm cả tàu sân bay), trên không.

Hỏa lực chống tàu mặt nước “khủng” nhất của Varyag là 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-1000 đạt tầm bắn xa 700km, tốc độ hành trình Mach 2,5, lắp đầu đạn nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton. Hiện các chiến hạm Trung Quốc không có loại tên lửa nào tương tự như vậy.
Hỏa lực chống tàu mặt nước “khủng” nhất của Varyag là 16 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-1000 đạt tầm bắn xa 700km, tốc độ hành trình Mach 2,5, lắp đầu đạn nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 350 kiloton. Hiện các chiến hạm Trung Quốc không có loại tên lửa nào tương tự như vậy.

Varyag được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300F (64 đạn tên lửa) cho phép diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 90km, độ cao 25m tới 25km. Một vài tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lần này cũng trang bị hệ thống phòng không tương tự, tất nhiên Trung Quốc có được là nhờ sự giúp đỡ từ Nga.
Varyag được trang bị hệ thống phòng không tầm xa S-300F (64 đạn tên lửa) cho phép diệt mục tiêu ở cự ly xa đến 90km, độ cao 25m tới 25km. Một vài tàu chiến Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lần này cũng trang bị hệ thống phòng không tương tự, tất nhiên Trung Quốc có được là nhờ sự giúp đỡ từ Nga.

Ngoài Varyag, Hải quân Nga còn điều 2 tàu chiến chống ngầm cỡ lớn mang tên Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572). Hai tàu thuộc lớp Udaloy Project 1155 Fregat có lượng giãn nước toàn tải tới 7.570 tấn. Có lẽ đây là loại tàu chuyên dụng chống ngầm lớn nhất thế giới. Trong ảnh là khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543).
Ngoài Varyag, Hải quân Nga còn điều 2 tàu chiến chống ngầm cỡ lớn mang tên Nguyên soái Saposnikov (543) và Đô đốc Vinogradov (572). Hai tàu thuộc lớp Udaloy Project 1155 Fregat có lượng giãn nước toàn tải tới 7.570 tấn. Có lẽ đây là loại tàu chuyên dụng chống ngầm lớn nhất thế giới. Trong ảnh là khu trục chống ngầm Nguyên soái Saposnikov (543).

Khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov (572).
Khu trục chống ngầm Đô đốc Vinogradov (572).

Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của tàu lớp Udaloy là tổ hợp tên lửa hành trình chống ngầm tầm xa Metel (8 quả). Tên lửa đạt tầm bắn xa tới 50km, lắp đầu đạn ngư lôi chống ngầm. Trong ảnh là 2 cụm ống phóng tên lửa chống ngầm trên tàu chiến Udaloy khác.
Hỏa lực chống ngầm mạnh nhất của tàu lớp Udaloy là tổ hợp tên lửa hành trình chống ngầm tầm xa Metel (8 quả). Tên lửa đạt tầm bắn xa tới 50km, lắp đầu đạn ngư lôi chống ngầm. Trong ảnh là 2 cụm ống phóng tên lửa chống ngầm trên tàu chiến Udaloy khác.

Hạm đội Thái Bình Dương còn điều khu trục tên lửa cỡ lớn mang tên Bystryy (715) thuộc lớp Sovremenny Project 956 có lượng giãn nước tới 7.940 tấn. Kích cỡ này lớn hơn cả chiến hạm kiểu Type 052C – chiếc tàu lớn nhất Trung Quốc điều tới tập trận với Nga.
Hạm đội Thái Bình Dương còn điều khu trục tên lửa cỡ lớn mang tên Bystryy (715) thuộc lớp Sovremenny Project 956 có lượng giãn nước tới 7.940 tấn. Kích cỡ này lớn hơn cả chiến hạm kiểu Type 052C – chiếc tàu lớn nhất Trung Quốc điều tới tập trận với Nga.

Hỏa lực chống tàu mặt nước mạnh nhất của Bystryy (715) gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit đạt tầm bắn xa 120km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân.
Hỏa lực chống tàu mặt nước mạnh nhất của Bystryy (715) gồm 8 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-270 Moskit đạt tầm bắn xa 120km, tốc độ Mach 3, lắp đầu đạn thuốc nổ thường 320kg hoặc đầu đạn hạt nhân.

Hai tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14) thuộc lớp Project 12411 Tarantul III tuy chỉ có lượng giãn nước khoảng 500 tấn nhưng hỏa lực thực sự đáng gờm với 4 tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit.
Hai tàu cao tốc tên lửa 940 (R-11) và 924 (R-14) thuộc lớp Project 12411 Tarantul III tuy chỉ có lượng giãn nước khoảng 500 tấn nhưng hỏa lực thực sự đáng gờm với 4 tên lửa chống tàu siêu thanh P-270 Moskit.

“Tất tần tật” tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga

(Kiến Thức) - Hạm đội Thái Bình Dương (Hải quân Nga) vừa tổ chức Ngày Lực lượng Hải quân hoành tráng với sự tham gia của hầu hết tàu chiến lớn, nhỏ thuộc hạm đội.

“Tất tần tật” tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga
Ngày Hải quân là ngày lễ truyền thống duy từ thời Liên Xô thường được tổ chức vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 7.
Ngày Hải quân là ngày lễ truyền thống duy từ thời Liên Xô thường được tổ chức vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 7. 
Ngày Hải quân 2013 được tổ chức tại quân cảng Vladivostok – căn cứ chính Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga. Trong ngày lễ này, hạm đội đã đem “khoe” hầu hết toàn bộ lực lượng tàu chiến, tàu đổ bộ với cuộc “duyệt binh” trên biển và những màn biểu diễn kỹ năng binh lính Hải quân đánh bộ.
 Ngày Hải quân 2013 được tổ chức tại quân cảng Vladivostok – căn cứ chính Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga. Trong ngày lễ này, hạm đội đã đem “khoe” hầu hết toàn bộ lực lượng tàu chiến, tàu đổ bộ với cuộc “duyệt binh” trên biển và những màn biểu diễn kỹ năng binh lính Hải quân đánh bộ.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới