Vùng đất duy nhất Việt Nam xứng với danh xưng ‘quê vua, đất chúa’

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa một vùng đất nào ở Việt Nam sản sinh ra nhiều vua, chúa như nơi đây. Mảnh đất này còn nổi tiếng bởi truyền thống hiếu học, luôn đi đầu trong những phong trào học tập.

Hà Nội có thể là thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi tinh hoa đất nước hội tụ. Nghệ An có thể là vùng đất sản sinh ra nhiều nhân tài nhất Việt Nam. TP.HCM có thể từng được gọi là “hòn ngọc Viễn Đông”. Nhưng để kể ra nơi được mệnh danh “quê vua, đất chúa”, là điểm phát tích nhiều triều đại nhất Việt Nam thì chỉ có một cái tên xứng tầm nhắc đến – Thanh Hóa.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, Thanh Hóa là nơi phát tích của nhiều triều vua nhất nước ta. Nơi đây là quê hương 4 triều vua, 2 dòng chúa. Dù không phải địa phương được chọn làm nơi đóng đô, xây kinh thành nhiều nhất, nhưng Thanh Hóa vẫn là nơi sinh ra nhiều vua nhất. Người xưa vẫn thường nói Thanh Hóa là vùng “quê vua, đất chúa” hay đất “đế vương chung hội”; hoặc quen thuộc hơn có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”.
Vung dat duy nhat Viet Nam xung voi danh xung ‘que vua, dat chua’
Năm 1428 Lê Lợi lập ra nhà Hậu Lê. Ông là người Thanh Hóa. Ảnh: Kiến thức
Kể ra cụ thể hơn thì có 4 vị vua xuất thân từ Thanh Hóa là: Nhà Tiền Lê (2 người), nhà Hồ (2 người), nhà Hậu Lê (27 người) và nhà Nguyễn (13 người). Bên cạnh đó còn 2 dòng là chúa Trịnh và chúa Nguyễn.
Thanh Hóa mới đầu có tên là Cửu Chân dưới thời Bắc thuộc, sau này gọi là Ái Châu. Đến thời nhà Lý, tỉnh này được đổi tên thành Thanh Hoa. Về sau, tỉnh được đổi thành Thanh Hóa để tránh trùng tên húy với bà Hồ Thị Hoa (vợ vua Minh Mạng).
Dù ở thời kỳ nào, Thanh Hóa luôn được đánh giá là vùng đất địa linh nhân kiệt, có ý nghĩa đặc biệt về phong thủy. Thậm chí, dựa trên yếu tố tâm linh, nhiều người tin chắc Thanh Hóa có chứa long mạch. Thế nên nơi đây mới sinh ra nhiều vị vua, chúa như vậy.
Thêm một lý do để mọi người tin Thanh Hóa ẩn chứa long mạch là vì xưa kia nhiều thầy phong thủy, địa lý phương Bắc đã tìm cách trấn yểm vùng đất này. Chuyện kể rằng, quân xâm lược phương Bắc khi đặt chân đến nơi đây, thấy có rừng, có biển, có sông, có rừng già, mọi thứ đều rất đắc địa thì sinh ra sợ hãi. Chúng nói với nhau, sợ rằng vùng đất này sẽ sản sinh ra bậc đế vương để chống lại mình.
Vung dat duy nhat Viet Nam xung voi danh xung ‘que vua, dat chua’-Hinh-2
Thanh Hóa ngày nay. Ảnh: Internet
Đâu chỉ vậy, xứ Thanh còn là xứ sở của truyền thuyết, huyền thoại, gắn liền với lịch sử dân tộc từ ngàn xưa. Giáo sư Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: “Thanh Hóa là vùng đất vừa mang tính huyền thoại vừa mang tính lịch sử”. Ở nơi đây, hầu hết mọi ngọn núi, dòng sông, ngôi làng đều gắn liền với những truyền thuyết, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc.
Hiện nay, Thanh Hóa không chỉ là một tỉnh phát triển, đạt được nhiều thành tựu về văn hóa, xã hội mà còn gây ấn tượng bởi truyền thống hiếu học. Gần đây nhất, xứ Thanh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2023 – 2024.

Vị trọng thần nào trải qua 6 triều vua nhà Nguyễn?

Ngày nay, ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị), dù một số xã đổi tên, nhưng hỏi đến làng Bích La Đông (xã Triệu Thành) rất nhiều người biết. Đây là một trong những làng phát tích nhiều bậc khoa bảng, danh thần, tướng lĩnh, các nhà chính trị kiệt xuất.

Vị trọng thần nào trải qua 6 triều vua nhà Nguyễn?

Họ Lê ở Bích La Đông có 4 chi: Lê Văn, Lê Bá, Lê Cảnh, Lê Mậu. Vào thời Lê Trung Hưng, tướng Lê Cảnh Sắc cùng các văn quan, võ tướng trong họ (đủ cả Lê Văn, Lê Bá, Lê Mậu) được lệnh vào trấn nhậm Thuận Hoá (lúc đó gồm Quảng Trị, một phần của Thừa Thiên).

Có sách chép rằng 4 vị họ Lê chủ chốt quê gốc ở làng Hoa Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Tỉnh duy nhất là quê hương của 4 triều vua, 2 dòng chúa nước Việt

Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, ý muốn nói vùng đất Thanh Hóa là nơi phát tích của nhiều đời vua, còn Nghệ An là nơi sản sinh ra các bậc anh hùng hào kiệt, công thần của đất nước.

Hay có người ví von Thanh Hóa là đất “đế vương chung hội” vì đa số vua, chúa đều xuất thân từ nơi đây. Trong khi đó, Cao Bằng là đất “đế vương dung thân”, giúp vua giữ gìn phúc khí.

Cuộc sống khắc nghiệt của nữ võ sĩ giác đấu La Mã

Đấu trường La Mã là nơi so tài của các đấu sĩ với nhau hoặc với mãnh thú. Không chỉ nam giới, phụ nữ cũng sẵn sàng bán mạng trong các trận đấu để có được tiền tài, danh vọng hay tự do.

Cuoc song khac nghiet cua nu vo si giac dau La Ma
Nằm ở Rome, Italy, đấu trường La Mã (Colosseum) là địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Vào thời cổ đại, đây là nơi thường diễn ra các cuộc so tài cam go, đẫm máu giữa các võ sĩ giác đấu La Mã hoặc với mãnh thú nhằm mua vui cho khán giả.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới