Xã hội hóa và huy động các nguồn lực bên ngoài để đóng góp vào các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Thiên Tuấn
Sáng 20/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên vùng cao, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển tổ chức Hội thảo “Xã hội hóa nguồn lực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu”.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phạm Quang Thao phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phạm Quang Thao cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Đất nước ta đang chứng kiến những thảm họa thiên nhiên thường xuyên và nghiêm trọng hơn như bão, lũ lụt và hạn hán. Những thiên tai này đã và đang gây ra thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và nền kinh tế của đất nước, thậm chí tính mạng con người.
Mất mát đa dạng sinh học cũng là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Gia tăng dân số, nhu cầu đời sống ngày càng tăng cao, các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội đã chia cắt, phân mảnh và làm suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, đẩy nhiều loài động thực vật hoang dã đến bờ tuyệt chủng.
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí và rác thải nhựa ở các khu vực đô thị, đang đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường sống cũng đang diễn ra ở khu vực nông thôn khi nguồn nước và đất đai bị tác động mạnh mẽ do các phương thức canh tác lạm dụng hóa chất nông nghiệp, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thiếu bền vững.
Hội thảo thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp.
PGS, TS Phạm Quang Thao nhấn mạnh, để giải quyết các thách thức thời đại này đòi hỏi rất nhiều nguồn lực khác nhau bên cạnh nguồn ngân sách từ Chính phủ. Xã hội hóa và huy động các nguồn lực bên ngoài có thể đóng góp vào các giải pháp môi trường. Bên cạnh đó, sự tham gia đóng góp của xã hội cũng giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của các vấn đề môi trường và thúc đẩy họ hành động. Chính vì vậy, chủ trương xã hội hóa đã được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên của Đảng và Nhà nước.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đề nghị các nhà khoa học cùng đại diện các cơ quan, ban, ngành cùng nhau trao đổi, thảo luận để chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các kiến nghị, giải pháp, thúc đẩy các cơ chế, chính sách, nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn lực hiệu quả để chung tay góp phần vào mục tiêu quốc gia và toàn cầu về phục hồi thiên nhiên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nói về những bất cập của nguồn lực, tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học, TS Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển cho rằng, đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học và đặc biệt là phục hồi các hệ sinh thái, phục hồi các loài nguy cấp cần nguồn lực lớn và thời gian. Mặc dù cần đầu tư lớn và lâu dài, xong các kết quả thường khó có thể đo tính được một cách cụ thể, rõ ràng trong ngắn hạn, chính vì thế, đối với các nước nghèo, nước đang phát triển thì các chi phí đó khó có thể được ưu tiên do nguồn lực đang được dành cho các hoạt động khác như hạ tầng, y tế, giáo dục, phát triển nông thôn...
TS Nguyễn Mạnh Hà kiến nghị, đầu tư cho đa dạng sinh học cần mang tính lâu dài và cần chiến lược dài hơi có tính linh hoạt cao tạo cơ hội cho tất cả các bên tham gia đóng góp, đầu tư. Việt Nam cần tận dụng tối đa các nguồn tài trợ, hỗ trợ quốc tế; tạo cơ chế khuyến khích, huy động sự tham gia của người dân Việt Nam và khối doanh nghiệp đầu tư tài chính cho bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các mô hình hợp tác công-tư trong quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học.
TS Nguyễn Mạnh Hà gợi ý, các cơ chế mới có thể là các hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái ngoài hệ sinh thái rừng, chính sách khuyến khích đóng góp phần phụ trội thuế của cá nhân và doanh nghiệp cho đa dạng sinh học, các cơ chế chứng chỉ, tín chỉ đa dạng sinh học, tiếp cận thị trường tín chỉ carbon, trái phiếu xanh, tín dụng xanh và thiết lập các quỹ về đa dạng sinh học như: Quỹ bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái, Quỹ cứu trợ loài...
Hội thảo nhận được nhiều ý kiến đóng góp.
Thực tế tại Việt Nam đã và đang có nhiều mô hình, hoạt động xã hội hóa trong bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt như: Mô hình “Câu lạc bộ môi trường” của Hội Cựu chiến binh; mô hình “Phân loại rác tại nguồn, đổi rác tái chế lấy quà” của Hội Phụ nữ; Mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật” của Hội nông dân, Mô hình “Toàn dân chung tay bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...
Nhiều doanh nghiệp tham gia xã hội hóa thông qua việc chủ động đầu tư thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng, giảm chất thải, phát thải khí nhà kính, đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, kéo dài vòng đời sản phẩm, thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng nhà máy, xí nghiệp xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp đầu tư thu gom xử lý, tái chế bao bì, sản phẩm thải bỏ, đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì, sản phẩm thân thiện với môi trường, tham gia hiệp hội tái chế chất thải, thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp trong thu gom, xử lý bao bì sản phẩm (EPR), nhiều doanh nghiệp tự giác chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo giảm phát thải khí nhà kính, nhiều doanh nghiệp đầu tư vốn sản xuất Điện gió, Điện mặt trời, đầu tư sản xuất bao bì sinh học tự phân hủy, thân thiện với môi trường, đầu tư dây chuyền tái chế chất thải nhựa...
Các đại biểu tại hội thảo đều cho rằng, nhờ có xã hội hóa nguồn lực của cộng đồng và doanh nghiệp mà Nhà nước đã giảm được rất nhiều chi phí kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường, cái được lớn nhất là làm thay đổi được nhận thức, hình thành ý thức trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường của nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cả cộng đồng.
Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, vận động tham gia xã hội hóa. Trong đó, đa dạng hóa nội dung, phương thức truyền thông, hỗ trợ thông tin, tài liệu; tuyên truyền các mô hình, điển hình tiên tiến tham gia xã hội hóa. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến hoạt động xã hội hóa nguồn lực cho bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học bảo đảm đồng bộ, công khai, minh bạch. Cùng với đó, cần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho địa phương trong việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động xã hội hóa; làm rõ quyền, lợi ích và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia xã hội hóa.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những tác phẩm nhiếp ảnh về môi trường truyền cảm hứng năm 2022:
Một tháng qua, hàng nghìn hộ dân ở thành phố Ninh Bình phải sử dụng nước máy bị ô nhiễm có sinh vật nhỏ, dài, màu đen, đỏ giống giun, khiến người dân hoang mang.
Một tháng qua, hàng nghìn hộ dân ở thành phố Ninh Bình phải sử dụng nước máy bị ô nhiễm có sinh vật nhỏ, dài, màu đen, đỏ giống giun, khiến người dân hoang mang.
Hiện tượng nước có sinh vật “lạ” đã xuất hiện ở TP Ninh Bình từ đầu tháng 4. Khi nhận được phản ánh từ người dân, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc với Nhà máy Nước Ninh Bình (Cty CP Cấp thoát Nước Ninh Bình). Phía Cty thừa nhận, có sự việc người dân 7/10 phường TP Ninh Bình phản ánh nước sạch của Nhà máy Nước Ninh Bình thời gian gần đây liên tục có hiện tượng đổi màu, cặn bẩn và trong nước có sinh vật “lạ”.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, đến ngày 13/5, đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo gồm: Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ, UBND TP Ninh Bình mới kiểm tra hoạt động sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt. Theo đó, cơ quan chức năng đã lấy mẫu nước tại các vòi trung gian trên hệ thống đường ống cấp nước cho các hộ gia đình, dụng cụ trữ nước tại nhà dân và 3 doanh nghiệp cung cấp nước sinh hoạt gồm: Nhà máy Nước Ninh Bình; Cty TNHH Xây dựng thương mại Thành Nam và Cty CP địa ốc VSG.
Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.
Sau 3 tuần thực hiện Nghị định 168, tình hình giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông trên đường bộ giảm cả 3 tiêu chí, vi phạm cũng giảm rõ rệt..
Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.
Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao, nhiều siêu thị ở Nghệ An luôn nhộn nhịp, đông khách. Trong khi đó, chợ truyền thống ảm đạm, lác đác người đi mua hàng.