“Vua tên lửa” Nga mang 10 đầu đạn hạt nhân, mục tiêu bao trùm toàn thế giới

“Vua tên lửa” Nga mang 10 đầu đạn hạt nhân, mục tiêu bao trùm toàn thế giới

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiếp tục phóng thử nghiệm tên lửa chiến lược mới nhất Sarmat vào đầu năm 2020; nếu không có gì trục trặc, tên lửa Sarmat sẽ được trang bị chính thức cho quân đội Nga vào năm 2021.

 Tên lửa RS-28 Sarmat là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), sử dụng nhiên liệu lỏng, mới được Nga phát triển, nhằm thay thế tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan, được quân đội Nga kế thừa từ thời Liên Xô.
Tên lửa RS-28 Sarmat là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), sử dụng nhiên liệu lỏng, mới được Nga phát triển, nhằm thay thế tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan, được quân đội Nga kế thừa từ thời Liên Xô.
Trong tương lai, Sarmat sẽ trở thành "vua tên lửa" trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược của Nga (gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom chiến lược mang vũ khí hạt nhân).
Trong tương lai, Sarmat sẽ trở thành "vua tên lửa" trong bộ ba răn đe hạt nhân chiến lược của Nga (gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, máy bay ném bom chiến lược mang vũ khí hạt nhân).
Tên lửa RS-28 Sarmat có chiều dài 35,5 mét, đường kính thân 3 mét, tổng khối lượng 208 tấn (trong đó đầu đạn chiếm gần 10 tấn, lượng nhiên liệu nặng 178 tấn) và có tầm bắn hiệu quả 18.000 km.
Tên lửa RS-28 Sarmat có chiều dài 35,5 mét, đường kính thân 3 mét, tổng khối lượng 208 tấn (trong đó đầu đạn chiếm gần 10 tấn, lượng nhiên liệu nặng 178 tấn) và có tầm bắn hiệu quả 18.000 km.
Salmat có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng hạng nặng, hoặc 15 đầu đạn hạt nhân cỡ trung bình; số đầu đạn hạt nhân này có sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT (tức đạt sức công phá gấp hơn 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ từng ném xuống Nhật Bản vào năm 1945); có thể tiến công vào nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc.
Salmat có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân phân hướng hạng nặng, hoặc 15 đầu đạn hạt nhân cỡ trung bình; số đầu đạn hạt nhân này có sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT (tức đạt sức công phá gấp hơn 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ từng ném xuống Nhật Bản vào năm 1945); có thể tiến công vào nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một lúc.
Theo một số chuyên gia quân sự, tên lửa Sarmat bị xem là "lạc hậu" vì sử dụng nhiên liệu lỏng; công nghệ này làm tên lửa khó bảo quản, thời gian chuyển thế sang chiến đấu dài, phải sử dụng bệ phóng cố định (thường là các giếng phóng) nên tính bí mật không cao.
Theo một số chuyên gia quân sự, tên lửa Sarmat bị xem là "lạc hậu" vì sử dụng nhiên liệu lỏng; công nghệ này làm tên lửa khó bảo quản, thời gian chuyển thế sang chiến đấu dài, phải sử dụng bệ phóng cố định (thường là các giếng phóng) nên tính bí mật không cao.
Bù lại, do sử dụng nhiên liệu lỏng nên tên lửa Sarmat có tầm bắn rất xa, có thể bao trùm tất cả các mục tiêu trên toàn thế giới; cùng với đó là tải trọng có mà tên lửa có thể mang theo rất lớn. Bộ Quốc phòng Nga thậm chí còn tự hào tuyên bố rằng, tên lửa Sarmat không giới hạn tầm bắn.
Bù lại, do sử dụng nhiên liệu lỏng nên tên lửa Sarmat có tầm bắn rất xa, có thể bao trùm tất cả các mục tiêu trên toàn thế giới; cùng với đó là tải trọng có mà tên lửa có thể mang theo rất lớn. Bộ Quốc phòng Nga thậm chí còn tự hào tuyên bố rằng, tên lửa Sarmat không giới hạn tầm bắn.
Hơn nữa, do sử dụng các đầu đạn siêu vượt âm mới nhất, có tốc độ tối đa tới 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, nên tên lửa "Sarmat" gần như có thể phá vỡ bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới và tấn công chính xác mục tiêu.
Hơn nữa, do sử dụng các đầu đạn siêu vượt âm mới nhất, có tốc độ tối đa tới 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, nên tên lửa "Sarmat" gần như có thể phá vỡ bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào trên thế giới và tấn công chính xác mục tiêu.
Ngay cả các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cũng khó có thể đánh chặn một cách hiệu quả.
Ngay cả các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ cũng khó có thể đánh chặn một cách hiệu quả.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat được phóng thử lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2016, từ năm 2017 đến 2018, quân đội Nga đã tiến hành thử nghiệm một loạt các vụ phóng tên lửa Salmat và đều thành công. So với các tên lửa Satan trước đây, tên lửa Sarmat có tầm bắn xa hơn, sức mạnh lớn hơn và khả năng xuyên phá tốt hơn.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat được phóng thử lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2016, từ năm 2017 đến 2018, quân đội Nga đã tiến hành thử nghiệm một loạt các vụ phóng tên lửa Salmat và đều thành công. So với các tên lửa Satan trước đây, tên lửa Sarmat có tầm bắn xa hơn, sức mạnh lớn hơn và khả năng xuyên phá tốt hơn.
Ngày nay, khi mối quan hệ Nga-Mỹ đang trở nên căng thẳng, những tính năng của tên lửa liên lục địa Sarmat sẽ là vũ khí răn đe có "sức nặng" và giúp Nga cân bằng tiềm lực hạt nhân với Mỹ.
Ngày nay, khi mối quan hệ Nga-Mỹ đang trở nên căng thẳng, những tính năng của tên lửa liên lục địa Sarmat sẽ là vũ khí răn đe có "sức nặng" và giúp Nga cân bằng tiềm lực hạt nhân với Mỹ.
Video Tên lửa đạn đạo RS-28 Sarmat: "Quỷ Satan" sắp xuất đầu lộ diện - Nguồn: Khám Phá Top@Youtube

GALLERY MỚI NHẤT