Xây chuồng bò giá 236 triệu đồng: Không loại trừ lợi ích nhóm, cắt xén?

(Kiến Thức) - Việc kinh phí hỗ trợ xây dựng chuồng bò lên đến 236 triệu đồng, cao hơn nhiều so với kinh phí hỗ trợ con giống khiến dư luận có nhiều ý kiến cho rằng không hợp lý, thậm chí rất lãng phí...

Việc tỉnh Nghệ An chi tới 12,6 tỷ đồng để xây dựng 67 chuồng trại gia súc cho người Ơ Đu (trung bình từ 190 đến 236 triệu đồng/chuồng) trong khi số kinh phí hỗ trợ cho con giống lại rất ít khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.
Không ít ý kiến cho rằng, việc chi số kinh phí lớn xây dựng chuồng bò là lãng phí, không hợp lý khi số hỗ trợ con giống lại thấp hơn rất nhiều. Thậm chí không ít ý kiến hoài nghi có lợi ích nhóm, khuất tất.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An mang ý nghĩa xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống cho người Ơ Đu.
Tuy nhiên, việc bỏ ra hơn 200 triệu đồng để xây dựng một chuồng bò/một gia đình thì rất lãng phí.
Xay chuong bo gia 236 trieu dong: Khong loai tru loi ich nhom, cat xen?
Trong số 67 chuồng bò, có 10 chuồng loại 2 với kinh phí lên tới hơn 2,36 tỷ đồng, tức là một chuồng bò được đầu tư khoảng 236 triệu đồng. Ảnh: VTC News 
“Chi phí hỗ trợ con giống gia súc có hiệu quả kinh tế cao chỉ với số tiến dự kiến rất ít nhưng lại xây dựng chuồng bò với số tiền từ 190 đến 236 triệu đồng/chuồng. Do đó, không thể không khiến người dân hoài nghi có lợi ích nhóm gì trong đó. Cần kiểm tra, kiểm toán vào cuộc để xem dự án này thực hiện ra sao mà xây dựng chuồng bò với kinh phí như vậy với thực tế có hợp lý hay không. Không ai bỏ ra số tiền lớn xây dựng chuồng bò trong khi con giống lại ít như vậy” - Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.
Theo đại biểu Hòa, người dân ý kiến cũng có căn cứ. Không biết dự án này có đấu giá, đầu thầu hay là chỉ định thầu và cũng không loại trừ việc ăn xén, ăn bớt phần giá trị xây lắp của dự án.
“Tôi nghĩ rằng, xây dựng chuồng bò có thể vận động người dân xây dựng, dự án chỉ hỗ trợ phần nào cho người dân xây dựng, còn đầu tư hỗ trợ con giống. Xây dựng chuồng bò với chi phí như vậy là không nên, thậm chí rất là lãng phí, không chừng có lợi ích nhóm của một nhóm người nào đó” - Đại biểu Hòa nhận định.
Ông Hòa cho rằng, nhà ở của người dân còn ọp ẹp, đời sống còn nhiều khó khăn, việc đầu tư xây dựng chuồng bò sang trọng hơn nhà ở là không hợp lý, thậm chí phản cảm, lãng phí.
“Không phải chỉ có người Ơ Đu mà ở Nghệ An còn có nhiều dân tộc khác. Người dân các dân tộc khác sẽ so bì, đánh giá như thế nào về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Do đó cần thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng giám sát vấn đề này xem hiệu quả ra sao. Nếu có lợi ích nhóm trục lợi trong vụ xây chuồng bò hơn 200 triệu ở Nghệ An cần phải xử lý nghiêm để làm gương” - đại biểu Hòa nhấn mạnh.
Theo quyết định số 2618 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành tháng 7/2019 về việc phân kinh phí thực hiện các hạng mục hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An năm 2019 cho thấy, việc hỗ trợ con giống gia súc có hiệu quả kinh tế cao (cả kinh phí vắc xin tiêm phòng) chỉ với số tiến dự kiến hơn 5,1 tỷ đồng, hỗ trợ khai hoang tạo đất sản xuất với kinh phí hơn 5,3 tỷ đồng; hỗ trợ cỏ, giống ngô, phân bón và các vật tư thiết yếu phục vụ nuôi, trồng và chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm hơn 1,5 tỷ đồng…
Đáng chú ý, hạng mục hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc theo quy hoạch lâu dài với số tiền hơn 12,6 tỷ đồng tại bản Văng Môn, xã Nga My (huyện Tương Dương). Trong đó, có 4 chuồng loại 1 gần 510 triệu đồng, 53 chuồng loại 3 giá xây dựng hơn 7,24 tỷ đồng, có 10 chuồng loại 2 với kinh phí lên tới hơn 2,36 tỷ đồng (một chuồng bò/236 triệu đồng).
Theo đó, mỗi chuồng nuôi có kích thước 4,5 x 6,69m, chiều cao tường 2,7m; trước và sau đều có hệ thống bạt cuốn che lạnh vào mùa đông, nền nhà bê tông, phía trước là hành lang và máng đựng thức ăn...Đến nay, các hạng mục xây dựng chuồng nuôi bò đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Lãng phí hàng trăm biệt thự “ma” ở Sài Gòn

Nguồn: VTC 1

Thanh tra VEAM: Nhiều sai phạm gây thiệt hại, lãng phí tài sản Nhà nước

(Kiến Thức) - Theo kết luận thanh tra, giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ.

Ngày 16/5/2019, tại trụ sở Tổng công ty máy động lực và Máy nông nghiệp - CTCP (VEAM), Bộ Công Thương đã công bố Kết luận Thanh tra số 3202/KL-BCT về công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; công tác tổ chức cán bộ tại Tổng công ty máy động lực và Máy nông nghiệp - CTCP.
Thanh tra VEAM: Nhieu sai pham gay thiet hai, lang phi tai san Nha nuoc
 Bộ Công Thương đã có công văn chuyển một số vụ việc sai phạm tại VEAM sang Bộ Công an để làm rõ, xử lý trách nhiệm theo quy định

Trạm thu giá thành thu phí: Tiền khủng lãng phí thế nào?

(Kiến Thức) - Việc Bộ GTVT liên tục đổi tên trạm thu hoàn vốn dịch vụ đường bộ từ trạm thu phí thành trạm thu giá, trạm thu tiền rồi quay lại trạm thu phí cho thấy một vòng luẩn quẩn gây sự lãng phí lớn không cần thiết.

Một thông tin đáng chú ý mấy ngày vừa qua, đó chính là việc Bộ GTVT đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ. Một trong những nội dung được dư luận quan tâm, Bộ GTVT đã trở lại cách gọi “trạm thu phí” cho hệ thống trạm thu hoàn vốn dịch vụ đường bộ.
Đây được cho là động thái tiếp nhận ý kiến dự thảo đã từng được xin ý kiến vào tháng 5/2019 của tổ soạn thảo khi xóa bỏ hết cách gọi “trạm thu tiền”, thay vào đó là cụm từ “trạm thu phí” quen thuộc. Theo định nghĩa tại dự thảo, "trạm thu phí" là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.