Xe tăng Karrar đã quá mạnh khiến Iran không còn thèm muốn T-90 Nga?

Xe tăng Karrar đã quá mạnh khiến Iran không còn thèm muốn T-90 Nga?

Iran dự định sẽ mua sắm số lượng lớn vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự tối tân do Nga chế tạo sau khi lệnh trừng phạt áp đặt lên quốc gia này hết hiệu lực, nhưng đáng ngạc nhiên là trong danh sách Tehran mong muốn không có xe tăng T-90.

Truyền thông khu vực cho biết, trong vài tháng tới, dự kiến các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt lên Iran sẽ được dỡ bỏ, điều này cho phép Tehran mua sắm nhiều loại vũ khí tối tân.
Truyền thông khu vực cho biết, trong vài tháng tới, dự kiến các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc áp đặt lên Iran sẽ được dỡ bỏ, điều này cho phép Tehran mua sắm nhiều loại vũ khí tối tân.
Bất chấp lời kêu gọi của Mỹ nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt Iran, Nga đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đề xuất này và đang chuẩn bị bán vũ khí hiện đại cho Tehran.
Bất chấp lời kêu gọi của Mỹ nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt Iran, Nga đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đề xuất này và đang chuẩn bị bán vũ khí hiện đại cho Tehran.
"Mỹ không thể yêu cầu gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, vì họ đã không tham gia vào thỏa thuận hạt nhân Iran trong hai năm qua", ông Vasily Nebenzya - Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cho biết.
"Mỹ không thể yêu cầu gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, vì họ đã không tham gia vào thỏa thuận hạt nhân Iran trong hai năm qua", ông Vasily Nebenzya - Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cho biết.
"Tôi thấy không có lý do gì để áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran. Về mặt kỹ thuật, nó thậm chí không phải một lệnh cấm vận mà chỉ là một hạn ngạch nhất định cho việc mua hàng".
"Tôi thấy không có lý do gì để áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran. Về mặt kỹ thuật, nó thậm chí không phải một lệnh cấm vận mà chỉ là một hạn ngạch nhất định cho việc mua hàng".
"Hạn chế này sẽ hết hạn vào ngày 18/10 tới đây và điều đó rõ ràng là tín hiệu thuận lợi đối với chúng tôi", ông Vasily Nebenzya phát biểu và được báo chí quốc tế dẫn lại.
"Hạn chế này sẽ hết hạn vào ngày 18/10 tới đây và điều đó rõ ràng là tín hiệu thuận lợi đối với chúng tôi", ông Vasily Nebenzya phát biểu và được báo chí quốc tế dẫn lại.
Hiện tại, mối quan tâm đặc biệt của Iran tập trung vào hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 và S-400 Triumf, đi kèm tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4, máy bay chiến đấu Su-30SM và trực thăng vũ trang Mi-28.
Hiện tại, mối quan tâm đặc biệt của Iran tập trung vào hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 và S-400 Triumf, đi kèm tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4, máy bay chiến đấu Su-30SM và trực thăng vũ trang Mi-28.
Lý do dẫn đến nhận định trên là bởi Iran nhận thấy lực lượng không quân của mình đã quá lạc hậu so với khu vực, ngoài ra họ cần phải nâng cấp năng lực phòng không trước nguy cơ bị Israel tập kích.
Lý do dẫn đến nhận định trên là bởi Iran nhận thấy lực lượng không quân của mình đã quá lạc hậu so với khu vực, ngoài ra họ cần phải nâng cấp năng lực phòng không trước nguy cơ bị Israel tập kích.
Số tiền Iran bỏ ra để mua vũ khí Nga dự kiến lên tới 3 tỷ USD, nhưng Moskva còn muốn nhiều hơn nữa, họ chào mời Tehran hãy mua thêm  xe tăng T-90 để nâng cấp lực lượng thiết giáp nhưng đã bị từ chối, nguyên nhân là do đâu?
Số tiền Iran bỏ ra để mua vũ khí Nga dự kiến lên tới 3 tỷ USD, nhưng Moskva còn muốn nhiều hơn nữa, họ chào mời Tehran hãy mua thêm xe tăng T-90 để nâng cấp lực lượng thiết giáp nhưng đã bị từ chối, nguyên nhân là do đâu?
Theo các chuyên gia quân sự quốc tế, sở dĩ Iran không muốn mua xe tăng T-90 do họ đã có sản phẩm thay thế xứng đáng, đó là chiếc MBT nội địa có tên gọi Karrar.
Theo các chuyên gia quân sự quốc tế, sở dĩ Iran không muốn mua xe tăng T-90 do họ đã có sản phẩm thay thế xứng đáng, đó là chiếc MBT nội địa có tên gọi Karrar.
Quân đội Iran cho biết, Karrar không hề thua kém, thậm chí có điểm còn trội hơn xe tăng T-90MS đang được Nga mang đi chào hàng khắp khu vực Trung Đông.
Quân đội Iran cho biết, Karrar không hề thua kém, thậm chí có điểm còn trội hơn xe tăng T-90MS đang được Nga mang đi chào hàng khắp khu vực Trung Đông.
Hỏa lực chính của xe tăng Karrar là pháo 125 mm nòng trơn được tích hợp hệ thống nạp đạn tự động, tính năng của nó theo đánh giá thì tương đương pháo 2A46M do Nga sản xuất.
Hỏa lực chính của xe tăng Karrar là pháo 125 mm nòng trơn được tích hợp hệ thống nạp đạn tự động, tính năng của nó theo đánh giá thì tương đương pháo 2A46M do Nga sản xuất.
Xe tăng Karrar được trang bị các lớp giáp phản ứng nổ đi kèm giáp lồng che kín toàn bộ các vị trí xung yếu ở mặt trước, tháp pháo cũng như bên hông, mang lại độ an toàn rất cao.
Xe tăng Karrar được trang bị các lớp giáp phản ứng nổ đi kèm giáp lồng che kín toàn bộ các vị trí xung yếu ở mặt trước, tháp pháo cũng như bên hông, mang lại độ an toàn rất cao.
Hệ thống điện tử của xe tăng Karrar đang bị đặt một dấu hỏi lớn, nhưng có lẽ nó không hề thua kém T-90MS bởi vì Iran đã được Trung Quốc cung cấp nhiều công nghệ điện tử tối tân.
Hệ thống điện tử của xe tăng Karrar đang bị đặt một dấu hỏi lớn, nhưng có lẽ nó không hề thua kém T-90MS bởi vì Iran đã được Trung Quốc cung cấp nhiều công nghệ điện tử tối tân.
Thậm chí nếu xét trên khía cạnh thẩm mỹ thì xe tăng Karrar của Iran còn sở hữu vẻ ngoài trông bắt mắt và đáng sợ hơn nhiều so với T-90MS của Nga.
Thậm chí nếu xét trên khía cạnh thẩm mỹ thì xe tăng Karrar của Iran còn sở hữu vẻ ngoài trông bắt mắt và đáng sợ hơn nhiều so với T-90MS của Nga.
Hiện tại xe tăng Karrar đã bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, rõ ràng trước sự tự tin của Iran đối với phương tiện tác chiến này thì ngân sách quốc phòng sẽ dành ưu tiên cho những lĩnh vực mà họ còn đang yếu.
Hiện tại xe tăng Karrar đã bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, rõ ràng trước sự tự tin của Iran đối với phương tiện tác chiến này thì ngân sách quốc phòng sẽ dành ưu tiên cho những lĩnh vực mà họ còn đang yếu.
Mặc dù vậy, cũng có không ít chuyên gia quân sự bày tỏ nghi ngờ về tính năng đích thực của xe tăng Karrar, khi ngoài tháp pháo được thiết kế mô phỏng T-90MS thì thân xe vẫn mang đậm chất T-72.
Mặc dù vậy, cũng có không ít chuyên gia quân sự bày tỏ nghi ngờ về tính năng đích thực của xe tăng Karrar, khi ngoài tháp pháo được thiết kế mô phỏng T-90MS thì thân xe vẫn mang đậm chất T-72.
Bên cạnh đó, chưa rõ độ tin cậy cũng như tính năng kỹ chiến thuật của các loại vũ khí, khí tài được Iran tích hợp cho xe tăng Karrar có thực sự tốt như họ quảng cáo hay không.
Bên cạnh đó, chưa rõ độ tin cậy cũng như tính năng kỹ chiến thuật của các loại vũ khí, khí tài được Iran tích hợp cho xe tăng Karrar có thực sự tốt như họ quảng cáo hay không.
Nhưng bỏ qua chi tiết trên, việc Iran lựa chọn xe tăng chiến đấu chủ lực nội địa Karra thay vì nhập khẩu T-90 cho thấy quyết tâm của họ trong việc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng mang tính tự chủ cao.
Nhưng bỏ qua chi tiết trên, việc Iran lựa chọn xe tăng chiến đấu chủ lực nội địa Karra thay vì nhập khẩu T-90 cho thấy quyết tâm của họ trong việc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng mang tính tự chủ cao.

GALLERY MỚI NHẤT