(Kiến Thức) - Rắn đuôi chuông cắn nát thân rắn chúa, diều hâu trút hơi tàn khi rắn xiết chặt cổ, hỗn chiến kinh hoàng của mèo và rắn…
Rắn đuôi chuông cắn nát thân rắn chúa trong nỗ lực chống chọi đối thủ đang xiết chết ngạt nó. Hỗn chiến kinh hoàng nổ ra và rất khó phân thắng bại giữa 2 loài rắn đáng sợ.
Diều hâu thở những hơi tàn cuối cùng của cuộc đời khi bị rắn cuộn quanh cổ, dùng hết sức xiết chặt.
Chuột bạch chết thảm khi rơi vào thòng lọng của rắn, con vật há miệng rộng như chỉ một cú đớp có thể nuốt chửng luôn con mồi nhỏ bé.
Hỗn chiến kinh hoàng giữa mèo khổng lồ và rắn. Tuy nhiên, những móng vuốt sắc nhọn của mèo có vẻ không thắng được cú đớp và cú xiết mồi kinh điển của rắn.
Ếch bị tung hứng, đớp gọn trong vòm miệng đáng sợ của rắn.
Người ta không còn thấy rõ mặt mũi của chồn trong cuộc đụng độ với rắn, con vật bị rắn cuốn chặt cho chết ngạt, hết đường cựa quậy.
Thân hình rắn phình to ra khi nuốt chửng được con mồi “ngang cơ” với nó.
Những lỗ đen siêu khổng lồ với sức mạnh kinh hoàng
(Kiến Thức) - Ngoài vũ trụ có những lỗ đen khổng lồ, nặng hơn Mặt trời cả chục tỉ lần, cư trú ở các thiên hà cách Trái đất hàng triệu năm ánh sáng.
Lỗ đen khủng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của các ngôi sao trong các thiên hà. Thậm chí, nhiều nhà khoa học còn cho rằng lỗ đen có thể điều tiết sự vận động và hình thành của chính các thiên hà. Trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ, nhiều lỗ đen đáng sợ đã được ghi nhận.
Lỗ đen càng nặng, thì sức hủy diệt của nó càng tàn khốc và vùng ảnh hưởng càng rộng lớn. Những lỗ đen khủng nhất thiên hà có lẽ phải kể đến hai lỗ đen do McConnell và cộng sự phát hiện năm 2011.
Hai lỗ đen lớn nằm ở hai thiên hà: thiên hà NGC3842 và thiên hà NGC4889. Thiên hà NGC 3842 chứa lỗ đen lớn có khối lượng gấp 9,7 tỉ lần khối lượng Mặt trời.
NGC 4889 - thiên hà sáng nhất trong cụm thiên hà Coma, cách Trái đất 335 triệu năm ánh sáng chứa một lỗ đen có khối lượng xấp xỉ lỗ đen trong thiên hà NGC 3842. Các lỗ đen hấp thụ khí và “xơi tái” các vì sao của các thiên hà lân cận, và trở nên cực nặng.
Lỗ đen ULAS J1120+0641, được sinh ra từ 770 triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang xảy ra cách đây 13,7 tỷ năm tạo ra dải thiên hà. Nó có khối lượng gấp 2 tỉ lần Mặt trời.
Hai lỗ đen nằm ở trung tâm thiên hà NGC 3393, trong đó một lỗ đen lớn gấp 30 khối lượng Mặt trời và lỗ đen còn lại có khối lượng ít nhất là lớn gấp 1 triệu lần khối lượng Mặt trời.
Hai lỗ đen nằm gần trung tâm của thiên hà xoắn ốc NGC 3393 chỉ nằm cách nhau 490 năm ánh sáng và nhiều khả năng chúng là những gì còn lại của một vụ hợp nhất giữa hai thiên hà có khối lượng không đồng đều cách đây 1 hoặc hơn 1 tỷ năm.
Lỗ đen SBH, được đặt tên NGC 1365, có vận tốc quay tối đa đạt tới 84% tốc độ quay tốc độ ánh sáng. Nó được cho là một trong những lỗ đen có kích thước lớn nhất trong vũ trụ, với khối lượng gấp hàng triệu thậm chí là hàng tỷ lần khối lượng của Mặt trời.
Lỗ đen "siêu khổng lồ" nằm trong dải thiên hà M60-UCD1 cách Trái đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Lỗ đen chiếm diện tích 15% dải thiên hà và có trọng lượng tương đương với 20 triệu Mặt trời và nặng gấp 5 lần so với hố đen ở trung tâm của dải Ngân hà Milky Way.
Hệ đôi lỗ đen tên là GRS 1915+105 là một trong số các lỗ đen khổng lồ trong thiên hà của chúng ta. Nó nặng gấp 14 lần Mặt trời và cách Trái đất 35.000 năm ánh sáng. Quay quanh nó là một ngôi sao duy nhất.
Sgr A* - siêu hố đen của dải Ngân hà, được ước tính có khối lượng bằng 4 triệu ngôi sao.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.