Xe bọc thép 2 tỷ “made in Vietnam” bán đồng nát 100 triệu

Xe bọc thép 2 tỷ “made in Vietnam” bán đồng nát 100 triệu

(Kiến Thức) - Chiếc xe bọc thép tự chế với chi phí hơn 2 tỷ đã được chủ nhân tháo các bộ phận ra để bán sắt vụn với giá 100 triệu.

Ra mắt được hơn một năm, vào tháng 9/2015 và từng được lăn bánh với khoảng cách gần 30km. Chiếc  xe bọc thép "made in Việt Nam" do ông Nguyễn Đình Chính, chủ một cơ sở cơ khí tại Hà Nội đã từng gây xôn xao dư luận khi công bố mẫu xe này tới cộng đồng.
Ra mắt được hơn một năm, vào tháng 9/2015 và từng được lăn bánh với khoảng cách gần 30km. Chiếc xe bọc thép "made in Việt Nam" do ông Nguyễn Đình Chính, chủ một cơ sở cơ khí tại Hà Nội đã từng gây xôn xao dư luận khi công bố mẫu xe này tới cộng đồng.
Được biết, sau khi hoàn thiện, chiếc xe bọc thép này có ngoại hình "khủng" - về tổng thể chiếc xe nặng 13 tấn, dài 6,8 m, rộng 3,0 m và cao 2,6 m. Ngoài ra số tiền mà người thợ cơ khí tại Hà Nội này chi cho chiếc xe cũng lên đến con số hơn 2 tỷ đồng.
Được biết, sau khi hoàn thiện, chiếc xe bọc thép này có ngoại hình "khủng" - về tổng thể chiếc xe nặng 13 tấn, dài 6,8 m, rộng 3,0 m và cao 2,6 m. Ngoài ra số tiền mà người thợ cơ khí tại Hà Nội này chi cho chiếc xe cũng lên đến con số hơn 2 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vừa qua một số hình ảnh trên mạng xã hội chia sẻ cho thấy ông Chính đang tháo rời các bộ phận để bán đồng nát với giá hơn 100 triệu. Ông Chính cho biết vì vì thiếu tiền cũng như không được các nhà đầu tư quan tâm nên chiếc xe bọc thép không thể hoàn thiện.
Tuy nhiên, vừa qua một số hình ảnh trên mạng xã hội chia sẻ cho thấy ông Chính đang tháo rời các bộ phận để bán đồng nát với giá hơn 100 triệu. Ông Chính cho biết vì vì thiếu tiền cũng như không được các nhà đầu tư quan tâm nên chiếc xe bọc thép không thể hoàn thiện.
Được biết, sau khi bỏ ra số tiền hơn 2 tỷ đồng để chế tạo chiếc xe bọc thép. Ông Nguyễn Đình Chính đã gửi hồ sơ thiết kế của mình tới Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, cùng nhiều cơ quan với mong muốn được đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện hơn cho chiếc xe.
Được biết, sau khi bỏ ra số tiền hơn 2 tỷ đồng để chế tạo chiếc xe bọc thép. Ông Nguyễn Đình Chính đã gửi hồ sơ thiết kế của mình tới Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, cùng nhiều cơ quan với mong muốn được đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện hơn cho chiếc xe.
Tuy nhiên sau hơn 1 năm chờ đợi mà không có những phản hồi tích cực từ phía nhà đầu tư mà vốn liếng cũng đã cạn, ông đành phải di chuyển máy và động cơ cho một xưởng cơ khí, còn vỏ xe bán với giá sắt vụn được tổng cộng 100 triệu đồng.
Tuy nhiên sau hơn 1 năm chờ đợi mà không có những phản hồi tích cực từ phía nhà đầu tư mà vốn liếng cũng đã cạn, ông đành phải di chuyển máy và động cơ cho một xưởng cơ khí, còn vỏ xe bán với giá sắt vụn được tổng cộng 100 triệu đồng.
Khoảng 2 năm về trước, trong một lần xem chương trình của nước ngoài giới thiệu về một loại xe bọc thép phục vụ chiến đấu. Từng là một người lính, ông Nguyễn Đình Chính (chủ một cơ sở cơ khí) đã nghiên cứu và bắt tay vào làm một xe bọc thép mang thương hiệu Việt Nam.
Khoảng 2 năm về trước, trong một lần xem chương trình của nước ngoài giới thiệu về một loại xe bọc thép phục vụ chiến đấu. Từng là một người lính, ông Nguyễn Đình Chính (chủ một cơ sở cơ khí) đã nghiên cứu và bắt tay vào làm một xe bọc thép mang thương hiệu Việt Nam.
Đến tháng 9/2015 ông Chính đã bắt đầu chế tạo xe trước sự ngỡ ngàng của người thân và gia đình. Để có địa điểm rộng rãi tạo ra thiết bị quân sự này, ông Chính lên thị xã Sơn Tây xây dựng xưởng cơ khí rộng gần 300 m2. Với sự đam mê và kinh nghiệm của mình, đến tháng 9/2015, chiếc xe bọc thép đã ra đời.
Đến tháng 9/2015 ông Chính đã bắt đầu chế tạo xe trước sự ngỡ ngàng của người thân và gia đình. Để có địa điểm rộng rãi tạo ra thiết bị quân sự này, ông Chính lên thị xã Sơn Tây xây dựng xưởng cơ khí rộng gần 300 m2. Với sự đam mê và kinh nghiệm của mình, đến tháng 9/2015, chiếc xe bọc thép đã ra đời.
Được biết, chiếc xe có thể chạy ngang dốc nghiêng 45 độ, nâng hạ gầm từ 0,3 m đến 1,2 m và vượt chướng ngại vật cao 1,5 m, trong khi xe thông thường có thể nâng hạ gầm 20 cm, vượt chướng ngại vật 0,8 m. Tuy nhiên theo nhiều người đánh giá nó vẫn còn khá thô sơ.
Được biết, chiếc xe có thể chạy ngang dốc nghiêng 45 độ, nâng hạ gầm từ 0,3 m đến 1,2 m và vượt chướng ngại vật cao 1,5 m, trong khi xe thông thường có thể nâng hạ gầm 20 cm, vượt chướng ngại vật 0,8 m. Tuy nhiên theo nhiều người đánh giá nó vẫn còn khá thô sơ.

GALLERY MỚI NHẤT