Xe tăng T-34: “Voi chiến bất bại” của Hồng quân Liên Xô

Xe tăng T-34: “Voi chiến bất bại” của Hồng quân Liên Xô

(Kiến Thức) - Cách đây 78 năm trước, một huyền thoại của Hồng quân Liên Xô và là cơn ác mộng đối với Đức quốc xã chính thức được "khai sinh".

Theo đó vào ngày 19/12/1939, đúng 78 năm về trước, huyền thoại  T-34 của Liên Xô chính thức được sự đồng ý từ hội đồng Xô-viết tối cao cho phép được sản xuất hàng loạt với quy mô công nghiệp. Nguồn ảnh: TASS.
Theo đó vào ngày 19/12/1939, đúng 78 năm về trước, huyền thoại T-34 của Liên Xô chính thức được sự đồng ý từ hội đồng Xô-viết tối cao cho phép được sản xuất hàng loạt với quy mô công nghiệp. Nguồn ảnh: TASS.
Kể từ đó những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô sau đó đã nhanh chóng trở thành dòng xe tăng hiệu quả, rẻ tiền và có thiết kế tối ưu nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và tạo nên sự chuẩn mực cho mọi dòng xe tăng ra đời sau này. Nguồn ảnh: TASS.
Kể từ đó những chiếc xe tăng T-34 của Liên Xô sau đó đã nhanh chóng trở thành dòng xe tăng hiệu quả, rẻ tiền và có thiết kế tối ưu nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 và tạo nên sự chuẩn mực cho mọi dòng xe tăng ra đời sau này. Nguồn ảnh: TASS.
Trong suốt thời gian diễn ra thế chiến, thiết kế của T-34 liên tục được điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của từng chiến trường với từng kiểu địa hình khác nhau trên khắp châu Âu. Ngoài ra, càng về cuối chiến tranh, chi phí để sản xuất ra một chiếc T-34 càng trở nên thấp hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: TASS.
Trong suốt thời gian diễn ra thế chiến, thiết kế của T-34 liên tục được điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của từng chiến trường với từng kiểu địa hình khác nhau trên khắp châu Âu. Ngoài ra, càng về cuối chiến tranh, chi phí để sản xuất ra một chiếc T-34 càng trở nên thấp hơn bao giờ hết. Nguồn ảnh: TASS.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, số lượng xe tăng T-34 chỉ chiếm 4% lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô. Tới khi kết thúc chiến tranh, tỷ lệ này đã lên tới 55%. Nguồn ảnh: TASS.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, số lượng xe tăng T-34 chỉ chiếm 4% lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô. Tới khi kết thúc chiến tranh, tỷ lệ này đã lên tới 55%. Nguồn ảnh: TASS.
Một chiếc T-34 đang chiến đấu trên đường phố Sevastopol sau khi thành phố cảng này được Hồng Quân giải phóng năm 1944. Nguồn ảnh: TASS.
Một chiếc T-34 đang chiến đấu trên đường phố Sevastopol sau khi thành phố cảng này được Hồng Quân giải phóng năm 1944. Nguồn ảnh: TASS.
Ban đầu, phiên bản T-34 của Liên Xô được trang bị nòng pháo cỡ 76 mm, phía Liên Xô thường gọi đây là phiên bản T-34/76. Nguồn ảnh: TASS.
Ban đầu, phiên bản T-34 của Liên Xô được trang bị nòng pháo cỡ 76 mm, phía Liên Xô thường gọi đây là phiên bản T-34/76. Nguồn ảnh: TASS.
Thiết kế tối ưu của chiếc xe tăng tốt nhất Liên Xô trong CTTG2 này nằm ở ba điểm: Thứ nhất là giáp đủ dày và có độ vác đủ nghiêng để làm đạn pháo của đối phương nảy ra, thứ hai là động cơ diesel cực khỏe với công suất 500 mã lực với sức kéo 18,9 mã lực/tấn. Cuối cùng là xích có tiết diện rộng, giúp T-34 dễ điều khiển ở tốc độ cao và dễ vượt địa hình gồ ghề hơn. Nguồn ảnh: TASS.
Thiết kế tối ưu của chiếc xe tăng tốt nhất Liên Xô trong CTTG2 này nằm ở ba điểm: Thứ nhất là giáp đủ dày và có độ vác đủ nghiêng để làm đạn pháo của đối phương nảy ra, thứ hai là động cơ diesel cực khỏe với công suất 500 mã lực với sức kéo 18,9 mã lực/tấn. Cuối cùng là xích có tiết diện rộng, giúp T-34 dễ điều khiển ở tốc độ cao và dễ vượt địa hình gồ ghề hơn. Nguồn ảnh: TASS.
Vào năm 1944, xuất hiện biến thể thứ hai của T-34 là T-34/85. Khác biệt dễ nhận thấy nhất trong phiên bản này là nó được trang bị nòng pháo 85 mm để có thể bắn hạ mọi chiếc siêu tăng của Đức trong giai đoạn cuối của chiến tranh. Nguồn ảnh: TASS.
Vào năm 1944, xuất hiện biến thể thứ hai của T-34 là T-34/85. Khác biệt dễ nhận thấy nhất trong phiên bản này là nó được trang bị nòng pháo 85 mm để có thể bắn hạ mọi chiếc siêu tăng của Đức trong giai đoạn cuối của chiến tranh. Nguồn ảnh: TASS.
Hình ảnh đoàn xe tăng của Liên Xô trên đường phố Minsk, thủ đô của Belarusia sau khi giải phóng đất nước này vào năm 1944. Nguồn ảnh: TASS.
Hình ảnh đoàn xe tăng của Liên Xô trên đường phố Minsk, thủ đô của Belarusia sau khi giải phóng đất nước này vào năm 1944. Nguồn ảnh: TASS.
Sau chiến tranh, những chiếc xe tăng T-34 được Liên Xô bán và chuyển giao cho nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Tới tận ngày nay, "voi chiến" T-34 vẫn phục vụ trong biên chế một vài nước và đôi khi vẫn xuất hiện trên chiến trường. Nguồn ảnh: TASS.
Sau chiến tranh, những chiếc xe tăng T-34 được Liên Xô bán và chuyển giao cho nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Tới tận ngày nay, "voi chiến" T-34 vẫn phục vụ trong biên chế một vài nước và đôi khi vẫn xuất hiện trên chiến trường. Nguồn ảnh: TASS.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim tư liệu cực kỳ quý giá về chiếc xe tăng T-34 tác chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT