Xe kinh doanh vận tải phải lắp camera giám sát trước ngày 1/7

(Kiến Thức) - Theo Tổng Cục Đường bộ Việt Nam, dữ liệu hình ảnh ghi được từ camera trên xe kinh doanh vận tải cần phải được truyền về đơn vị kinh doanh vận tải và Tổng Cục Đường bộ với tần suất 3 - 5 phút/lần.

 
Vào tháng 11/2020, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra Quyết định bắt buộc xe kinh doanh vận tải cần phải lắp camera giám sát trước ngày 1/7/2021 để được hoạt động. Dù Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam sau đó đã kiến nghị xin lùi thời gian lắp camera khoảng 2 năm, nhưng Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản khẳng định không thể lùi thời gian thực hiện quy định này.

Mới đây, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố đôn đốc thực hiện việc lắp camera giám sát trên phương tiện kinh doanh vận tải khách (trừ ôtô chở người dưới 9 chỗ), xe đầu kéo vận chuyển hàng hóa phải được lắp đặt camera giám sát trước ngày 1/7/2021.

Xe kinh doanh van tai phai lap camera giam sat truoc ngay 1/7
 Xe kinh doanh vận tải phải lắp camera giám sát trước ngày 1/7.
Theo đó, camera giám sát được lắp đặt trên xe kinh doanh vận tải cần đảm bảo các chức năng như ghi, lưu trữ theo quy định theo khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 của Nghị định 10 của Bộ Giao thông Vận tải. Bên cạnh đó, dữ liệu hình ảnh ghi được từ camera trên xe kinh doanh vận tải cần phải được truyền về đơn vị kinh doanh vận tải và Tổng Cục Đường bộ với tần suất 12 - 20 lần/giờ (tương đương khoảng 3 - 5 phút/lần).
Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh vận tải trước khi lắp đặt camera giám sát cần lưu ý kiểm tra, chạy thử các tính năng của camera, kiểm tra dữ liệu hình ảnh phải đảm bảo kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: số giấy phép của người lái xe, biển số đăng ký xe, vị trí (tọa độ GPS) của xe và thời gian; lựa chọn các loại camera chạy trên nền tảng di động 4G hoặc 5G để đảm bảo tối ưu khi truyền hình ảnh và không phải thay thế.
Đối với các đơn vị cung cấp camera, cần đảm bảo các điều khoản ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm về chủng loại, chất lượng thiết bị, chế độ bảo hành, bảo trì và duy trì đường truyền dữ liệu, camera phải đảm bảo truyền dữ liệu và hình ảnh về đơn vị kinh doanh vận tải và Tổng Cục Đường bộ.
Được biết, Nghị định 10 quy định, trước ngày 1/7/2021, ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo bắt buộc phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.
Sau ngày 1/7/2021, các phương tiện trong diện bắt buộc phải lắp camera giám sát nhưng chưa thực hiện hoặc lắp đặt camera không đúng quy định sẽ bị xử phạt.

Ngày 1/4, dừng thí điểm ứng dụng đặt xe

Các xe dưới chín chỗ đang thực hiện chở khách, nếu tiếp tục hoạt động kinh doanh vận tải theo hợp đồng thì phải thực hiện cấp lại phù hiệu…

Bộ GTVT vừa có quyết định dừng kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (Quyết định 24/2016), để thực hiện Nghị định 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Ngay 1/4, dung thi diem ung dung dat xe
Việc dừng thí điểm trên để thực hiện Nghị định 10/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 

Ôtô kinh doanh vận tải đổi biển số màu vàng: Thế giới có “chế tài” này?

(Kiến Thức) - Nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ,...đã quy định xe hoạt động kinh doanh vận tải phải có biển màu riêng. Trong đó, tại Hàn Quốc, tất cả xe kinh doanh vận tải đều có biển số màu vàng.

Oto kinh doanh van tai doi bien so mau vang: The gioi co “che tai” nay?
Mới đây, Bộ Công an ban hành Thông tư 58/2020/TT-BCA về Quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Thông tư 58). Trong đó, nhiều nội dung sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8. Ảnh: Zing.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới