Xe tăng Nga tung hoành khắp mặt trận, còn xe tăng Ukraine ở đâu?

Xe tăng Nga tung hoành khắp mặt trận, còn xe tăng Ukraine ở đâu?

Trước tình trạng lỗi thời của những chiếc xe tăng Ukraine, thiết giáp Nga đã dễ dàng tấn công và dường như không gặp phải sự kháng cự lớn nào từ lực lượng này.

Sau khi  quân đội Nga bắt đầu các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu trên khắp Ukraine vào sáng ngày 24/2, có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến khả năng chiến đấu của các đơn vị thiết giáp Ukraine.
Sau khi quân đội Nga bắt đầu các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào các mục tiêu trên khắp Ukraine vào sáng ngày 24/2, có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến khả năng chiến đấu của các đơn vị thiết giáp Ukraine.
Ukraine là quốc gia triển khai lực lượng xe tăng lớn nhất ở châu Âu với 800-950 chiếc, gần 90% trong số đó là biến thể của T-64, trong đó ước tính có khoảng 720-750 chiếc đang hoạt động.
Ukraine là quốc gia triển khai lực lượng xe tăng lớn nhất ở châu Âu với 800-950 chiếc, gần 90% trong số đó là biến thể của T-64, trong đó ước tính có khoảng 720-750 chiếc đang hoạt động.
Trong khi Nga là quốc gia có lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới và vừa hiện đại hơn, vừa đa dạng hơn, với số lượng đáng kể xe tăng được kế thừa từ thời hậu Xô Viết đang được biên chế.
Trong khi Nga là quốc gia có lực lượng xe tăng lớn nhất thế giới và vừa hiện đại hơn, vừa đa dạng hơn, với số lượng đáng kể xe tăng được kế thừa từ thời hậu Xô Viết đang được biên chế.
Ukraine đã rất ưu tiên số lượng hơn chất lượng khi đầu tư vào chiến tranh bọc thép và các xe tăng của nước này rất ít được nâng cấp hoặc cải tiến. Bên cạnh đó Ukraine còn bán đi một số lượng lớn những chiếc xe tăng của mình cho các quốc gia khác.
Ukraine đã rất ưu tiên số lượng hơn chất lượng khi đầu tư vào chiến tranh bọc thép và các xe tăng của nước này rất ít được nâng cấp hoặc cải tiến. Bên cạnh đó Ukraine còn bán đi một số lượng lớn những chiếc xe tăng của mình cho các quốc gia khác.
Mặc dù Ukraine được thừa hưởng một trong những nhà máy sản xuất xe tăng lớn nhất và tinh vi nhất thế giới, nhưng Nhà máy Malyshev chỉ hoạt động với công suất cầm chừng và phải vật lộn để chỉ hoàn thành vài chiếc xe tăng mỗi năm.
Mặc dù Ukraine được thừa hưởng một trong những nhà máy sản xuất xe tăng lớn nhất và tinh vi nhất thế giới, nhưng Nhà máy Malyshev chỉ hoạt động với công suất cầm chừng và phải vật lộn để chỉ hoàn thành vài chiếc xe tăng mỗi năm.
Dù T-72 thường được coi là hiệu quả hơn về chi phí hoạt động, nhưng những chiếc xe tăng T-64 lại được Ukraine giữ lại và coi là lực lượng chính của thiết giáp nước này, bởi vì phần lớn dây chuyền Nhà máy Malyshev đã sản xuất ra T-64 và T-80, vì vậy sẽ dễ dàng trong việc nâng cấp và bảo dưỡng hơn.
Dù T-72 thường được coi là hiệu quả hơn về chi phí hoạt động, nhưng những chiếc xe tăng T-64 lại được Ukraine giữ lại và coi là lực lượng chính của thiết giáp nước này, bởi vì phần lớn dây chuyền Nhà máy Malyshev đã sản xuất ra T-64 và T-80, vì vậy sẽ dễ dàng trong việc nâng cấp và bảo dưỡng hơn.
Hơn nữa, chi phí hoạt động của T-80 cao hơn nhiều dẫn đến việc những chiếc xe này chỉ được cất giữ trong kho. Trong khi đó, sau khi Liên Xô tan rã, Nga vẫn có thể chế tạo ra xe tăng T-90, cũng như các loại xe tăng tiên tiến khác như T-80 và T-14, Ukraine thì không sản xuất được chiếc xe tăng nào khác kể từ thời Liên Xô.
Hơn nữa, chi phí hoạt động của T-80 cao hơn nhiều dẫn đến việc những chiếc xe này chỉ được cất giữ trong kho. Trong khi đó, sau khi Liên Xô tan rã, Nga vẫn có thể chế tạo ra xe tăng T-90, cũng như các loại xe tăng tiên tiến khác như T-80 và T-14, Ukraine thì không sản xuất được chiếc xe tăng nào khác kể từ thời Liên Xô.
T-64 có từ giữa những năm 1960, với tất cả các biến thể trong biên chế của Ukraine đều là dẫn xuất của T-64B được đưa vào trang bị lần đầu tiên là năm 1976. Các cải tiến bao gồm tích hợp giáp phản ứng nổ Kontakt-1 (ERA) và một số trang bị nhỏ bên ngoài.
T-64 có từ giữa những năm 1960, với tất cả các biến thể trong biên chế của Ukraine đều là dẫn xuất của T-64B được đưa vào trang bị lần đầu tiên là năm 1976. Các cải tiến bao gồm tích hợp giáp phản ứng nổ Kontakt-1 (ERA) và một số trang bị nhỏ bên ngoài.
Lớp giáp của xe tăng T-64 Ukraine vẫn kém hơn so với lớp giáp cơ bản của các loại xe tăng của Nga như T-80U. Phiên bản T-64BV tạo thành phần lớn các đơn vị xe tăng Ukraine với ước tính khoảng 630-650 chiếc trong biên chế, tuy nhiên khả năng chiến đấu của xe tăng được coi là đã lỗi thời trên chiến trường hiện đại.
Lớp giáp của xe tăng T-64 Ukraine vẫn kém hơn so với lớp giáp cơ bản của các loại xe tăng của Nga như T-80U. Phiên bản T-64BV tạo thành phần lớn các đơn vị xe tăng Ukraine với ước tính khoảng 630-650 chiếc trong biên chế, tuy nhiên khả năng chiến đấu của xe tăng được coi là đã lỗi thời trên chiến trường hiện đại.
Một biến thể T-64 có khả năng hơn là T-64BM, sử dụng động cơ 850 mã lực cải tiến giúp bù lại trọng lượng tăng thêm và cải thiện khả năng cơ động của T-64BV. Xe tăng được tích hợp giáp phản ứng nổ Nizh, cũng như pháo 125mm mới, tuy nhiên xe vẫn bị đánh giá là dưới mức trung bình đối với xe tăng hiện đại.
Một biến thể T-64 có khả năng hơn là T-64BM, sử dụng động cơ 850 mã lực cải tiến giúp bù lại trọng lượng tăng thêm và cải thiện khả năng cơ động của T-64BV. Xe tăng được tích hợp giáp phản ứng nổ Nizh, cũng như pháo 125mm mới, tuy nhiên xe vẫn bị đánh giá là dưới mức trung bình đối với xe tăng hiện đại.
Một cải tiến hơn nữa là phiên bản T-64BM2, sử dụng động cơ 1.000 mã lực mạnh hơn và đáng chú ý là được trang bị các ống ngắm nhiệt - một tính năng từng được sử dụng trong thời kỳ Liên Xô trên xe T-80UK và trên tất cả các xe tăng tiền tuyến của Nga, nhưng mới chỉ được Ukraine tích hợp vào xe tăng từ năm 2020.
Một cải tiến hơn nữa là phiên bản T-64BM2, sử dụng động cơ 1.000 mã lực mạnh hơn và đáng chú ý là được trang bị các ống ngắm nhiệt - một tính năng từng được sử dụng trong thời kỳ Liên Xô trên xe T-80UK và trên tất cả các xe tăng tiền tuyến của Nga, nhưng mới chỉ được Ukraine tích hợp vào xe tăng từ năm 2020.
Phần còn lại của các đơn vị thiết giáp Ukraine được hình thành từ khoảng 100-120 xe tăng T-72AV. Ukraine là một trong những nước cuối cùng còn sót lại khai thác các dẫn xuất của dòng xe tăng T-72A từ những năm 1970, vốn đã bị coi là lỗi thời khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Phần còn lại của các đơn vị thiết giáp Ukraine được hình thành từ khoảng 100-120 xe tăng T-72AV. Ukraine là một trong những nước cuối cùng còn sót lại khai thác các dẫn xuất của dòng xe tăng T-72A từ những năm 1970, vốn đã bị coi là lỗi thời khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Một giải pháp thay thế của Ukraine là vận hành xe tăng T-80 thay vì để chúng trong kho, T-80UD một trong những loại có năng lực nhất của Liên Xô, được sản xuất tại Malyshev và sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với thiết giáp của Nga hơn bất cứ thứ gì hiện có trong kho của Ukraine.
Một giải pháp thay thế của Ukraine là vận hành xe tăng T-80 thay vì để chúng trong kho, T-80UD một trong những loại có năng lực nhất của Liên Xô, được sản xuất tại Malyshev và sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với thiết giáp của Nga hơn bất cứ thứ gì hiện có trong kho của Ukraine.
Tuy nhiên chi phí hoạt động cao của T-80UD đã khiến quân đội Ukraine chọn đặt các phương tiện này trong tình trạng dự bị và thay vào đó là trang bị số lượng lớn xe tăng T-64 có chi phí hoạt động rẻ hơn.
Tuy nhiên chi phí hoạt động cao của T-80UD đã khiến quân đội Ukraine chọn đặt các phương tiện này trong tình trạng dự bị và thay vào đó là trang bị số lượng lớn xe tăng T-64 có chi phí hoạt động rẻ hơn.
Ukraine cũng hạn chế nâng cấp T-64 của mình lên tiêu chuẩn T-64BM2 với số lượng lớn. Hơn nữa, Ukraine cũng thiếu đầu tư vào việc phát triển các loại đạn xuyên giáp hiện đại tương thích với thiết kế của T-64, đồng nghĩa với việc thiếu khả năng tấn công các loại giáp hiện đại của Nga.
Ukraine cũng hạn chế nâng cấp T-64 của mình lên tiêu chuẩn T-64BM2 với số lượng lớn. Hơn nữa, Ukraine cũng thiếu đầu tư vào việc phát triển các loại đạn xuyên giáp hiện đại tương thích với thiết kế của T-64, đồng nghĩa với việc thiếu khả năng tấn công các loại giáp hiện đại của Nga.
Do lợi thế về hiệu suất rất áp đảo nên thiết giáp Nga gặp ít thách thức trong chiến đấu khi đối đầu với xe tăng Ukraine. Đồng thời điều này cũng tác động rất lớn lên tinh thần chiến đấu của binh lính Ukraine, khiến họ thiếu tin tưởng vào những vũ khí của mình và phải bỏ mặc phương tiện chiến đấu để bảo đảm an toàn cho bản thân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do lợi thế về hiệu suất rất áp đảo nên thiết giáp Nga gặp ít thách thức trong chiến đấu khi đối đầu với xe tăng Ukraine. Đồng thời điều này cũng tác động rất lớn lên tinh thần chiến đấu của binh lính Ukraine, khiến họ thiếu tin tưởng vào những vũ khí của mình và phải bỏ mặc phương tiện chiến đấu để bảo đảm an toàn cho bản thân. Nguồn ảnh: Pinterest.

GALLERY MỚI NHẤT