WHO họp khẩn sau khi 9 người tử vong do virus mới bùng phát

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 14/2 để đối phó với sự bùng phát của virus Marburg.

WHO họp khẩn sau khi 9 người tử vong do virus mới bùng phát

WHO hop khan sau khi 9 nguoi tu vong do virus moi bung phat

WHO họp khẩn hôm 14/2 sau khi 9 người tử vong do virus Marburg ở Guinea Xích đạo. Ảnh: WHO.

Theo NY post, ít nhất 9 người được xác nhận đã chết trong đợt bùng phát đầu tiên của virus ở Guinea Xích đạo. Sự kiện này khiến các quan chức của WHO phải họp để thảo luận về tiến độ của vaccine và các ứng cử viên thuốc điều trị.

WHO cho biết Marburg là một trong những virus gây bệnh nguy hiểm nhất mà con người từng biết đến. Nó gây ra bệnh sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong cao tới 88% - nguy hiểm hơn nhiều so với "người anh em họ" nổi tiếng của nó là virus Ebola.

Mới đây, Cameroon phát hiện hai trường hợp nghi ngờ mắc Marburg tại Olamze, một xã ở biên giới giáp Guinea Xích đạo.

Theo Reuters, Cameroon đã hạn chế di chuyển dọc biên giới để tránh lây nhiễm sau các báo cáo về một trận sốt xuất huyết chết người không xác định ở nước láng giềng.

Hai trường hợp nghi ngờ tại Cameroon 16 tuổi, không có lịch sử du lịch trước đó đến các khu vực bị ảnh hưởng ở Guinea Xích đạo. Cơ quan quản lý y tế đã xác định danh tính 42 người đã tiếp xúc với hai trường hợp này và đang mở rộng phạm vi tìm kiếm.

WHO cho biết các mẫu từ Guinea Xích đạo đã được gửi đến một phòng thí nghiệm ở Senegal để xác định nguyên nhân bùng phát dịch bệnh sau khi có cảnh báo từ một quan chức y tế địa phương vào tuần trước.

Cho đến nay, 9 người trong số 16 trường hợp nghi ngờ đã tử vong, với các triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi, tiêu chảy và nôn ra máu. Những trường hợp này đều liên quan một lễ tang diễn ra hôm 7/2.

WHO đã gửi các chuyên gia y tế và thiết bị bảo hộ để giúp các quan chức ở Guinea Xích đạo ngăn chặn sự bùng phát.

"Chúng tôi đã tăng cường giám sát tại hiện trường, triển khai lại các nhóm Covid-19 tại đất nước này để theo dõi liên lạc và trang bị thêm khi họ cần giúp đỡ", NY Post dẫn lời ông George Ameh, đại diện quốc gia của WHO tại Guinea Xích đạo.

Năm 2004, đợt bùng phát do virus Marburg đã giết chết 90% trong số 252 người nhiễm bệnh ở Angola. Năm 2022, hai trường hợp tử vong do virus Marburg được báo cáo ở Ghana.

Loại virus hiếm gặp này được xác định lần đầu tiên năm 1967. Theo WHO, virus Marburg cùng họ với virus Ebola, có độc lực cao, gây sốt xuất huyết, với tỷ lệ tử vong lên tới 88%.

Bệnh khởi phát với sốt cao, nhức đầu dữ dội và khó chịu. Nhiều bệnh nhân phát triển các triệu chứng xuất huyết nghiêm trọng trong vòng 7 ngày.

COVID-19: Trung Quốc kỷ luật thêm 20 quan chức

20 quan chức ở Quảng Châu bị kỷ luật vì xử lý kém trong đợt dịch tháng 5 trong khi một giáo viên ở Giang Tây bị bắt giam vì đề nghị thí điểm “sống chung với virus".

COVID-19: Trung Quốc kỷ luật thêm 20 quan chức
Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, ngày 12/8 vừa tuyên bố trừng phạt 20 quan chức vì không làm tròn trách nhiệm trong việc đối phó với đợt bùng phát COVID-19 tại địa phương hồi tháng 5 và 6 vừa qua, bao gồm việc sa thải Chủ nhiệm Ủy ban Y tế thành phố.
Thông báo của Quảng Châu được đưa ra sau khi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc lên tiếng về các cuộc điều tra và kỷ luật nghiêm đối với các quan chức làm việc không hiệu quả trong việc đối phó với các đợt bùng phát COVID-19 mới ở nước này.

Kinh hoàng “dịch cười”

Hầu như mọi người đều thích cười. Cười mang lại niềm vui, hóa giải nỗi buồn và là liều thuốc bổ.

Kinh hoàng “dịch cười”

Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó bạn cười không thể ngừng và lây lan sang người khác? Chuyện kỳ lạ này đã xảy ra tại một ngôi làng xa xôi ở châu Phi và trở thành một bí ẩn khó giải đáp.

Lan ra từ trường học

Chuyện bắt đầu vào ngày 31/1/1962 tại một trường nội trú dành cho nữ sinh do hội truyền giáo điều hành ở Kashasha, Tanganyika (nay là Tanzania, châu Phi). Hôm đó, không có gì báo trước, đột nhiên một vài học sinh của trường phát ra những tràng cười không kiểm soát được. Hiện tượng này không có nguyên nhân và xảy ra vào thời điểm không thích hợp, không đúng lúc.

Ban đầu được xem là một hiện tượng kỳ lạ có tính riêng lẻ, nhưng những ngày sau đó, tiếng cười bắt đầu lan rộng ra, nhiều học sinh bỗng dưng cười khúc khích, rồi cười từng cơn, cho đến khi những tràng cười lan ra như đám cháy rừng trong toàn trường, khiến phụ huynh và giáo viên, những người không bị ảnh hưởng, vô cùng bối rối, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Kinh hoang “dich cuoi”

“Dịch cười” bắt đầu từ trường học.

Tình hình trở nên tồi tệ khi có đến 95 trong tổng số 159 học sinh mắc tình trạng này. Không thể giảng dạy gì được, nhiều giáo viên phải xin nghỉ khiến trường học buộc phải đóng cửa. Học sinh được trở về nhà.

Tuy nhiên, hiện tượng lạ lùng này vẫn không chấm dứt, “virus cười” từ học sinh lây lan sang phần còn lại của ngôi làng và các khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến 14 trường học, khiến trên 1.000 người với mọi lứa tuổi, giới tính bị lây “bệnh”.

Đáng chú ý là vào tháng 5, ngôi trường này mở cửa trở lại, nhưng 57 học sinh tiếp tục mắc chứng cười không kiểm soát, buộc nhà trường phải đóng cửa một lần nữa.

Các triệu chứng của tình trạng không giải thích này bao gồm các cơn cười không dứt, sau đó là khóc hoặc la hét, bị đau đớn hoặc mệt mỏi toàn thân, ngất xỉu, gặp các vấn đề về hô hấp, phát ban, kéo dài từ vài giờ đến 16 ngày.

Tác dụng phụ của “dịch cười” gồm có bồn chồn, căng thẳng quá mức và thỉnh thoảng bùng nổ bạo lực, thậm chí chúng trở nên tồi tệ đến mức một số trẻ em phải nằm liệt giường do kiệt sức vì không thể ngừng cười.

Cơn đại dịch quái lạ này lan sang các làng lân cận, thậm chí lây sang nước láng giềng Uganda, gây xáo trộn một cách nghiêm trọng ở nước này.

Người Tanzania gọi nó là omuneepo, hay “bệnh cười”, các bác sĩ và nhà khoa học đã nghiên cứu tình trạng này nhưng không tìm ra nguyên nhân nào có liên quan đến thể chất khiến cho “dịch” bùng phát.

Mẫu máu của một số học sinh được phân tích tại các phòng thí nghiệm hàng đầu của Kinshasa và Cairo nhưng các nhà khoa học không tìm thấy dấu hiệu lây nhiễm hay những bất thường nào.

Bệnh dịch cười này diễn ra trong suốt 18 tháng. Nhà khoa học F. Hempelmann, thuộc Đại học Texas A&M, đã nói về hiện tượng trên: “Một người cười, rồi người khác cười, rồi những tiếng cười lan ra như tuyết lở.

Khi cha mẹ đón con từ trường về nhà, họ bắt đầu cười. Sau đó, nó lan sang các làng khác. Trận dịch cười này kéo dài từ sáu tháng đến một năm rưỡi”. Dịch bệnh kỳ lạ trên đã được ghi lại trên Tạp chí Y học Trung Phi với tiêu đề “Một trận dịch gây cười ở Tanganyika” vào năm 1963. .

Đi tìm nguyên nhân

Dịch cười sau đó bỗng nhiên chấm dứt cũng đột ngột như khi nó bắt đầu, khiến các bác sĩ và nhà khoa học phải vò đầu bứt tai, không hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Một trong những giả thuyết chính cho rằng đó là một dạng bệnh bắt nguồn từ tâm lý hoặc xã hội, gây căng thẳng mạn tính và chỉ đơn thuần là do tâm lý, thuộc chứng rối loạn phân ly tập thể. Hempelmann đã giải thích:

- Hiện nay, chúng tôi gọi đại dịch này là Bệnh tâm sinh tập thể (Mass Psychogenic Illness - MPI). Nó bắt nguồn từ tâm lý, có nghĩa là tất cả đều nằm trong tâm trí của những người mắc phải, chứ không nằm trong yếu tố môi trường, như ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm chất độc.

Có một yếu tố căng thẳng chung tiềm ẩn trong dân số, thường xảy ra ở một nhóm người không có nhiều quyền lực. MPI là giải pháp cuối cùng cho những người có địa vị thấp.

Đó là một cách dễ dàng để họ thể hiện điều gì đó không ổn. Đây cũng có thể là lý do tại sao nó liên quan nhiều hơn với phụ nữ. Cũng có thể xem đây là căn bệnh được xác định về mặt văn hóa.

Theo giả thuyết này, tất cả đều do tâm thần. Các học sinh ở trường Kashasha có lẽ đã trải qua giai đoạn áp lực tâm lý nghiêm trọng khi phải xa nhà lần đầu tiên, khép mình trong kỷ luật khắt khe và những quy định theo tín ngưỡng.

Một số người thì nghiêng về giả thuyết cho rằng thủ phạm của dịch cười là một loại virus nào đó từ não gây ra. Theo Silvia Cardoso, nhà sinh vật học hành vi thuộc Đại học Campinas ở Brazil, dịch bệnh cười là do một loại virus tương tự như bệnh viêm não, làm hỏng các cấu trúc ở phần cơ bản của não và tạo ra những tràng cười không kiểm soát.

Bà cho rằng, không thể tin được một phản ứng thuần túy tâm lý đám đông lại kéo dài và lan rộng đến như vậy. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết không có dấu hiệu của virus hoặc bất kỳ loại độc tố nào được phát hiệnở những nạn nhân của dịch bệnh này.

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra dịch bệnh cười vẫn chưa được giải thích và nó vẫn còn là một bí ẩn thách thức giới y học.  

PGS.TS Đinh Duy Kháng: Người nhiều duyên nợ với... virus

Dù chuyên môn không phải là nghiên cứu vắc xin, nhưng như duyên nợ đưa đẩy, PGS.TS Đinh Duy Kháng - Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam lại gắn bó với virus, vắc-xin suốt nhiều năm làm khoa học.

PGS.TS Đinh Duy Kháng: Người nhiều duyên nợ với... virus
Làm vắc-xin phòng H5N1

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.