Xe máy cất kỹ trong nhà vẫn bị “chôm” trong nháy mắt

(Kiến Thức) - Tên trộm chạy thẳng vào nhà và dắt chiếc xe Sirius dù bên ngoài còn nhiều xe khác. Chỉ mất chưa đến 20 giây, hắn đã bẻ được khoá xe và phóng đi.

Sự việc được một camera ghi lại cho thấy tên trộm mặc một chiếc áo đen, quần trắng, đầu đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang. Hắn lướt qua những chiếc xe dựng phía ngoài và xông thẳng tới chiếc xe dựng trong nhà. Chỉ một động tác đơn giản hắn đã bẻ được khóa xe, rồi nhanh chóng dắt ra ngoài và tẩu thoát. Quá trình diễn ra chỉ trong chớp mắt, khiến chủ nhà không kịp trở tay.
Vụ việc được cho là diễn ra vào tối ngày 28/4 vừa qua, tại một nhà dân trên đường Ngô Quyền (TP Đà Lạt, Lâm Đồng).
Clip xe máy Sirius cất kỹ trong nhà vẫn mất trong nháy mắt:
Tên trộm ngang nhiên vào nhà dân lấy xe và tẩu thoát. Ảnh cắt từ clip.
 Tên trộm ngang nhiên vào nhà dân lấy xe và tẩu thoát. Ảnh cắt từ clip.
Đoạn clip ngắn sau khi được đăng tải trên Youtube và các trang mạng xã hội đã khiến nhiều người sửng sốt và rất bức xúc vì hành vi “ăn trộm” ngày càng ngang nhiên và tinh vi. Nickname Trinh Ha bình luận: “Tên trộm quá nhanh, quá nguy hiểm, thế này thì bác nào có em xe Sirius thì liệu mà giữ nhé, tên trộm này có vẻ như thích em nó quá rồi đấy, bỏ mấy em siêu xe phía ngoài xông thẳng vào nhà bẻ khoá thế kia mà, đúng là càng ngày càng loạn, ăn trộm như ranh”. Nickname Nguyen Hai thì cho rằng: “Đúng là siêu trộm, chuyên nghiệp thật, chịu thua mấy bác luôn. Lấy trộm của người ta xong ra đường quả báo xe tông cho xem”.
Cư dân mạng bức xúc trước hành động ngày càng trắng trợn, ngang nhiên của kẻ trộm.
 Cư dân mạng bức xúc trước hành động ngày càng trắng trợn, ngang nhiên của kẻ trộm. 

Tranh cãi bài văn tả “nhà em có nuôi một ông bố lười”

(Kiến Thức) - Một bài văn tả thực có tựa đề “Viết về bố” của một em học sinh tiểu học đang “gây bão” cư dân mạng bởi tính chân thực đến mức đáng yêu.

Bài văn hài hước như sau: "Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đỗ Mạnh Hà. Hằng ngày bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nằm ườn ra đấy. Đến bà to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc. Lúc ăn cơm gọi mấy lần cũng chưa lên còn bảo đợi tao tí. Lúc ăn cơm xong cả da (gia) đình cùng dọn bố trả rọn (chả dọn) rồi xuống chát... với học sinh. Em bé còn phải đút xoài cho bố từ nay em không làm ôxin (osin) nữa. Em rất yêu vừa chứ không yêu lắm".
Được biết, đoạn văn này được một cô giáo chụp lại và chia sẻ trên mạng.
Được biết, đoạn văn này được một cô giáo chụp lại và chia sẻ trên mạng.
Đoạn văn tả thực vạch trần “sự lười nhác” của bố này đang được cộng đồng mạng, đặc biệt là nhiều ông bố, bà mẹ truyền tay nhau trên mạng xã hội. Trên diễn đàn Webtretho, bài văn hài hước này nhận được gần 15.000 lượt like, 1.000 lượt bình luận và gần 4.000 lượt chia sẻ. 
Bài viết tuy còn nhiều chỗ sai chính tả nhưng chính sự hồn nhiên, ngây ngô và nhất là lời khẳng định em chỉ “yêu bố vừa” chứ không yêu lắm khiến ai đọc cũng phải bật cười.
Bài văn tả thực nhận được cơn bão "like" từ các bậc phụ huynh.
 Bài văn tả thực nhận được cơn bão "like" từ các bậc phụ huynh. 
Nhiều bà mẹ còn chia sẻ bài viết kèm theo nhiều câu nói “giống y ông chồng mình, mỗi lần gọi ăn cơm cứ nói chờ tí để bố chơi game". Hay có người gửi đến chồng với câu “đọc đi chồng ơi, đừng có lười để sau này con nó tả như thế nhé”; có bà mẹ thì lại dựa vào bài văn này để “khuyên khéo” chồng nên “tự nhận xét bản thân rồi mau mau giúp mẹ làm việc nhà để tránh bị con cái lên án nhé”.
Nhiều ý kiến bình luận khác nhau xung quanh bài văn miêu tả bố của bé.
Nhiều ý kiến bình luận khác nhau xung quanh bài văn miêu tả bố của bé. 
Ở một khía cạnh khác, một số bậc phụ huynh tỏ ra nghiêm túc khi cho rằng những ông bố như thế này sẽ làm hư con. Một bà mẹ có nickname Ngan Nguyen Tran Nhat giãi bày: “Đọc bài văn này tôi chảy nước mắt chứ không cười được vì 2 lý do: "Thứ 1, trong gia đình người cha không phải là tấm gương cho con cái, đứa bé từ đó bức xúc với một câu rất đau lòng: 'Từ nay em không làm oxin nữa", bé con việc làm cho bố mình không phải xuất phát từ lòng hiếu thảo. Đó là phản ứng lại với những gì bố làm ở nhà. Thứ 2, câu văn của em dùng quá lủng củng, chính tả sai nhiều chứng tỏ việc học của cháu cũng không được bố mẹ quan tâm uốn nắn đúng mức. Để con trẻ sai những từ quá cơ bản rất nguy hiểm. Qua bài văn này điều mà các ông bố bà mẹ chúng ta cần phải hiểu rằng không phải chỉ kiếm tiền là đủ”.
Nhiều quan điểm về gia đình, về giáo dục con cái được chia sẻ nghiêm túc.
Nhiều quan điểm về gia đình, về giáo dục con cái được chia sẻ nghiêm túc. 
Một độc giả nam lại bày tỏ khá gay gắt: “Trẻ con chưa thể có những từ ngữ như "đi kiếm tiền" hoặc "về nhà nằm ườn ra" mà có chỉ có có thể nhiễm từ những người lớn hay kêu ca, đừng nghĩ rằng bé viết thói hư tật xấu của bố mà vô hình chung bé đã nhiễm tính hay kêu ca từ người lớn và những động từ không nên phát ra từ trẻ nhỏ về người bố của mình, có khi nào những bà mẹ đọc được những dòng này hiểu ra được cái sâu xa hơn không hay chỉ dạy cho con cái tính coi thường bố, hãy tự tay xây nên hạnh phúc cho mình bằng hành động và lời nói của mình là khuyên nhủ chồng hay hơn là tạo 1 hình tượng 1 ông bố xấu trong tâm trí trẻ con, các bà mẹ nên nhớ rằng "cái nhà phải có cái nóc" mất nóc rồi không còn là cái nhà nữa đâu. 1 ngôi nhà có ông bố lười chưa hẳn đã có bà mẹ tốt tính”.
Trong khi đó, một số ít thành viên lại hoài nghi rằng bài văn không phải do trẻ viết. Nickname Phuong Lan Bui bình luận: “Bài văn này có vấn đề, mình không tin là em bé này viết, vì có những câu như là: "em phải đút xoài", rồi "chát với học sinh", đây chỉ là bịa để cho vui thôi”. Có người đồng quan điểm: “Mình chả tin đây là những bài thực sự của bé tiểu học viết, do người lớn đạo diễn để câu like thôi, mình đọc nhiều về những bài văn của học sinh cấp 1 về việc tả “nuôi” ông nội rồi, trẻ con không bao giờ viết được như thế này…”.

Xem gái trẻ thời xưa trượt ván chuyên nghiệp, quyến rũ

(Kiến Thức) - 9gag, mạng giải trí nổi tiếng mới đây tổng hợp nhiều hình ảnh về phong trào trượt ván của gái trẻ những năm 1970 thu hút sự chú ý của dân mạng. 

Trượt ván được khởi nguồn từ các hoạt động lướt sóng ở California, Mỹ những năm 1950. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Hip-hop đã giúp Skateboarding nhanh chóng trở thành môn ưa thích của giới trẻ.
Trượt ván được khởi nguồn từ các hoạt động lướt sóng ở California, Mỹ những năm 1950. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Hip-hop đã giúp Skateboarding nhanh chóng trở thành môn ưa thích của giới trẻ.
Những sáng tạo đã biến chiếc ván lướt sóng trở thành một phương tiện di chuyển trên cạn, có gắn bánh xe và phù hợp để đi lại trên đường phố. Thời điểm những năm 1970, trên đường phố Mỹ xuất hiện rất đông bạn trẻ chơi trượt ván như một môn thể thao.
 Những sáng tạo đã biến chiếc ván lướt sóng trở thành một phương tiện di chuyển trên cạn, có gắn bánh xe và phù hợp để đi lại trên đường phố. Thời điểm những năm 1970, trên đường phố Mỹ xuất hiện rất đông bạn trẻ chơi trượt ván như một môn thể thao. 
Những người đam mê trượt ván thậm chí đã ghi lại rất nhiều hình ảnh từ những năm 1970 về các cô nàng hot girl trượt ván thời bấy giờ.
 Những người đam mê trượt ván thậm chí đã ghi lại rất nhiều hình ảnh từ những năm 1970 về các cô nàng hot girl trượt ván thời bấy giờ. 
Kỹ thuật trượt ván đem lại cho người chơi cảm giác phóng khoáng, mạo hiểm, được tự khẳng định mình. Người chơi cảm nhận trong đó sự khéo léo về kỹ thuật, sức mạnh trong từng bước nhảy.
 Kỹ thuật trượt ván đem lại cho người chơi cảm giác phóng khoáng, mạo hiểm, được tự khẳng định mình. Người chơi cảm nhận trong đó sự khéo léo về kỹ thuật, sức mạnh trong từng bước nhảy. 
Người đẹp Ellen O Neal khá nổi tiếng trong cộng đồng những người đam mê trượt ván với khả năng trượt hai ván trên hai chân cùng lúc.
Người đẹp Ellen O Neal khá nổi tiếng trong cộng đồng những người đam mê trượt ván với khả năng trượt hai ván trên hai chân cùng lúc.  
Thời điểm những năm 1970, Frank Nasaworthy phát minh ra ván trượt sử dụng nhựa tổng hợp, đem lại cho người chơi tốc độ nhanh hơn và dễ điều khiển hơn. Cải tiến trong chiếc ván trượt thu hút cả những cô gái chân yếu tay mềm thử sức với môn thể thao này.
 Thời điểm những năm 1970, Frank Nasaworthy phát minh ra ván trượt sử dụng nhựa tổng hợp, đem lại cho người chơi tốc độ nhanh hơn và dễ điều khiển hơn. Cải tiến trong chiếc ván trượt thu hút cả những cô gái chân yếu tay mềm thử sức với môn thể thao này. 
Thống kê của hiệp hội thể thao Mỹ năm 2002, có tất cả 12,5 triệu người chơi trượt ván thì đến năm 2005, có khoảng 32 triệu người tham gia chơi.
Thống kê của hiệp hội thể thao Mỹ năm 2002, có tất cả 12,5 triệu người chơi trượt ván thì đến năm 2005, có khoảng 32 triệu người tham gia chơi. 
Sự phát triển của "Skateboarding" đã đưa nó thành hai hướng với đặc trưng tương đối khác biệt. Hướng thứ nhất vẫn giữ những nét kỹ thuật ban đầu cùng với phong cách biểu diễn đường phố. Nó tạo nên ấn tượng một môn trượt ván mang đậm nét hoang dã, tự nhiên.
Sự phát triển của "Skateboarding" đã đưa nó thành hai hướng với đặc trưng tương đối khác biệt. Hướng thứ nhất vẫn giữ những nét kỹ thuật ban đầu cùng với phong cách biểu diễn đường phố. Nó tạo nên ấn tượng một môn trượt ván mang đậm nét hoang dã, tự nhiên. 
Hướng thứ hai trong phong trào Skateboarding trên thế giới là việc hiện đại hóa, đưa nó trở thành một môn thể thao thi đấu với sự xuất hiện của các ngôi sao trượt ván.
 Hướng thứ hai trong phong trào Skateboarding trên thế giới là việc hiện đại hóa, đưa nó trở thành một môn thể thao thi đấu với sự xuất hiện của các ngôi sao trượt ván. 
Cùng với phong trào Hip-hop, môn trượt ván đã mở rộng ra toàn thế giới. Hình ảnh của các Rapper xuất hiện luôn gắn liền với skateboard. Một phong cách sống mới đang lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới.
 Cùng với phong trào Hip-hop, môn trượt ván đã mở rộng ra toàn thế giới. Hình ảnh của các Rapper xuất hiện luôn gắn liền với skateboard. Một phong cách sống mới đang lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới