Xe tăng Challenger 2: “lô cốt di động” nước Anh

Quân đội Hoàng gia Anh là một quân đội chuyên nghiệp với quân số ít nên trường phái quân sự ảnh hưởng nhiều đến việc thiết kế xe tăng, với trọng tâm là hi sinh tính cơ động để tăng cường khả năng bảo vệ kíp lái.
Với triết lý này, người Anh đã phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 với hệ thống giáp phòng vệ “đỉnh”.
Xe tăng Challenger 2 trang bị công nghệ giáp phòng vệ Chobham tối tân. Hiện nay, chưa có nhiều thông tin được tiết lộ về loại giáp này bởi 99% các tài liệu thiết kế, chế tạo được coi là tuyệt mật và là bí mật quốc gia của nước Anh.
Theo một số nguồn tin, lớp giáp này được cấu thành từ nhiều vật liệu gồm: Boron (một loại quặng, được biết đến như là vật liệu chính tạo ra lớp giáp chắc chắn cho các loại xe thiết giáp), nhôm oxit, silicon và cả titan. Ngoài ra, sườn xe và thân xe còn được bọc thêm module giáp phản ứng nổ (ERA).
Lớp giáp này được đánh giá là có khả năng vô hiệu hóa hầu hết (không phải tất cả) mọi loại đạn, tên lửa chống tăng.
Xe tăng chiến đấu Challenger 2.
Xe tăng chiến đấu Challenger 2.

Điều này ít nhiều được chứng minh trong thực tiễn chiến trường, theo một bài viết được đăng tải trên BBC năm 2003, một chiếc Challenger 2 trúng khoảng 70 phát đạn chống tăng RPG ở thành phố Basra Iraq) nhưng tổ lái vẫn an toàn.
Ngoài ra, một chiếc Challenger 2 khác bị phục kích bởi binh lính Iraq tại thị trấn Ibrahim (cách thành phố Basra 15km về phía Nam) trong cuộc chiến năm 2003 cũng sống sót thần kỳ sau khi trúng 14 phát đạn chống tăng RPG và một quả tên lửa chống tăng MILAN.
Tất nhiên, không hẳn Challenger 2 có thể sống sót trước mọi vũ khí chống tăng, tháng 8/2006 tại thành phố Al-Amarah (miền Nam Iraq), một chiếc Challenger 2 đã bị “hỏa thần” RPG-29 “hỏi thăm” làm kíp xe thương vong. Tuy bị xuyên thủng nhưng ít ra Challenger 2 đã làm tốt vai trò của nó là bảo vệ an toàn hết mức có thể cho tổ lái khỏi cái chết.
Ngoài khả năng bảo vệ tốt, Challenger 2 được trang bị hỏa lực mạnh mẽ với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Theo đó, tháp pháo trang bị pháo nòng xoắn L30 cỡ 120mm có thể bắn được khá nhiều loại đạn xuyên giáp như: đạn xuyên dưới cỡ nòng có cánh đuôi APFSDS L23 (sơ tốc đầu đạn 1,53m/s); đạn APFSDS L26 (với đầu đạn uran làm giàu cấp độ thấp); đạn khói L34WP để giảm thiểu tầm nhìn của đối phương.
Trên tháp pháo xe còn được trang bị súng máy L94A1 cỡ 7,62mm bên trái pháo 120mm. Súng đạt tốc độ bắn 520-550 phát/phút có thể quét sạch một tiểu đội bộ binh trong vòng chưa tới 10 giây. Ngoài ra, trên nóc xe được lắp một súng máy L37A2 cỡ 7,62mm nhưng không được tích hợp giá điều khiển tự động đòi hỏi xạ thủ phải “thò” ra ngoài bắn.
Pháo 120mm của Challenger 2 khai hỏa.
Pháo 120mm của Challenger 2 khai hỏa.

Challenger 2 được trang bị nhiều hệ thống điện tử hiện đại, trong đó có bộ xử lý đặc biệt cho phép tối ưu hóa cho xạ thủ trên xe, đồng thời giúp chỉ huy và pháo thủ có thể quan sát cùng lúc một mục tiêu. Điều này là một trong những tính năng mới mà chưa có loại xe tăng nào trên thế giới có được.
Kíp lái xe trang bị một số thiết bị ngắm quan sát mục tiêu gồm: kính ngắm SAGEM VS 580-10 với thiết bị đo xa lae (của trưởng xe); kính ngắm TOGS II (dành cho pháo thủ) cho phép hiển thị hình ảnh nhiệt để có thể ngắm bắn một cách chính xác và tác chiến trong mọi điều kiện.
Để di chuyển cỗ xe tăng nặng 62,5 tấn, dài 8,3m, nhà sản xuất Vicker Defence Systems trang bị cho Challenger 2 động cơ diesel Perkins CV-12 TCA Condor công suất 1.200 mã lực cho phép di chuyển trên đường bằng phẳng với tốc độ 56km/h. Với thùng nhiên liệu sức chứa 1.592 lít đủ cung cấp cho Challenger 2 phạm vi chiến đấu 500km.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới