Xe ôtô dùng 10 năm tại Việt Nam có giá bán lại bao nhiêu?

Theo cách tính ở nước ngoài, cứ sau mỗi năm sử dụng xe ôtô sẽ mất đi 10% giá trị. Tuy nhiên, ở nước ta chỉ nên áp dụng cách tính từ 7 đến 10% tùy thuộc vào tình hình thực tế.

00:0000:0000:00
00:00
 
 

Mua xe ôtô cũ đang là một trong những phương án được nhiều khách Việt lựa chọn bởi vì phù hợp với khả năng tài chính. Những chiếc xe mới ra mắt dù đã giảm giá nhưng chi phí để lăn bánh vẫn còn ở mức khá cao so với thu nhập. Ví dụ, nếu bỏ ra khoảng 400 triệu để mua một chiếc xe hạng A năm 2021, thay vào đó người mua có thể mua được chiếc xe cũ hạng B hoặc hạng C đời 2015 đến 2016 với giá tương tự.

Với các dòng xe ôtô cũ trên 10 năm có khá nhiều lựa chọn về chủng loại, thương hiệu và giá bán trên thị trường ô tô hiện nay, thậm chí người mua đã có thể tìm thấy dòng xe 5-7 chỗ hoặc xe số tự động với giá chỉ từ khoảng 300 triệu đồng trở lên.

Xe oto dung 10 nam tai Viet Nam co gia ban lai bao nhieu?
Tại Việt Nam, một chiếc ôtô mất đi từ 7-10% giá trị sau mỗi năm.  
Mức khấu hao của ôtô sử dụng 10 năm
Theo cách tính khấu hao, trung bình một chiếc ôtô mất từ 7-10% giá trị sau mỗi năm. Như vậy, có thể thấy giá trị sử dụng của một chiếc xe đã 10 năm tuổi là còn rất thấp.
Ví dụ, với một chiếc xe Toyota Corolla Altis vào thời điểm năm 2011 có giá 1 tỷ đồng, giả sử bên mua và bên bán thống nhất mức khấu hao 7%/năm, thời gian sử dụng xe là 10 năm. Vậy, mức khấu hao xe = 7% x 1 tỷ x 10 = 700 triệu đồng.
Giá trị sử dụng còn lại của chiếc xe Toyota Altis = 1 tỷ - 700 triệu = 300 triệu đồng. Mặc dù vậy, tỷ lệ khấu hao sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: số năm sử dụng, số km đi được, lịch sử sử dụng vận hành bảo dưỡng, tình trạng xe lúc bán, mục đích sử dụng... Áp dụng cách tính tương tự, chúng ta sẽ tính được tỷ lệ khấu hao sau 2, 5 năm hay 15 năm sử dụng.
Có nên mua xe ôtô đã sử dụng 10 năm?
Chắc chắn với một chiếc xe ôtô đã 10 năm sử dụng dù là xe phổ thông hay xe hạng sang thì đã hao mòn, xuống cấp nhiều. Do đó, rủi ro trục trặc, hư hỏng là rất cao. Xét về khía cạnh an toàn cũng không thực sự đảm bảo.
Tuy nhiên, nếu phải trả lời câu hỏi "có nên mua xe đã 10 năm sử dụng", thì câu trả lời là "có" nếu người mua am hiểu về kiến thức chăm sóc bảo dưỡng ôtô, muốn tiết kiệm tiền hay đơn giản là chạy ở vùng nông thôn.
Xe oto dung 10 nam tai Viet Nam co gia ban lai bao nhieu?-Hinh-2
Sau 10 năm sử dụng, giá xe cũ của các dòng xe phổ thông dao động từ 300-400 triệu đồng. 
Chấp nhận mua xe cũ 10 năm muốn chạy ổn thường phải thay mới phụ tùng, linh kiện khá nhiều, thậm chí là bổ máy, “đại trùng tu” làm lại máy. Tất cả các chi phí này có thể cao hơn cả số tiền mua xe. Ưu điểm là người dùng có thể mua được một chiếc xe rất rẻ, lên được phân khúc cao hơn, thuế phí cực kỳ thấp và tâm lý sử dụng cũng thoải mái hơn.
Khi mua các dòng xe này, người mua nên chọn các xe có một chủ đời đầu, có giấy tờ đầy đủ và biết chính xác nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, khi đi mua xe, nếu không biết nhiều thì nên thuê nhân viên kỹ thuật bên ngoài để đánh giá chính xác được tình trạng của chiếc xe cũng như giá trị sử dụng còn lại.
Sau 10 năm sử dụng, một chiếc xe phổ thông sẽ có giá dao động từ 300-400 triệu đồng. Lựa chọn tốt trong tầm giá này mà người mua có thể tham khảo là: Toyota Vios, Mazda 2, Hyundai Accent, Honda City… hay các xe hạng C như: Mazda 3, Kia Cerato, Hyundai Elantra, Honda Civic,… thậm chí cả những xe 5 chỗ gầm cao hay xe 7 SUV chỗ. Chấp nhận xe cũ sử dụng càng nhiều năm thì có thể chọn phân hạng càng cao.

Sử dụng xe biển số giả bị xử phạt thế nào?

(Kiến Thức) - Việc sử dụng và lưu hành biển số xe giả là hành vi phạm pháp có thể bị xử phạt mức cao nhất lên tới 6 triệu đồng, kèm theo tước bằng lái xe từ 1 - 3 tháng đối với người sử dụng.

 Video: Sản xuất biển số giả bằng cách cắt, dán (Nguồn VTV24).
Các thông số của Biển số xe

Xe điện tại Việt Nam sẽ giảm thiểu ô nhiễm không khí

(Kiến Thức) - Việt Nam hiện là nước xếp hạng thứ tư trên thế giới về số lượng xe máy. Chính vì vậy, việc sử dụng xe điện không khí thải sẽ góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng.

 
Không khí ô nhiễm, “sát nhân” vô hình

Đọc nhiều nhất

Tin mới