Xây “Bức tường Berlin mới” dọc biên giới Hungary-Serbia

(Kiến Thức) - Hungary có kế hoạch xây dựng “Bức tường Berlin mới” cao bốn mét dọc theo đường biên giới với  Serbia để ngăn chặn những người di cư bất hợp pháp.

Xây “Bức tường Berlin mới” dọc biên giới Hungary-Serbia
Về việc xây dựng "Bức tường Berlin mới" dọc theo biên giới Hungary-Serbia, Ngoại trưởng Hungary, ông Peter Siyyarto, nói với hãng tin Reuters: “Di trú là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Liên minh Châu Âu (EU) hôm nay… Các nước EU đang tìm kiếm một giải pháp… nhưng Hungary không thể cho phép mình chờ đợi hơn nữa”.
Xay “Buc tuong Berlin moi” doc bien gioi Hungary-Serbia
Xây dựng "Bức tường Berlin" gần Cổng Brandenburg lịch sử.  
Hungary quyết định theo đuổi chính sách nhập cư cứng rắn  và từ bỏ việc thực thi chính sách hiện nay vốn được thông qua dưới áp lực của Liên minh Châu Âu. Trước đó, Hungary cùng một số nước khác đã bày tỏ bất bình với đề nghị của Ủy ban châu Âu về việc phân bố những người di cư từ các nước thế giới thứ ba.
Tuy nhiên, kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng việc xây dựng các bức tường là không mấy tác dụng trong việc ngăn cản di cư bất hợp pháp. Tổng Giám đốc của Hội đồng các vấn đề quốc tế của Liên bang Nga, nhà khoa học chính trị Andrei Kortunov dẫn ví dụ: “Bức tường giữa Mexico và Mỹ không cứu vãn được tình hình, dòng chảy những người di cư bắt đầu giảm dần chỉ khi nền kinh tế của Mexico đi lên. Cần phải tính đến thực tế là trong Liên minh Châu Âu không có đường ranh giới. Vì vậy, người di cư sẽ nhập vào lãnh thổ Hungary thông qua các quốc gia khác, những nước không có ý định xây dựng tường thành”.
Xay “Buc tuong Berlin moi” doc bien gioi Hungary-Serbia-Hinh-2
"Vạn lý Trường thành" dọc biên giới Mỹ-Mexico cũng không ngăn nổi dòng người nhập cư vào Mỹ.
Gọi động thái này của chính phủ Hungary là một biện pháp dân túy, chuyên gia Kortunov nói tiếp: “Biện pháp này dễ hiểu đối với những người bình thường. Khi họ đặt câu hỏi: chính phủ đang làm gì để giải quyết vấn đề, thì khi đó  trên màn ảnh truyền hình sẽ cho thấy bức tường đang được xây dựng như thế nào. Nghĩa là bằng cách đó chính phủ nói với người dân rằng họ không phải không hành động. Tuy nhiên, cuối cùng, điều đó dĩ nhiên là sự thừa nhận bất lực rằng những cách thức khác không thể giải quyết được vấn đề. Nhưng đây không chỉ là vấn đề của riêng lãnh đạo Hungary mà của cả Châu Âu”.

Vẫn tồn tại “Bức tường Berlin” giữa 2 miền nước Đức?

(Kiến Thức) - 25 năm đã trôi qua kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ nhưng hai miền nước Đức vẫn đang có những sự chia cắt. 

Vẫn tồn tại “Bức tường Berlin” giữa 2 miền nước Đức?
Ngày 9/11/2014, nước Đức kỉ niệm 25 năm ngày Bức Tường Berlin sụp đổ, đánh dấu một ngã rẽ mới trong lịch sử nước này và là biểu tượng cho sự thống nhất đất nước.
Bức tường ngăn cách 2 phần đất nước đã bị dỡ bỏ trong sự vui sướng của người Đức, nhưng đến nay nước Đức vẫn chưa có thể được coi là thống nhất hoàn toàn, đặc biệt là trong vấn đề phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống.

Những mốc đáng nhớ trong Chiến tranh Lạnh

(Kiến Thức) - Mặc dù cuộc Chiến tranh Lạnh lùi vào quá khứ một thời gian dài, nhưng sự kiện này vẫn luôn là bài học đắt giá cho các thế hệ sau.

Những mốc đáng nhớ trong Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc cũng là tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây được coi là cuộc đấu tranh giữa các nước theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Nhằm giải quyết những bất đồng sau thời hậu chiến, lãnh đạo ba cường quốc gồm Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã tham gia Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945.
Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc cũng là tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh. Đây được coi là cuộc đấu tranh giữa các nước theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Nhằm giải quyết những bất đồng sau thời hậu chiến, lãnh đạo ba cường quốc gồm Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã tham gia Hội nghị Yalta vào tháng 2/1945. 

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria

(Kiến Thức) - Quân chính phủ Assad hiện đang bị tấn công ở cả phía bắc lẫn phía nam và điều này cho thấy Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria
My can thiep rat sau vao cuoc noi chien Syria
Lính Mỹ bên giếng dầu bốc cháy ở miền nam Iraq.
Ngày 17/6, cánh quân nổi dậy Jaysh Hermon (Quân đội Hermon) đã phát động một cuộc tấn công lớn vào các lực lượng quân đội Syria trong các khu vực Quneitra và Hermon giáp Israel. Mục tiêu của cuộc tấn công này là đánh chiếm đại bản doanh của Lữ đoàn 68 ở Khan al-Shih, một lữ đoàn có nhiệm vụ trấn giữ đường cao tốc Quneitra-Damascus. Mục đích của cuộc tấn công lớn này là khai thông con đường từ ngoại ô phía nam của Damascus đến phía tây Ghouta và từ đó bao vây quân chính phủ bảo vệ thủ đô Damascus.
Nếu Quân đội Hermon đạt được mục tiêu này và lặp lại thành công tháng trước của “Đạo quân Chinh phục” đánh chiếm phần lớn phía bắc tỉnh Idlib, cuộc nội chiến Syria sẽ bước vào một giai đoạn mới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.