Vì gạo rất dễ hấp thụ mùi nên khi bảo quản, tốt nhất không để những dung dịch có mùi như nước lau rửa vệ sinh, nước hoa, dầu hỏa gần bên cạnh.
Dù được bảo quản bằng dụng cụ gì, thì gạo vẫn luôn cần được đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt, nhiệt độ quá cao.
Ngoài ra, để gạo luôn tươi mới, tránh được mối mọt tốt hơn, giúp cho cho nồi cơm thơm ngon hơn nữa, bà nội trợ đừng quên bỏ vài tép tỏi còn vỏ (sạch) hoặc một vài quả ớt khô vào trong chiếc túi nhỏ (túi trà đã qua sử dụng) rồi bỏ vào thùng gạo, đảm bảo chất lượng gạo sẽ được bảo quản gần như nguyên vẹn từ đầu đến cuối.
Tuy nhiên, cần chú ý thêm là vì tỏi hay ớt khô cũng đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra mối mọt trong gạo nên chúng cần phải được thay định kỳ.
Bảo quản gạo trong tủ lạnh
Ngoài cách bỏ thêm tỏi hay ớt khô vào thùng gạo rồi bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, còn một cách nữa giúp bảo quản gạo hiệu quả, đó là đặt gạo vào trong thủ lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 15 độ C.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản, cách này có thể tiêu diệt cũng như ngăn không cho mối mọt đẻ trứng, sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, tủ lạnh trong các gia đình thường không quá lớn, vì vậy gạo nên được chia nhỏ vào các túi zipper trước khi đem để vào tủ lạnh.
Các bà nội trợ cũng có thể áp dụng cách này với các loại ngũ cốc và gia vị trong nhà bếp.
Khoảng thời gian bảo quản gạo tốt nhất
Cũng giống như rau củ quả, độ tươi mới của gạo cũng rất quan trọng. Thông thường, gạo ít khi được gia công (nếu đã qua gia công, có thể bảo quản được lâu nhưng chất lượng sẽ giảm đi rất nhiều), vì thế, kiến nghị các bà nội trợ nên mua một lượng gạo vừa phải, tốt nhất là đủ dùng trong vòng tối đa 2 tháng, không nên mua rồi tích trữ quá lâu.
Vào mùa thu, gạo được bảo quản tốt nhất trong vòng 1 tháng còn mùa hè, thời gian này rút ngắn xuống còn 2 tuần.